Xác định chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ trọng tâm,ýNhânđẩymạnhchuyểnđổisốđạtnhiềukếtquảđángghinhậtrực tiếp tennis xuyên suốt, động lực thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực, thời gian qua, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc triển khai công tác CĐS trên địa bàn.
Đặc biệt, huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, xử lý công việc, gắn ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và xem đây là tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm của các cơ quan, đơn vị.
Qua đó, đã tạo những chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân. Công tác CĐS đạt nhiều kết quả tích cực trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn về chuyển đổi số
Nhận thức rõ, CĐS là bước phát triển tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, UBND huyện Lý Nhân đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trong huyện tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến trình CĐS trên địa bàn.
Trước hết là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CĐS trong toàn thể công chức, viên chức, người lao động nhằm tìm kiếm, nhân rộng những sáng kiến, cách làm, mô hình điển hình về CĐS.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện đã xây dựng, duy trì thường xuyên chuyên mục CĐS, mỗi tháng phát 8 tin, bài về CĐS trên đài truyền thanh.
Cùng với đó, mỗi tháng, thực hiện đăng tải khoảng 120 tin, bài về CĐS trên trang thông tin điện tử, fanpage của trung tâm.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền về CĐS trên nền tảng phát thanh, trang thông tin điện tử và fanpage, Trung tâm còn chú trọng thông tin, tuyên truyền bằng hình thức trực quan thông qua việc xây dựng cụm pano, treo băng rôn, khẩu hiệu, in ấn tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về CĐS. Sắp tới, Trung tâm cũng sẽ tăng cường tuyên truyền về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CĐS; các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch thực hiện CĐS của tỉnh thông qua chương trình “Khách mời phòng thu”. Ông Dương Đức Hiểu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Lý NhânThực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CĐS cho người dân, từ đầu năm 2024 đến nay, các lực lượng chức năng của huyện cũng đã viết, đăng tải trên 3.000 bài tuyên truyền về CĐS trên trang thông tin điện tử của huyện, các xã, thị trấn.
Các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn sử dụng nền tảng xã hội để tuyên truyền về CĐS thông qua nhóm zalo của các tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn…
Ông Nguyễn Ngọc Khánh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lý Nhân khẳng định: Huyện Lý Nhân đã và đang chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về CĐS thông qua nhiều hình thức như phát tin, bài trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở; thông tin cổ động trực quan; lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt của các ngành, đoàn thể; tham gia các khóa tập huấn về CĐS theo hình thức học online trên nền tảng Onetouch.
Riêng trong nửa đầu năm 2024, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện đã phối hợp với Viettel Hà Nam tổ chức 22 hội nghị tập huấn tại huyện và các xã, thị trấn hướng dẫn người dân cách cài đặt, đăng ký sử dụng chữ ký số cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kết quả nổi bật trên cả 3 trụ cột
Nhờ đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và quyết liệt trong tổ chức triển khai các giải pháp, công tác CĐS trên địa bàn huyện Lý Nhân đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trên cả 3 trụ cột chính là: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Cụ thể, đối với việc xây dựng chính quyền số, đến nay, cổng thông tin điện tử của UBND huyện và hầu hết các xã, thị trấn đã được xây dựng và nâng cấp đúng tiêu chí kỹ thuật theo quy định, phục vụ tốt việc cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho người dân, doanh nghiệp.
100% các phòng, ban, ngành, đơn vị của huyện có hệ thống mạng LAN kết nối Internet cáp quang. 100% cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên môn cấp huyện, trên 90% công chức cấp xã, thị trấn được trang bị máy tính và thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ công việc.
Ngoài ra, huyện Lý Nhân còn duy trì tốt hệ thống phòng họp không giấy tờ tại trụ sở UBND huyện; phát huy, sử dụng có hiệu quả hệ thống hội nghị truyền hình trực tiếp tại điểm cầu UBND huyện và các xã, thị trấn.
Đồng thời, huyện Lý Nhân đã chỉ đạo thúc đẩy sử dụng các nền tảng số như Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin 1 cửa điện tử tỉnh và các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ gồm phần mềm quản lý cán bộ, công chức, phần mềm quản lý thư viện, phần mềm quản lý thiết bị, phần mềm quản lý học bạ, phần mềm quản lý điểm, phần mềm bảo trợ xã hội…
Đẩy mạnh xây dựng kinh tế số, xã hội số, các ngành chức năng của huyện Lý Nhân khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các dịch vụ hỗ trợ, nhất là dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin, dịch vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn pháp luật; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, bán hàng trên sàn thương mại điện tử; tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh…
Các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn cũng tích cực phối hợp với doanh nghiệp viễn thông hướng dẫn, định hướng đưa hoạt động của người dân lên môi trường số, sử dụng các nền tảng số phục vụ công việc, liên lạc.
Đến nay, 100% số doanh nghiệp của huyện đã sử dụng hóa đơn điện tử; gần 100% số doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Nhiều sản phẩm nông sản của huyện được đăng lên sàn thương mại điện tử tỉnh Hà Nam và các sàn thương mại điện tử khác. 100% các trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn huyện đã thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; trên 80% dân số từ 15 tuổi có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng. Tỷ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông ước tính là 50%. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%. Tỷ lệ dân số theo độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt trên 80%. Huyện đã xác lập được 29 tài khoản khai báo lưu trú ASM tại các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn. Tỷ lệ công dân sử dụng thẻ căn cước công dân và VneID thay thế thẻ bảo hiểm y tế đạt xấp xỉ 90%. Huyện cũng đã cấp trên 7.200 thẻ tài khoản an sinh xã hội của ngân hàng, thực hiện chi trả tiền chế độ chính sách cho trên 5.600 trường hợp…