- Nhiều ý kiến phân tích hiện tượng nhà nhà xét tuyển bổ sung năm nay làhệ lụy của nhiều năm trước tích lũy lại."Hệ lụy mở trường tràn lan"
Trò chuyện về hiện trạng nơi nơi xét tuyển bổ sung như hiện nay, bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho biết: “Giảng viên trường tôi nói có một căn cứ lý thuyết cho cách làm của Bộ GD-ĐT, chứ không phải tùy tiện”.
|
Xét tuyển bổ sung - tình nguyện viên đông hơn thí sinh (Ảnh Đinh Quang Tuấn)
|
Lý thuyết này, theo bà Phượng, là Bộ muốn xử lý trên số đông.“Năm ngoái, khi có mọi thông tin, thí sinh sẽ biết được ngày nào, có bao nhiêu người nộp đơn vào đâu. Do đó, thí sinh tìm và lấy giải pháp nào có lợi cho mình. Hiện tượng hỗn loạn ngày cuối là do thí sinh có quá nhiều thông tin.
Năm nay, Bộ cũng thay đổi với căn cứ lý thuyết là để thí sinh có ít thông tin, chọn lựa được hạn chế với mong muốn giảm hỗn loạn. Đó là mong muốn của người quản lý”.
Tuy nhiên, bà Phượng cho rằng có yếu tố khác xuất hiện mà Bộ chưa nắm kịp thời. Đó là tình trạng trường đại học mở tràn lan, cung cao hơn cầu.
Người đi học dè dặt hơn: Phụ huynh có tiền thì muốn cho con ăn học đàng hoàng, phụ huynh ở nông thôn không có tiền thấy cảnh tấm bằng tốt nghiệp vẫn không thể xin việc sẽ đắn đo.
Bà Phượng nhìn nhận “Bây giờ là lúc ngành giáo dục trả giá cho những sai lầm trước đây. Tất nhiên đây không phải là lỗi của những người đặt ra quy định tuyển sinh năm nay".
Những sai lầm trước đây là vấn đề trường đại học mở ra tràn làn, số lượng thừa, chất lượng kém. Người học bắt đầu rút kinh nghiệm vì bỏ tiền bạc, thời gian, tuổi trẻ học đại học không phải là con đường chắc chắn an toàn, mà họ có nhiều con đường khác.
“Đây là lần đầu tiên thực trạng cung lớn hơn cầu được thể hiện rất rõ. Cũng là hệ lụy của nhiều năm trước tích lũy lại, chứ không nhất thời xuất hiện”– bà Phượng nhận định.
Phân tích của bà Phượng được Bộ GD-ĐT lý giải ngay sau khi xuất hiện câu hỏi "Thí sinh đã đi đâu" lúc các trường kết thúc tuyển đợt 1.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học giải thích: Trong những năm gần đây số lượng thí sinh đăng ký thi/xét tuyển vào đại học tương đối ổn định trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ngày càng tăng làm nguồn tuyển giảm đi. Các trường khi xác định chỉ tiêu cũng chưa dựa vào thực tế nhu cầu học của xã hội, chưa dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng của thị trường lao động đối với ngành nghề đào tạo… mà chủ yếu dựa vào năng lực đào tạo tối đa của mình và kinh nghiệm tuyển sinh của năm trước.
"Bất đắc dĩ mới phải tuyển bổ sung"
Về đợt tuyển bổ sung sắp tới, trong bài viết trên báoTuổi TrẻTP.HCM,tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM dự báo tỉ lệ trúng tuyển ảo càng khó lường hơn so với đợt xét tuyển đầu tiên. Thậm chí, nguồn thí sinh đã giảm rất nhiều, có thể khẳng định là nguồn thí sinh ở mức điểm khoảng trên 23 điểm đã... cạn kiệt.
Ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, thì bình luận rằng bất đắc dĩ mới phải xét tuyển bổ sung.
Tuy nhiên, nếu các trường tuyển không đủ chỉ tiêu thì phải chịu, chứ hạ điểm trúng tuyển là không công bằng.
“Điểm đầu vào là một trong những điều kiện nâng cao chất lượng, nhưng cũng là quyền lợi của thí sinh. Đáng lẽ em đó đã trúng tuyển vào trường với số điểm đó nhưng bị rớt phải qua trường khác, bây giờ lại có những người vào được trường đó với số điểm bằng số điểm của mình".
|
Quang cảnh vắng vẻ tại khu vực nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sáng ngày 23/8 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)
|
Học đại học để làm gì?
Ông Hùng cho rằng điểm chuẩn đào vào chỉ góp phần chứ không quyết định chất lượng đào tạo.
“Chất lượng đào tạo liên quan đội ngữ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác quản trị của nhà trường.
Trước lý do năm nay các trường thiếu nguồn tuyển vì thí sinh dè dặt với hiện tượng thất nghiệp, ông Hùng lý giải: "Xã hội nào cũng có người thất nghiệp. Chẳng hạn, học xong chỉ muốn ở thành phố, nơi có điều kiện thuận lợi chứ không muốn về tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa. Không chấp nhận mức lương mà doanh nghiệp, cá nhân có thể trả…. Vậy là thất nghiệp.
Học ngành này ra làm nghề khác là bình thường. Khi đã được trang bị kiến thức, như ở bậc đại học, thì sự thích nghi đa phần là cao hơn đối với những người không được đào tạo".
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nói:“Tình trạng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, hay không có việc làm đúng ngành nghề, học ngành này làm nghề khác thì trên thế giới vẫn diễn ra. Chỉ một số ngành chuyên sâu như bác sĩ, kỹ sư chế tạo máy thì mới bắt buộc phải làm đúng ngành nghề".
Tuy nhiên, ông Hồng cũng phân tích về tính 2 mặt của việc học đại học mà không nhất thiết phải làm đúng nghề: "Việc học sẽ góp phần nâng cao văn hóa của người học, nhưng phí phạm thời gian và tiền bạc".
Cách nào giải "ảo"?
Vị hiệu trưởng của trường đào tạo "máy cái" ở TP.HCM cho hay:
“Nếu hạ điểm chuẩn, rõ ràng nguyện vọng của một số thí sinh không trúng tuyển đợt đầu đã không được thỏa mãn. Nhưng thực hiện phương án nào thì trong quá trình triển khai cũng có điểm tốt hay hạn chế".
Do đó, giải pháp chống "ảo" tốt nhất là các trường phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng. Yếu tố thu hút người học quan trọng khác nữa là ngành nghề đó có đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay không.
Theo ông Hồng, bài học rút ra ở mùa tuyển sinh năm nay là phải làm tốt hơn công tác dự báo.
"Các cơ quan chức năng cần đưa ra dự báo nghề nghiệp để thấy xu hướng trong vòng 10 năm tới. Bộ GD-ĐT căn cứ dự báo này để can thiệp trực tiếp vào các trường hay cảnh báo để thí sinh biết và lựa chọn, các trường cân nhắc đào tạo”.
Cùng góc nhìn "không có giải pháp tuyển sinh nào hoàn hảo tuyệt đối", tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng nếu như còn tiếp tục sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia trong những năm tới, có lẽ đã đến lúc các trường ĐH phải chấp nhận tình trạng trúng tuyển ảo, khả năng gọi nhập học thiếu chỉ tiêu trong lần xét tuyển đầu tiên và phải gọi nhập học nhiều lần trong năm (Tuy nhiên, việc gọi học nhiều lần trong năm thì chưa thể làm được do chất lượng đề thi chưa cho phép).
Còn bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng tuyển sinh chỉ là một công đoạn đầu của quá trình đào tạo, nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào và là điều kiện cần để có chất lượng đầu ra. Để tránh tình trạng cả trường học lẫn thí sinh đều thấp thỏm chờ đợi kết quả tuyển sinh, các trường cần xác định rõ nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu phấn đấu liên tục. Bộ GD-ĐT khuyến cáo, để nâng cao chất lượng một trong những biện pháp là phải hạn chế tối đa việc tăng qui mô
Ngân Anh – Lê Huyền
" alt=""/>Xét tuyển bổ sung: 'Nguồn thí sinh khoảng trên 23 điểm đã...cạn kiệt'
|
Deborah Smith (trái) và nhà văn Han Kang tại giải Booker Quốc tế năm 2016. Ảnh: Neil Hall/Reuters. |
Nữ dịch giả trẻ với thành công ngoài mong đợi
Deborah Smith sinh năm 1987 tại Anh. Sau khi tốt nghiệp Đại học Cambridge, cô bắt đầu học tiếng Hàn từ năm 2009 và phát hiện ra có quá ít các tác phẩm văn học Hàn Quốc được dịch ra tiếng Anh.
Với niềm yêu thích văn chương và ngôn ngữ Hàn Quốc, cô lựa chọn Người ăn chaycủa Han Kang là một trong những cuốn sách đầu tiên để dịch sang tiếng Anh. Và nó thành công vượt ngoài mong đợi.
Người ăn chay được xuất bản lần đầu tại Hàn Quốc vào năm 2007, gồm 3 phần mà trong đó phần thứ 2 đã được trao giải thưởng văn học Yi Sang cao quý. Cuốn sách tập trung kể về Young-hye, một phụ nữ điển hình ở Hàn Quốc, đã quyết định trở thành một người ăn chay, nói không với thịt. Việc này đã gặp phải sự phản đối cũng như gây ra xung đột trong gia đình của cô. Chính từ đó, Young-hye nhận ra được bản chất thật sự của những người xung quanh cô.
Kể từ khi Người ăn chay được xuất bản dưới nhan đề The Vegetarianvào năm 2015, cuốn sách đã gây được sự chú ý của đông đảo độc giả và nhà phê bình.
The Vegetariannhanh chóng lọt vào danh sách đề cử giải Booker Quốc tế và trở thành tác phẩm đầu tiên chiến thắng giải thưởng này vào năm 2016, sau khi thay đổi quy chế trao cho tác phẩm thay vì tác giả như trước kia. Đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất dành cho các tác phẩm được dịch sang tiếng Anh.
Số tiền thưởng 50.000 bảng Anh (khoảng 1,6 tỷ đồng) được chia đều cho cả Han Kang và dịch giả Deborah Smith, nhằm ghi nhận sự đóng góp của cả người đã chuyển ngữ cho cuốn sách.
Nhờ chiến thắng này từ bản dịch tiếng Anh, doanh số bán sách tăng vượt trội lên đến hơn 462.000 bản. Tác phẩm cũng lọt vào danh sách sách hay nhất năm 2016 của tạp chí Time.
Thành công của bản dịch The Vegetarianđã giúp Deborah Smith thành lập Title Axis Press, một nhà xuất bản phi lợi nhuận nhằm dịch "những cuốn sách không ai nghĩ sẽ thành công sang tiếng Anh".
Sau The Vegetarian, Deborah tiếp tục chuyển ngữ các cuốn sách khác của Han Kang gồm Human Acts (tên tiếng Việt: Bản chất của người) năm 2016, The White Book (tên tiếng Việt: Trắng) năm 2017 và gần đây nhất là Greek Lessons năm 2023 dịch cùng Emily Yae Won.
Nhờ một loạt các tác phẩm được dịch sang tiếng Anh, văn chương của Han Kang dễ dàng được các nhà phê bình tiếp cận và đánh giá. Sự ghi nhận to lớn nhất dành cho những áng văn này chính là giải thưởng Nobel Văn chương cao quý năm 2024 vừa được Viện Hàn lâm Thuỵ Điển công bố vào ngày 10/10 vừa qua.
|
Những cuốn sách của Han Kang được Deborah Smith dịch sang tiếng Anh. |
Tranh cãi xoay quanh bản dịch của Deborah Smith
Năm 2017, một tác giả và học giả người Hàn Quốc tên Charse Yun đã đăng tải trên một tờ báo chỉ trích bản dịch tiếng Anh The Vegetariancủa Deborah Smith. Theo đó, bản dịch gặp nhiều lỗi sai về mặt từ ngữ, nhầm lẫn về chủ thể đối thoại, thậm chí còn làm thay đổi cả giọng văn của Han Kang. Hay nói cách khác, đây giống như một bản chuyển thể hơn là một bản dịch.
Giáo sư Jung Ha-yun của Đại học nữ Ewha Hàn Quốc cũng cho rằng bản dịch này đáng xấu hổ và khiến cho nó khác xa khá nhiều so với văn bản gốc.
Tuy nhiên phần lớn những tranh cãi này chỉ diễn ra tại Hàn Quốc, nơi có nhiều người có thể đọc hiểu cả bản gốc lẫn bản dịch, còn với đa số độc giả đọc tiếng Anh vốn không thông thạo tiếng Hàn thì The Vegetarian là một cuốn sách thú vị.
Deborah Smith cũng đã lên tiếng sau những tranh cãi về bản dịch của mình. Các dịch giả đều cho rằng bản thân đã trung thành với bản gốc, nhưng định nghĩa trung thành của mỗi người cũng khác nhau.
Với những nhận định cho rằng bản dịch đã biến cuốn sách thành một tác phẩm hoàn toàn khác, cô không phủ nhận điều này. Deborah cho rằng với hai ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp khác nhau như tiếng Anh và tiếng Hàn, chẳng có một bản dịch nào là không "sáng tạo".
Nhiều lời phê bình cho rằng Deborah Smith đã khiến The Vegetariantrở nên "thi ca hoá" quá mức so với bản gốc. Cô cho rằng bản thân ngôn từ trong tác phẩm của Han Kang cũng tuyệt vời và cô chỉ đang cố gắng để truyền tải điều đó sang tiếng Anh. Trước đó, cuốn sách cũng đã được ghi nhận bằng giải thưởng Yi Sang cũng như sự yêu mến của chính độc giả Hàn Quốc.
Ngược lại, trong một bài phỏng vấn năm 2016, nhà văn Han Kang cũng chia sẻ bản thân may mắn khi gặp được Deborah Smith, một dịch giả tâm huyết có thể truyền tải những gì bà thể hiện. Theo lời Han Kang, Deborah thường gửi cho bà bản dịch sau khi hoàn thiện lần đầu, với những phần ghi chú và câu hỏi để làm rõ hơn các ý, và bà cũng phản hồi lại bằng nhiều ghi chú khác để giải thích.
Dù bản dịch không hoàn hảo, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của Deborah Smith trong hành trình đưa văn chương của Han Kang ra với công chúng thế giới.
Và đến khi Han Kang vinh dự được trao Nobel Văn chương thì sẽ càng có thêm nhiều độc giả nữa tìm đến các cuốn sách của bà trên những kệ sách trên khắp mọi nơi.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Nữ dịch giả đưa văn chương Han Kang ra thế giới