Ra đề bài và yêu cầu cho học sinh,àiGòntuyệtđẹpquabàitậplàmvăncủahọcsinhthànhphốtin tuc 247 đến khi nhận lại thì “hú hồn” vì “tụi nhỏ bây giờ giỏi và sáng tạo quá”.
Đó là tâm sự của cô giáo Trần Thị Quỳnh Anh, Trường THPT Trưng Vương, TPHCM.
Mới đây, khi học tới bài Văn thuyết minh, cô Quỳnh Anh “cao hứng bắt tụi nhỏ vác thân gầy ra phố đi bộ xem triển lãm Dấu ấn Pháp tại TP.HCM rồi chọn một địa điểm gây hứng thú nhất, sau đó thuyết minh về địa điểm đó nhưng phải bằng photobook (sách ảnh)”.
Đề bài cụ thể là “Thuyết minh về địa danh Sài Gòn xưa và nay”.
Cô giáo trẻ dí dỏm kể: “Không làm sợ cô bả cho 0 điểm nên óc sáng tạo của tụi nhỏ đã được khai thác tối đa, khổ thân, học văn mà vừa bị viết văn, vừa bị bắt chụp hình, vừa phải cắt cắt dán dán cho... vừa lòng cô”.
Và khi nhận lại "bài văn" của học sinh, cô giáo thực sự bị bất ngờ.
Bài làm về Bưu điện thành phố |
Bài làm về Chợ Bến Thành |
Đây là bài làm về Nhà hát thành phố |
Theo Quỳnh Anh, cô thấy văn thuyết minh thực sự rất cần thiết và thực tế. "Sau này tụi nhỏ lớn đụng cái gì cũng dính đến thuyết minh. Muốn người ta hiểu ý tưởng của mình phải biết cách thuyết minh, muốn giới thiệu sản phẩm gì đó cũng phải thuyết minh, bán trà sữa trân châu hột me cũng phải thuyết minh đủ loại món cho người ta mua, nhiều lắm…
Xem clip hành trình đi tìm hiểu của tụi nhỏ lại càng thú vị hơn. Chính các con chắc cũng tự học được nhiều điều và nhận ra Sài Gòn thật đẹp".
Tâm sự với học trò, Quỳnh Anh bảo "cô “ác” vậy để các con biết Văn học cũng có giá trị thực tiễn, cũng gắn với đời lắm. Văn học không xa lạ mà văn học cũng gần gũi vậy thôi".
Ngân Anh - Ảnh: Cô giáo Quỳnh Anh cung cấp
Bài văn tả mẹ dịp 8/3 "cực chất" của học trò lớp 5
Bài văn tả mẹ của một cô bé lớp 5 khiến nhiều người thích thú vì "chất giọng riêng".