Sáng 19/7,ảiPhòngchitriệuthưởngcáccánhânđạthuychươngOlympicVậtlýquốctếngày âm hôm nay UBND TP Hải Phòng tổ chức biểu dương, trao thưởng 700 triệu đồng cho học sinh, thầy cô và tập thể Trường THPT Chuyên Trần Phú có thành tích giành Huy chương Bạc Olympic Vật lý quốc tế.
3 ngày trước, theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2023 gồm 5 học sinh dự thi.
Kết quả, cả 5 học sinh đều đoạt huy chương; gồm: 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng. Trong đó, em Nguyễn Tuấn Dương lớp 12 Lý, Trường THPT Chuyên Trần Phú giành Huy chương Bạc.
Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, ghi nhận những thành tích học sinh, thầy cô, tập thể Trường THPT Chuyên Trần Phú đạt được trong cuộc thi.
Ông nam cho biết: "Hải Phòng có 3 học sinh đoạt giải trong Kỳ thi Olympic Toán và Vật Lý. Đó là niềm vui, tự hào của thành phố".
Vị Phó Chủ tịch này mong muốn thành phố sẽ tiếp tục có những học sinh giỏi Olympic ở thứ hạng cao, trong các kỳ thi tiếp theo.
Hải Phòng thưởng 500 triệu cho nam sinh giành Huy chương Vàng Toán quốc tế
Nguyễn An Thịnh, nam sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú, giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2023 được thưởng 500 triệu đồng.
GS Nguyễn Minh Thuyết trả lời tại họp báo chiều 24/3. Ảnh: Lê Văn.
GS Thuyết cũng kiến nghị phải tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân khác viết SGK. Bên cạnh đó, cần phải có thời gian để Chính phủ làm việc với lãnh đạo các địa phương trong việc chuẩn bị đầy đủ điều kiện để thực hiện chương trình mới, từ đội ngũ giáo viên đến cơ sở vật chất.
"Chúng tôi hết sức cố gắng để đảm bảo tiến độ. Nhưng quan trọng hơn là phải đảm bảo chất lượng. Nếu cảm thấy còn điều gì cần củng cố thì chúng tôi sẽ báo cáo Ban Bí thư và Quốc hội để có cách xử lý hợp lý".
Cần đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất
Trả lời câu hỏi về việc chuẩn bị điều kiện đi kèm để triển khai chương trình - SGK mới thành công, GS Thuyết cho biết, về đội ngũ giáo viên, hiện tại, Bộ GD-ĐT đã có dự án ETEP đào tạo nâng cao chất lượng giáo viên.
Các trường sư phạm cũng đang tiến hành đổi mới chương trình đào tạo sư phạm. Ban phát triển chương trình cũng được giao nhiệm vụ sau khi xây dựng chương trình sẽ viết các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên và tham gia trực tiếp công tác này.
Vấn đề vướng mắc nhất, theo GS Thuyết chính là sự chuẩn bị cơ sở vật chất của địa phương. Theo thiết kế chương trình mới, học sinh tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, hiện tại, chỉ 47% các trường TH học được 10 buổi/tuần. Trên 30% chỉ học 6 buổi/tuần. Có trên 20% TH không học nổi 6 buổi/tuần, chỉ học 5 buổi/tuần.
"Ngay trung tâm Hà Nội, Hải Phòng vẫn phải học luân phiên. Khối 1 đi học thì khối 2 ở nhà" - GS Thuyết cho hay.
Ông Thuyết cho rằng, cần phải khắc phục tình trạng này mới đảm bảo việc triển khai chương trình mới thành công. Trách nhiệm chính là của các địa phương.
"Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Bộ GD-ĐT, Chính phủ sau khi chương trình mới có rồi, trong quá trình chuẩn bị GSK mới phải làm việc với các địa phương để giải quyết vấn đề này" - GS Thuyết nói. "Giáo dục là quốc sách hàng đầu mà không quan tâm tới cơ sở vật chất thì khó có thể thành công".
Xây dựng theo quy trình ban hành chính sách
Nói về điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới đang được soạn thảo, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết của Quốc hội là hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Điểm mới nhất của chương trình là ở bậc THPT, cụ thể, lớp 10 sẽ được coi là lớp dự hướng giúp học sinh có được sự chuẩn bị để chọn hướng nghề nghiệp cho đúng. Lớp 11 và 12 là giáo dục định hướng nghề nghiệp, đảm bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp, đào tạo có chất lượng sau THPT.
GS Thuyết cũng cho biết, định hướng này cũng là lý do chương trình mới giảm số môn học của học sinh ở bậc THPT.
Cụ thể, ngoài một số môn bắt buộc như giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh bậc THPT chỉ phải chọn 5 môn trong số các môn còn lại để phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Cùng với đó, các môn bắt buộc cũng thiên về hoạt động thực tế hơn là học lý thuyết.
Theo GS Thuyết, so với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được xây dựng theo phương pháp sơ đồ ngược, tức là xây dựng dựa trên việc xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra chứ không phải dựa từ nội dung đào tạo.
Bên cạnh đó, chương trình mới cũng được xây dựng theo quy trình của xây dựng chính sách, nghĩa là có nghiên cứu đánh giá tác động. Bất cứ điểm nào mới của chương trình đều phải có nghiên cứu đánh giá tác động tới GV, HS, ngân sách và xã hội thì mới có thể quyết định.
Lê Văn
Chương trình giáo dục phổ thông mới có "dục tốc bất đạt"?
GS Nguyễn Minh Thuyết, người vừa được bổ nhiệm làm Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông trao đổi với VietNamNet.
" alt="Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có dự thảo cuối tháng 3" width="90" height="59"/>