Thế nên một lời cảm ơn từ cô Hiệu trưởng gửi tới một bà mẹ vừa dắt đứa con nhỏ tới xin học, vừa bất ngờ vừa cảm động. Lá thư của cô Hiệu trưởng chỉ vài dòng, cảm ơn phụ huynh đã tin tưởng gửi các con vào học trường, nhưng làm mẹ tin có những thứ đã thay đổi rất nhiều trong tư duy giáo dục của “trường điểm, trường quốc lập” những năm gần đây.
Ngày xưa mẹ đi du học, năm học mới giáo viên thường hay mời học sinh đi ăn, với lý do, học sinh mới chính là người trả tiền lương cho giáo viên và nhà trường, giáo viên và nhà trường phải biết ơn học sinh mới đúng.Nếu học sinh thành tài và nổi tiếng, giáo viên càng phải biết ơn học sinh, vì nỗ lực của người học đã mang lại vinh quang cho nhà trường. Điều ấy làm mẹ cực kỳ ngỡ ngàng vì xưa nay, mẹ vốn chỉ quen với tư duy học sinh là những đối tượng bị coi là thấp kém nhất trong nấc thang danh vọng xã hội, và xếp thứ tự sau cùng của đối đãi.
Sau này tham gia các dự án giáo dục quốc tế, mẹ càng ngạc nhiên hơn khi nghe một chuyên gia tư vấn tài chính phân tích bản chất của đầu tư vào giáo dục là khoản đầu tư ít rủi ro nhất so với các lĩnh vực khác. Bởi có thể tính toán được lợi nhuận khá sát với thực tế sau này, chưa cung cấp dịch vụ đã được nhận toàn bộ doanh thu, học sinh chưa đi học đã nộp hết học phí. Và những lợi nhuận vô hình mà nhà trường vẫn tiếp tục được nhận kể cả sau khi đã ngừng cung cấp dịch vụ. Đó là, khi một học sinh ra đời thất bại, người ta thường bảo là do cá nhân anh ta kém cỏi. Nhưng nếu anh ta thành đạt, người ta thường cho rằng nhà trường có công, và bản thân anh ta cũng quay lại cảm ơn nhà trường.
Những tính toán ấy dù có lý nhưng lạnh lẽo quá, nhất là khi báo chí đưa tin biết bao nhiêu ngôi trường lớn lục đục và sụp đổ vì những thứ nằm ngoài phạm vi giáo dục. Mẹ có ba đứa con nhỏ, mẹ chỉ mong các con sẽ lần lượt lớn lên trong một ngôi trường nhỏ, mơ những giấc mơ nhỏ thôi và lớn lên trở thành một người công dân có tư cách và có một chỗ đứng khiêm tốn trong xã hội nhưng vững chắc bằng chính năng lực của mình.
Những ước mơ của mẹ, nó rất gần với lá thư cảm ơn bé nhỏ của cô Hiệu trưởng. Vì nó rất con người, tình cảm, nó thật, nhân văn hơn mọi diễn văn đòi đứa con 6 tuổi của mẹ phải có trách nhiệm xây tương lai đất nước, phải thành công dân toàn cầu v.v… Những điều mà biết bao nhiêu người lớn còn chẳng làm được!
Mẹ đứng ở giữa sân trường và hỏi một cô giáo lớp Một, xin cô giúp cho em bé nhà tôi được vào học một lớp Một nào của trường mà vắng nhất và nghèo nhất! Cô giáo nhìn mẹ hơi ngỡ ngàng, sau đó hiểu ra và chỉ dẫn cho mẹ cách đề nghị xin xếp con vào lớp nào phù hợp nhất, có nhiều bạn ở gần nhà nhất. Mẹ nói là con tôi cho đến giờ tôi không cho nó học trước tập viết hay chữ số. Cô giáo nói, thường các em khác bố mẹ bắt học từ nửa năm trước, nhưng con nhà mình khi vào năm học, cô giáo vẫn dạy từ nét đầu tiên, chị đừng lo lắng!
Đó chính là niềm cảm động thứ hai của mẹ, gần giống sự yên tâm. Một cô giáo xa lạ cũng tận tâm như thế với một phụ huynh mà cô biết chắc chắn sẽ không phải phụ huynh của lớp mình, thì mẹ tin cô giáo mới của con mẹ, trong năm học mới, ở ngôi trường này, chắc cũng tận tâm và tận tình với các con như thế.
Con thích đi học. Mẹ chúc con một cuộc đời học tập toàn niềm vui sướng thú vị, chúc con có nhiều bạn bè.
Trong ngày vui, cô dâu Samantha Ee Kai Chee lộ dáng tăng cân thấy rõ. Nữ ca sĩ 29 tuổi thừa nhận đang mang thai ở tháng thứ 6, dự kiến tháng 9 này sẽ sinh con đầu lòng.
Hình ảnh trong lễ cưới của nữ ca sĩ Malaysia và chồng 71 tuổi. |
Trên mạng xã hội, những người bạn của cô dâu chia sẻ một số hình ảnh từ hôn lễ cùng lời chúc hạnh phúc. Một khách mời tiết lộ Samantha Ee Kai Chee đã khóc trong giây phút tuyên bố trở thành vợ của đại gia.
Cô dâu mang bầu 6 tháng. |
Lễ cưới của Samantha Ee Kai Chee gây nhiều chú ý trên mạng xã hội vì khoảng cách 42 tuổi giữa cô dâu và chú rể. Một số nguồn tin còn cho biết đây là lần kết hôn thứ hai của ông Datuk Tai Huat Chang. Ông là Chủ tịch công ty G.E. Mining Sdn Bhd.
Đối diện tin đồn này, bạn của nữ ca sĩ cho biết trên QQ: “Nhảm nhí, đây là lần đầu tiên ông Datuk kết hôn”.
Bạn bè cũng phủ nhận tin đồn nữ ca sĩ cưới đại gia 71 tuổi vì mê tiền. “Họ thực sự yêu nhau, hãy chúc phúc cho hai người thay vì phán xét”, bạn của Samantha Ee Kai Chee nói.
Việc kết hôn với doanh nhân 71 tuổi khiến cô bị tiếng "mê tiền". |
Samantha Ee Kai Chee sinh năm 1990 tại Malaysia. Cô nổi tiếng với vai trò thành viên nhóm nhạc Tứ thiên kim. Nhóm nhạc hoạt động từ năm 1995 và tan rã năm 2008. 13 năm hoạt động, nhóm phát hành hơn 30 album, có lượng fan đông đảo ở Malaysia và Trung Quốc.
Trong ngày cưới của Samantha Ee Kai Chee, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, 4 thành viên nhóm nhạc có dịp tái ngộ. Họ cùng xuất hiện trên sân khấu và nghẹn ngào chia sẻ về những kỷ niệm cũ. Điều khiến nhiều người tiếc nuối là các cô gái đã không hát cùng nhau.
Theo Zing
- An Dĩ Hiên đã chọn Phú Quốc để thực hiện bộ ảnh kỷ niệm hai năm ngày cưới cùng chồng trước khi lâm bồn.
" alt=""/>Nữ ca sĩ 9X Malaysia nghẹn ngào trong ngày cưới đại gia 71 tuổi