Để có hàng mang về Việt Nam, những người buôn iPhone phải mua lại máy từ người đặt mua trên web. Do đó, giá cao hơn niêm yết khoảng 5 triệu đồng, chưa tính chi phí mang hàng về Việt Nam.
Nếu được xếp hàng như trước, giá sản phẩm sẽ không có mức chênh lệch 5 triệu đồng như trên.
Trong khi đó, nguồn tin của ICTnews tại Thái Lan cho biết, hai cửa hàng Apple Store tại Central World và IconSiam cũng không cho khách xếp hàng mua iPhone 14. Đây là lần đầu các Apple Store tại Thái được mở bán iPhone sớm, ngang bằng với Singapore, Mỹ và những thị trường khác.
![]() |
iPhone 14 Pro tại sự kiện của Apple tại Mỹ. (Ảnh: Hải Đăng) |
Việc Apple Store tại Singapore và Thái Lan không cho xếp hàng mua máy khiến nhiều người ngạc nhiên. Tuy vậy, có người băn khoăn liệu các cửa hàng này không cho xếp hàng từ hôm nay 15/9, nhưng có cho mua hàng trực tiếp từ chiều nay hay ngày mai, ngày kia hay không?
Thông thường, các cửa hàng của Apple vẫn bán hàng cho khách vãng lai, không chỉ riêng người đặt hàng trên mạng.
Nhiều ý kiến cho rằng nguồn hàng iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max đang khan hiếm, do đó chỉ đủ máy giao cho khách đặt hàng trước. Nhưng cũng có chuyên gia nhận định rằng Apple siết lại chính sách nhằm thu hẹp thị trường xách tay.
iPhone đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam. Số liệu của Counterpoint cho thấy, trong quý 2/2022, smartphone của Apple chiếm hơn 15% thị phần, đứng thứ 3 trên thị trường.
Năm nay, Apple cũng lần đầu mời giới truyền thông Việt Nam tham dự sự kiện ra mắt iPhone diễn ra hồi tuần trước tại Mỹ, chứng tỏ thị trường này đang trở nên quan trọng hơn với hãng công nghệ Mỹ.
Hải Đăng
Xung quanh Việt Nam, nhiều thị trường như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản nằm ở nhóm đầu của Apple, có hàng sớm và giá tốt.
" alt=""/>Ngày mai iPhone 14 xách tay về Việt Nam, giá sẽ cao hơn trướcAlexandra Elbakyan đã mất vài năm để đi từ một sinh viên công nghệ thông tin lên thành kẻ chạy trốn nổi danh.
![]() |
Alexandra Elbakyan |
Vào năm 2009, khi đang làm đồ án nghiên cứu năm cuối đại học ở Almaty, Kazakhstan, Elbakyan đã thất vọng vì không thể đọc nhiều bài nghiên cứu vì cô không đủ khả năng trả phí. Vì thế cô đã học cách lách dịch vụ thu phí của các nhà xuất bản.
Những kĩ năng của cô đã sớm được dùng đến. Elbakyan đã thấy các nhà khoa học trên các diễn đàn hỏi về những bài báo mà họ không thể truy cập – và cô rất vui lòng giúp đỡ họ. “Tôi đã nhận được nhiều lời cảm ơn vì gửi đi những đường dẫn bài báo đã được trả phí”, cô nói.
Vào năm 2011, cô đã quyết định tự động hóa quá trình này và sáng lập ra Sci-Hub, một trang web bất hợp pháp, lấy những bản sao của các tài liệu nghiên cứu đã được trả phí trước đó và cung cấp cho bất kì ai có yêu cầu.
Năm nay, sự quan tâm đến Sci-Hub đã bùng nổ khi truyền thông chính thống đã hiểu rõ về trang web này và lượt sử dụng trang đã tăng vọt. Theo số liệu của Elbakyan, trang web hiện giờ có khoảng 60 triệu bài báo và có khả năng đáp ứng hơn 75 triệu lượt tải về vào năm 2016 – tăng từ 42 triệu năm ngoái và theo ước tính, gồm khoảng 3% trong tổng số lượt tải về từ các trang công bố khoa học trên toàn thế giới.
Đây là việc xâm phạm bản quyền trên quy mô rất lớn – và đã mang lại cho Elbakyan những lời tán dương lẫn chỉ trích, thậm chí cả một vụ kiện. Có rất ít người ủng hộ thực tế rằng cô đã hành động phi pháp, nhưng nhiều người xem Sci-Hub như một sự thúc đẩy phong trào truy cập mở, trong đó lưu trữ những bài báo được tạo ra (một cách bất hợp pháp) để mọi người có đọc miễn phí và sử dụng kiến thức từ các bài báo đó hỗ trợ nghiên cứu của mình.
“Những gì cô ấy đã làm thật tuyệt vời”, Michael Eisen, nhà sinh học tại Đại học California, Berkeley, một người ủng hộ truy cập mở nói. “Thật bất công khi nhà nghiên cứu không thể tiếp cận các bài báo khoa học, và cô ấy đã khắc phục điều đó”.
![]() |
Alexandra Elbakyan |
Những năm đầu mới thành lập, trang web không bị chú ý – nhưng cuối cùng nó đã phát triển quá mạnh nên các nhà xuất bản có tính phí với người đọc không thể để lờ nó đi. Vào năm 2015, công ty Elsevier của Hà Lan, được ngành xuất bản rộng lớn hơn hỗ trợ, đã đệ đơn kiện Elbakyan vi phạm và xâm phạm bản quyền tới tòa án Mỹ. Nếu thua kiện, Elbakyan có nguy cơ phải trả nhiều triệu đô la bồi thường thiệt hại, và có khả năng bị ngồi tù (vì thế, Elbakyan không tiết lộ vị trí hiện tại của mình và cô đã được phỏng vấn cho bài báo này qua thư điện tử và tin nhắn đã được mã hóa).
Vào năm 2015, một thẩm phán Hoa Kỳ đã ra lệnh đóng Sci-Hub nhưng trang web đã bất ngờ xuất hiện trên những tên miền khác. Nó phổ biến nhất ở Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, cô nói, nhưng ít nhất có 5% người dùng, hoặc hơn, là đến từ Hoa Kỳ.
Elbakyan thấy tên mình trên khắp các mặt báo, và nói rằng cô thường nhận được hàng trăm thông điệp ủng hộ một tuần, một số thì đi kèm với ủng hộ về tài chính. Cô nói cô cảm thấy có trách nhiệm lương tâm để giữ cho trang web hoạt động vì những người dùng cần nó để tiếp tục công việc của họ. “Có gì sai hay xấu hổ trong việc điều hành một trang web tạo điều kiện cho mọi người truy cập nghiên cứu như Sci-Hub? Tôi nghĩ là không, vì thế tôi có thể chia sẻ cởi mở về những hoạt động của mình”, cô nói.
Những người chỉ trích và ủng hộ Elbakyan đều nghĩ rằng trang web sẽ có tác động lâu dài, ngay cả khi nó không tồn tại mãi. "Tương lai là truy cập mở sẽ phổ biến", theo Heather Piwowar, đồng sáng lập Impacstory, một công ty phi lợi nhuận được thành lập tại Carrboro, Nam Carolina, trong đó giúp các nhà khoa học theo dõi tác động của việc cung cấp thông tin trực tuyến. "Nhưng chúng tôi nghi ngờ và cũng hi vọng rằng Sci-Hub hiện đang khiến những nhà xuất bản truy cập có trả phí hoảng sợ thực sự. Vì trong nhiều trường hợp, đó là thứ duy nhất sẽ khiến họ thực sự làm điều đúng đắn và chuyển sang mô hình truy cập mở".
Dù điều đó có xảy ra hay không, Elbakyan nói rằng cô sẽ vẫn tiếp tục xây dựng Sci-Hub – đặc biệt, để phổ biến rộng khắp những cơ sở dữ liệu cũ của trang web – trong khi học bằng thạc sĩ lịch sử khoa học. "Tôi tự duy trì trang web, nhưng nếu tôi bị ngăn cản, ai đó có thể tiếp nhận công việc này", cô nói.
Theo Tia sáng/ Nhàn Vũ dịch
" alt=""/>Alexandra Elbakyan: “Kẻ cướp... công bố quốc tế”Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, nước này đã nhập khẩu hơn một nửa nguồn cung ít nhất đối với 46 loại khoáng sản trong năm 2020, trong đó nhập khẩu toàn bộ đối với 17 loại. Nhiều nguyên liệu đang đến từ Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất pin lithium-ion. Trong giai đoạn leo thang căng thẳng chính trị giữa 2 nước, Bắc Kinh đã dừng xuất khẩu một số sản phẩm khoáng sản kim loại sang Mỹ, ví dụ như đất hiếm.
Nhà chức trách Mỹ cảnh báo việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài sẽ gây ra mối đe dọa an ninh với nước Mỹ, đồng thời cam kết mở rộng nguồn cung nội địa chất bán dẫn, pin và dược phẩm cũng như các mặt hàng khác.
Tổng thống Biden cho biết quốc gia đang “phụ thuộc vào các nguồn cung tài nguyên nước ngoài không đáng tin cậy”, đặc biệt là các nguyên liệu cần thiết để chuyển đổi năng lượng sạch và trong bối cảnh nhu cầu về những nguyên liệu này ngày càng tăng theo cấp số nhân.
Mỹ vẫn còn một số mỏ niken, coban và khoáng sản kim loại quan trọng khác chưa khai thác, dù vậy việc phát triển các mỏ và địa điểm chế biến có thể mất nhiều năm. Trong khi đó, coban, một khoáng sản kim loại quan trọng khác nằm chủ yếu tại Cộng hoà dân chủ Congo, nước chiếm 2/3 sản lượng thế giới, lại là nơi các công ty Trung Quốc sở hữu hoặc cấp vốn cho 15/19 mỏ lớn nhất, tính tới thời điểm năm 2020.
Mặc dù vậy, việc kích hoạt Đạo luật DPA không có nghĩa chính phủ khuyến khích các khoản vay hay mua trực tiếp khoáng sản kim loại. Thay vào đó, họ tài trợ cho công tác nghiên cứu mở rộng, hiện đại hoá các mỏ hiện có và trong tương lai ở trong nước. Nhà Trắng cũng cho biết sẽ xem xét tiềm năng áp dụng của các đạo luật khác liên quan lĩnh vực năng lượng.
Cơ hội tăng tốc cho ngành sản xuất pin và xe điện
Todd M.Malan, người đứng đầu bộ phận chiến lược khí hậu tại Talon Metals - công ty đang phát triển một mỏ nikel tại Minnesota - cho biết Washington đã đạt được sự đồng thuận của lưỡng đảng xung quanh việc hỗ trợ nhiều hơn cho khai thác khoáng sản pin xe điện trong nước “do lo ngại về việc phụ thuộc vào Nga và Trung Quốc về nguyên liệu pin cũng như do tính cấp thiết của quá trình chuyển đổi năng lượng”.
Theo số liệu của công ty Benchmark Mineral Intelligence, nhu cầu về lithium đã tăng vọt khi các công ty sản xuất xe chuyển hướng sang cuộc đua xe điện. Sự tăng trưởng về số lượng và dung lượng pin cho xe điện có thể chiếm tới 90% nhu cầu về lithium tới năm 2030. Khoảng 24% phương tiện toàn cầu sẽ sử dụng điện hoàn toàn cũng vào thời điểm đó, theo hãng tư vấn Alix Partners.
Trong năm 2021, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cũng đã công bố kế hoạch tăng cường khả năng sản xuất pin lithium-ion với mục tiêu ngành công nghiệp trong nước có thể tự chủ toàn bộ quy trình, từ khai thác mỏ cho tới sản xuất và tái chế pin.
Đầu tháng 2/2022, Mỹ đưa ra kế hoạch phân bổ hơn 5 tỷ USD cho các bang hỗ trợ phát triển các trạm sạc trong vòng 5 năm, một phần trong gói cơ sở hạ tầng được lưỡng đảng thông qua.
Các nhà sản xuất xe ô tô của Mỹ như Ford Motor và General Motors gần đây đều công bố kế hoạch phát triển xe điện. Ford dự kiến ra mắt 7 mẫu xe điện mới tại châu Âu vào năm 2024, trước đó họ đã ký thỏa thuận mở rộng hợp tác với Volkswagen để tung ra chiếc xe điện thứ 2 cho thị trường EU chạy trên nền tảng của đối tác Đức.
Trong khi đó, GM hợp tác với POSCO Chemical của Hàn Quốc mở rộng sản xuất nguyên liệu pin tại Canada, với mục tiêu khánh thành nhà máy mới vào năm 2025. Nhà phân phối của Tesla là Contemporary Amperex Technology (CATL), một trong những công ty sản xuất pin đang có những kế hoạch mở rộng hàng đầu, được cho là đang lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy mới trị giá 5 tỷ USD, có thể là ở Bắc Mỹ, Mexico hoặc Canada.
Theo hãng tư vấn Wood Mackenzie, “thị trường xe điện chiếm tới 80% nhu cầu pin lithium-ion, cùng với việc giá dầu tăng cao ủng hộ thêm nhiều thị trường chuyển sang chính sách sử dụng phương tiện không phát thải, đã khiến nhu cầu về pin điện tăng vọt”. Bên cạnh đó, mặc dù các nhà sản xuất pin đang có những kế hoạch mở rộng khổng lồ, nhưng nguồn cung sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu, ít nhất là cho tới năm 2023.
Mỹ đang là thị trường xe điện lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và châu Âu. Với việc kích hoạt một trong những công cụ chính sách mạnh mẽ, cuộc đua thống lĩnh thị trường xe điện và sản xuất pin của các cường quốc thời gian tới hứa hẹn sẽ ngày càng trở nên khốc liệt.
Vinh Ngô
Sáng 10/9, những chiếc ô tô điện VinFast VF8 đầu tiên đã xuất xưởng và được giao đến tay khách hàng tại Việt Nam. Dự kiến, lô xe VF 8 đầu tiên sẽ xuất khẩu tới các thị trường quốc tế vào tháng 11 tới.
" alt=""/>Mỹ tung bí kíp hòng bắt kịp Trung Quốc trong cuộc đua xe điện