Kinh tế số, xã hội số cần có văn hóa số

Lời tòa soạn: Tại hội thảo “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển” diễn ra vào ngày 27/2,ếsốxãhộisốcầncóvănhóasốthứ hạng của serie a Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã phát biểu tham luận về "Vai trò và xu hướng chuyển đổi số trong phát triển văn hóa – con người Việt Nam". Báo VietNamNet xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng tại sự kiện này.

“Dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá”là cách tiếp cận phổ quát để phát triển nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị chắc cũng cần cách tiếp cận này. Chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam cũng dựa trên các nguyên tắc này.
“Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”là hàm ý làm gì thì cũng phải đi con đường Việt Nam. CĐS Việt Nam cũng cần có lý luận Việt Nam về CĐS. Lý luận về CĐS Việt Nam đang được hình thành. Đó là toàn dân và toàn diện, là lấy người dân làm trung tâm, là không ai bị bỏ lại phía sau, là dựa trên các nền tảng số Make in Việt Nam, là CĐS để giải quyết những bài toán lớn quốc gia, là công nghệ cao giải những bài toán “nhỏ” nhưng thiết thực của người dân, là CĐS từng lĩnh vực, từng ngành, CĐS là phương thức phát triển mới, là cơ hội để Việt Nam phát triển bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia. CĐS Việt Nam muốn thành công thì phải đi con đường Việt Nam, dựa trên ngữ cảnh Việt Nam, dựa trên đặc điểm và sức mạnh cốt lõi Việt Nam, tức là phải dân tộc hoá. CĐS thì phải dựa trên KHCN, ĐMST, phải sử dụng những công nghệ mới của CMCN 4.0, phải sử dụng những thành tựu mới của nhân loại, tức là phải khoa học hoá, thời đại hoá. CĐS thì phải toàn dân và toàn diện, tức là đại chúng hoá bằng cách công nghệ thì cao, giá thì rẻ, dùng thì dễ, càng dùng nhiều càng rẻ, càng dùng nhiều thì sản phẩm càng tốt lên, để đưa các sản phẩm công nghệ số hiện đại tới được mọi người dân, mang lại lợi ích cho từng người dân.
“CĐS Việt Nam muốn thành công thì phải đi con đường, dựa trên ngữ cảnh, đặc điểm và sức mạnh cốt lõi Việt Nam, tức là phải dân tộc hoá.” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngCĐS là tạo ra một thế giới ảo bên cạnh thế giới thực. Hai thế giới này có ánh xạ 1-1 vào nhau, từ thực vào ảo và ngược lại, từ ảo về thực. Những gì khó giải quyết trong thế giới thực thì mang nó vào thế giới ảo (hay còn gọi là thế giới số) để giải quyết, rồi khi cần thì lại ánh xạ từ thế giới số vào thế giới thực. Hãy thử bàn về CĐS văn hoá.
Văn hoá thì cần bảo tồn. Bảo tồn trong thế giới thực là cần thiết, nhưng tốn kém và di sản cũng dần bị mai một. Số hoá các di sản, các nhà bảo tàng thì lưu trữ được lâu dài, không bị mai một, chi phí thấp, có cả phiên bản 3D với độ chính xác cao và khi cần có thể dựng lại. Chưa bao giờ chúng ta có cơ hội lưu trữ lâu dài và rẻ như bây giờ.

Văn hoá thì cần phổ cập đến đại chúng. Đưa văn hoá lên môi trường số, rồi thể hiện nó trên đa nền tảng. Có phiên bản trên trang web của Bộ VH-TT-DL, trang web của các địa phương. Có phiên bản trên các báo điện tử, các đài truyền hình của Việt Nam. Có phiên bản YouTube, Facebook, Zalo, Tik Tok... Đa nền tảng như vậy thì văn hoá sẽ đến được toàn dân, đến được mọi tầng lớp. Chưa bao giờ chúng ta có cơ hội đại chúng hoá văn hoá, thu hẹp khoảng cách tiếp cận và thụ hưởng văn hoá như bây giờ.


Hãy lấy thí dụ về sách. Thời CĐS thì một quyển sách ra đời là phải nghĩ ngay đến các phiên bản của nó, phiên bản trên Facebook, Youtube là thế nào, phiên bản trên Tik Tok, Zalo, phiên bản để Google tìm kiếm là gì, và rồi phiên bản để ChatGPT đưa vào hệ tri thức của nó ra sao, phiên bản tóm tắt, phiên bản điện tử đầy đủ, phiên bản hoạt hình, phiên bản nhắn tin trên di động, phiên bản dưới dạng các câu trích dẫn ngắn để khai sáng, gây cảm hứng tư duy, phiên bản âm thanh, rồi cả phiên bản in đẹp và cao cấp...
Quyển sách vẫn là quyển sách, nhưng vô vạn hình tướng. Vô vạn hình tướng là cách để sách đến được hàng triệu người. Một quyển sách in có thể tiếp cận chỉ hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người, nhưng hình tướng ngắn gọn và đa nền tảng của nó có thể tới được hàng triệu người, và nhiều hơn nữa, và vì thế mà giá trị của nó cũng tăng lên. Không nên ngại vô vạn hình tướng vì con người có xu thế tìm đến cái gốc khi thực sự quan tâm. Và đó là tương lai của sách. Nhưng để vô vạn hình tướng và đa nền tảng thì chỉ có công nghệ, nhất là công nghệ số, mới có thể giúp được. Vậy là sách bây giờ có thể đi xa hơn trước đây rất nhiều. Tương lai của sách là sáng lạn, nếu nhìn dưới góc nhìn này.

Văn hoá thì cần giáo dục. Giáo dục từ nhỏ và giáo dục liên tục cả đời. Cách học bây giờ cũng có thay đổi. Thay vì đọc, thay vì đi học thì con người có xu thế khi cần thì hỏi. Hỏi thì có người đáp chính xác và gọn. Chúng ta mà xây dựng được một trợ lý ảo dạng như ChatGPT chỉ chuyên về văn hoá Việt Nam, để mọi người Việt Nam có thể vào đấy đối thoại, có cái thì hỏi, có cái thì nói chuyện để mở mang hiểu biết, lại mọi lúc, mọi nơi, 24/7, thì đó là cách truyền bá văn hoá Việt Nam tốt nhất.
ChatGPT là về mọi lĩnh vực, cho mọi quốc gia nên rất khó đạt đến mức xuất sắc, nhưng nếu xây dựng ChatVanHoaVietNam, với dữ liệu phải xử lý giảm đi hàng ngàn lần thì nó sẽ đạt được mức xuất sắc. ChatVanHoaVietNam do Bộ Văn hoá xây dựng cũng giúp cho người Việt Nam hiểu giống nhau và làm giống nhau về văn hoá Việt Nam.


Văn hoá muốn phát triển thì cần một ngành công nghiệp văn hoá, một thị trường văn hoá. Kinh tế số của một số nước đã chiếm trên 50% GDP, ngành công nghiệp văn hoá trên môi trường số chắc cũng sẽ phải 50%. Ngành công nghiệp văn hoá sẽ phát triển mạnh hơn rất nhiều nếu nhiều người hơn có thể tham gia sáng tạo văn hoá. Điều này là khả thi khi chúng ta cung cấp các công cụ sáng tạo số cho người dân thông qua một nền tảng số. Thí dụ, TikTok là một nền tảng tạo ra các video ngắn. Một sàn thương mại điện tử về các sản phẩm văn hoá cũng sẽ giúp phát triển thị trường văn hoá.
CĐS là tạo ra một môi trường sống mới, môi trường số, bên cạnh môi trường thực mà chúng ta đã quen qua hàng ngàn năm. Môi trường mới thì cũng cần văn hoá mới, con người mới, đó là văn hoá số, con người số. Trước đây trong môi trường thực, một người nói cũng chỉ chục người nghe, bây giờ trong môi trường số, một người nói có cả triệu người nghe thấy, giống như một tờ báo vậy, thì ứng xử cũng phải khác, trách nhiệm cũng phải khác. Việc hình thành văn hoá số, rồi tuyên truyền thường xuyên và đưa vào từ giáo dục từ phổ thông là cần thiết. Phát biểu tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc tháng 11 năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.”
“CĐS là tạo ra một môi trường sống mới, môi trường số, bên cạnh môi trường thực mà chúng ta đã quen qua hàng ngàn năm. Môi trường mới thì cũng cần văn hoá mới, con người mới, đó là văn hoá số, con người số” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngCách mạng văn hoá muốn hoàn thành thì phải do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Muốn vậy thì các nền tảng số của văn hoá Việt Nam phải do Đảng lãnh đạo xây dựng. Đầu tư của nhà nước để tạo thành các nền tảng số cơ bản của văn hoá Việt Nam là cần thiết. Đầu tư này là không lớn, chỉ một vài phần trăm so với đầu tư vật chất cho lĩnh vực văn hoá, và các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển làm chủ các nền tảng này.
Bộ về văn hoá thì sợ làm công nghệ, bộ về công nghệ thì sợ làm nội dung văn hoá. Bởi vậy, các nền tảng về công nghệ để CĐS lĩnh vực văn hoá thì Bộ TT&TT, ngành TT&TT có thể giúp, còn nội dung thì chỉ có ngành văn hoá mới đưa lên được.
Lĩnh vực văn hoá cần có nhân lực số để làm CĐS. Nhưng trước mắt thì có thể dùng lực lượng CĐS số đang rất dồi dào của ngành TT&TT. Sự kết hợp này sẽ thúc đẩy nhanh CĐS trong sự phát triển văn hoá - con người Việt Nam. Cái gì dễ thì làm, cái gì khó thì hợp tác. Bởi vì, cái gì dễ với mình thì chắc ít ai làm được, còn cái gì khó với mình thì ngoài kia sẽ có người làm rất dễ.
Bộ TT&TT xin được đồng hành cùng với Bộ VH-TT-DL trong xây dựng các nền tảng số của văn hoá Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Chính phủ số sẽ tạo nên thay đổi lớn trong quản trị quốc gia
Một giá trị thiết thực của Chính phủ số là mỗi cán bộ sẽ có một trợ lý ảo giúp xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu bộ ngành địa phương rồi dùng Big Data, AI để phân tích, giám sát online, phát hiện sớm bất cập, cũng như dùng dữ liệu để ra quyết định.相关文章
Soi kèo phạt góc Bournemouth vs Man City, 22h30 ngày 30/3
Chiểu Sương - 30/03/2025 08:18 Kèo phạt góc2025-04-04Bộ phim thứ hai mang tên Trịnh Công Sơncũng khởi chiếu từ ngày 17/6. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử khi cùng một kịch bản, một đạo diễn lại có tới hai bộ phim điện ảnh và ra rạp cùng lúc.
Nhà sản xuất cho biết việc có tới hai bộ phim cùng lúc về Trịnh Công Sơn là một bất ngờ với chính họ. "5 năm trước, khi bắt tay vào sản xuất, chúng tôi chỉ định làm một tác phẩm điện ảnh thật chỉn chu về huyền thoại âm nhạc Trịnh Công Sơn. Nhưng khi xem kết quả của gần 1.000 giờ quay, chúng tôi kinh ngạc phát hiện ra có đến hai câu chuyện, hai góc nhìn khác biệt về người nghệ sĩ, mà khía cạnh nào cũng đặc biệt thú vị. Chúng tôi vô cùng thích thú và muốn chia sẻ điều đó với khán giả", đại diện nhà sản xuất cho hay.
Trịnh Công Sơn dài 95 phút, chỉ xoay quanh tuổi trẻ của chàng Trịnh, từ một chàng thư sinh theo chủ nghĩa lãng mạn, trở thành một nhạc sĩ vĩ đại, viết vì tình yêu và nỗi đau nhân loại. Những bóng hồng đến rồi đi trong phim Trịnh Công Sơn là nguồn cảm hứng mãnh liệt để Trịnh Công Sơn tìm thấy trong đó một tình yêu lớn, vĩnh cửu với âm nhạc và cái đẹp. Bộ phim tràn đầy cảm hứng về người nhạc sĩ vĩ đại, đã sống và sáng tác trong chiến tranh với tình yêu cứu rỗi, vượt lên mọi tan vỡ, khổ đau.
Ở một phiên bản khác, Em và Trịnh, dài 136 phút, cho thấy một Trịnh Công Sơn gần gũi hơn, với những đắm say và bối rối đời thường. Ngoài thời trẻ, câu chuyện Em và Trịnh có thêm tuyến Michiko và Trịnh Công Sơn ở tuổi trung niên. Chàng Trịnh ở tuổi lục tuần khi không còn ở đỉnh cao sự nghiệp, lo sợ "âm nhạc đang bỏ mình đi" và mối tình lệch tuổi với cô gái trẻ đến từ một nền văn hóa khác. Những bóng hồng trong Em và Trịnhdường như cũng khác, là câu chuyện tình thực sự của chàng nghệ sĩ đa tài, đa cảm, nhưng cũng muốn tiến tới hôn nhân, cũng si mê, thất tình, bối rối như bất kỳ ai trên con đường đi tìm hạnh phúc. Bộ phim tươi tắn và cảm động, khai thác khía cạnh con người ở một vĩ nhân.
Trailer phim 'Em và Trịnh'
Quỳnh An
'/>Nhận định, soi kèo Midtjylland vs Brondby, 23h00 ngày 30/3: Tiếng vọng từ quá khứ
Phạm Xuân Hải - 30/03/2025 06:31 Nhận định bó2025-04-04
最新评论