Fan token là một nhánh của social token. Đây là loại token dành cho fan hâm mộ của các câu lạc bộ thể thao, nghệ sĩ. Trong thế giới crypto, đa số fan token được phát hành để đại diện cho các đội thể thao, nhiều nhất là bóng đá, sau đó đến bóng rổ, bóng bầu dục… Các loại fan token chính là một trong những kịch bản sử dụng dễ được phổ biến nhất của công nghệ Blockchain.
Ví dụ: đội bóng đá Arsenal có fan token riêng ARS, fan token của Paris Saint-Germain có tên mã PSG. Trong khi đó, LAZIO là mã token trùng tên của đội bóng Lazio.
Thông thường, khi sở hữu fan token, người hâm mộ các đội bóng hoặc nghệ sĩ có thể sử dụng chúng để đổi lấy các vật phẩm như mũ, áo hay khăn có logo thần tượng.
Việc nắm giữ một lượng lớn fan token cũng giúp người sở hữu có một số đặc quyền nhất định. Quan trọng hơn, việc nắm giữ token của đội bóng, nghệ sĩ yêu thích khiến nhiều người hâm mộ, cổ động viên có cảm giác mình là một phần của cộng đồng đó.
Kể từ trước khi World Cup 2022 khai mạc, lượng giao dịch các token liên quan đến những đội bóng, câu lạc bộ có cầu thủ tham dự World Cup đã tăng đột biến. Trong số này, nổi bật nhất là token của các đội tuyển mạnh như Brazil, Argentina, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Theo Coinmarketcap, khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua của Argentina Football Association Fan Token (ARG) - fan token của Argentina là hơn 13 triệu USD. Tổng giá trị vốn hóa của token này là 28 triệu USD.
Brazil - đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Argentina trong khu vực cũng có fan token là BFT (Brazil National Football Team Fan Token). Vốn hóa thị trường của token này là 22,7 triệu USD. Tuy nhiên, lượng giao dịch token của đội tuyển quốc gia Brazil trong 24 giờ qua chỉ khoảng 700.000 USD, thua xa Argentina.
Hai động bóng mạnh khác cũng có fan token được nhiều người quan tâm là Bồ Đào Nha (Portugal National Team Fan Token - mã POR) và Tây Ban Nha (Spain National Fan Token - mã SNFT).
Sự quan tâm của thị trường cũng dẫn đến giá các loại token fan bóng đá tăng vọt. Ghi nhận của VietNamNet cho thấy, trong 1 tuần trở lại đây, giá fan token của Argentina và Tây Ban Nha đã tăng 18%. Trong khi đó, giá fan token của Brazil và Bồ Đào Nha chứng kiến mức tăng ít hơn, lần lượt là 9,4% và 13,6%.
Với việc World Cup 2022 chỉ mới bước vào giai đoạn khởi tranh, nhu cầu mua fan token của người hâm mộ dự kiến sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian tới.
Tuy vậy, người mua các loại token này cần lưu ý bởi đây là những tài sản có độ biến động cao. Do đó, người hâm mộ cần tránh mua quá nhiều fan token dẫn đến những rủi ro trong trường hợp các token này mất khả năng thanh khoản.
Trọng Đạt
" alt=""/>Dân tình đổ xô mua fan token đội bóng mùa WordCupChuyên gia Cục An toàn thông tin chỉ rõ: Việc gần đây các đối tượng treo, móc những chiếc thẻ có chứa mã QR ở cửa nhà và trên xe gắn máy của người dân tại một số địa phương là để dẫn dụ nạn nhân truy cập vào website lừa đảo hoặc tải ứng dụng chứa mã độc nhằm chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, đối tượng lừa đảo cũng có thể đưa ra hướng dẫn để người dân thực hiện theo và chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân cần nâng cao cảnh giác trước hình thức lừa đảo trực tuyến mới kể trên. Cụ thể là, người dân cần cẩn trọng khi quét mã QR, xác minh kỹ thông tin giao dịch mới thực hiện các bước chuyển tiền trực tuyến. Khi quét mã QR có đưa tới đường link lạ, người dân cần phải kiểm tra kỹ có bắt đầu với ‘https’ hay không, mới quyết định thực hiện tiếp các thao tác.
Người dân cũng cần xác định, kiểm tra kỹ càng thông tin tài khoản người trao đổi mã QR, kiểm tra kỹ nội dung trang web mà mã QR đưa tới; không cung cấp các thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội… và nên sử dụng xác thực 2 yếu tố và những phương thức bảo vệ khác cho các loại tài khoản trực tuyến.
“Trường hợp nghi ngờ lừa đảo hay đã trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo, người dân cần báo ngay với cơ quan chức năng hoặc cơ quan điều tra để được hỗ trợ và xử lý theo pháp luật”, chuyên gia Cục An toàn thông tin lưu ý thêm.
Người dùng iPhone tại 98 nước nhận cảnh báo khẩn từ AppleApple đã gửi đi cảnh báo khẩn về cuộc tấn công bằng phần mềm gián điệp đến người dùng iPhone tại 98 quốc gia." alt=""/>Thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới đã xuất hiện tại nhiều địa phươngNhiều phương tiện truyền thông, báo chí, Bộ Công an phát cảnh báo... tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên nhà mạng, gọi đến thông báo hỗ trợ khách hàng nâng cấp SIM điện thoại từ 4G lên 5G kèm theo nhiều tiện ích, quà tặng, thưởng... và đồng thời dụ dỗ nạn nhân gửi tin nhắn theo hướng dẫn để nâng cấp. Thực chất bước này là để lừa chúng ta kích hoạt esim trên thiết bị mới của kẻ tấn công và thay thế cho SIM hiện tại của nạn nhân.
Đối tượng lừa đảo yêu cầu Khách hàng đọc OTP được gửi tới và thuyết phục rằng mã OTP này không liên quan gì tới ngân hàng, chỉ là nâng cấp SIM điện thoại. Khách hàng làm theo yêu cầu và SIM bị vô hiệu hóa, hoàn toàn không sử dụng được do kẻ lừa đảo đã chiếm quyền sử dụng SIM điện thoại của khách hàng.
Trong ít phút sau đó, đối tượng tiếp tục thực hiện đổi mật khẩu (password) email cá nhân của khách hàng, liên hệ nhà mạng viễn thông để truy vấn số CMND. Do có quyền kiểm soát cả email và điện thoại, lại có thông tin số CMND, chúng tiếp tục gọi điện lên tổng đài để cấp lại user đăng nhập internetbanking qua email, cấp lại password internetbanking qua tin nhắn điện thoại, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, kích hoạt lại Smart OTP và chuyển hết tiền trong tài khoản của khách hàng sang tài khoản ở các ngân hàng khác.
Chiêu thức lừa đảo này đã xuất hiện từ vài năm trước, tuy nhiên thời gian gần đây xảy ra nhiều hơn do nhiều người dùng đang có nhu cầu nâng cấp sim 4G, 5G. Các nhà mạng viễn thông và các ngân hàng cũng thường xuyên đưa ra các cảnh báo giúp khách hàng nâng cao cảnh giác, tuy nhiên vẫn có trường hợp khách hàng bị "sập bẫy" kẻ gian.
Nhằm bảo vệ tài sản khách hàng, một lần nữa các ngân hàng đã ra những khuyến cáo mà người dùng nên tuyệt đối chú ý.
Xác minh trực tiếp với các đơn vị cung cấp dịch vụ như ngân hàng và công ty viễn thông trước khi thực hiện các dịch vụ được giới thiệu (VD như nâng cấp SIM điện thoại).
Không cung cấp thông tin bảo mật như: Mật khẩu truy cập, mật khẩu giao dịch một lần OTP cho bất cứ ai và dưới bất cứ hình thức nào, dù là nhân viên ngân hàng.
Tăng cường bảo mật cho SIM điện thoại để giảm thiểu rủi ro (cài đặt mã PIN cho SIM điện thoại theo hướng dẫn của các công ty viễn thông).
Sử dụng các ứng dụng xác thực thay vì phương thức xác thực các giao dịch tài chính, tín dụng, ví điện tử… thông qua tin nhắn điện thoại (SMS).
Thông báo kịp thời với nhà mạng, tổ chức ngân hàng và Cơ quan Công an để tìm phương án xử lý kịp thời trong trường hợp bị mất quyền sử dụng SIM, nghi ngờ bị lộ thông tin cá nhân tại ngân hàng.
Bất kỳ nghi vấn về hành vi lừa đảo liên quan, nạn nhân cần liên hệ ngay với Cơ quan Công an nơi gần nhất và liên hệ tổng đài hỗ trợ khách hàng 24/7 của các ngân hàng mình sử dụng.
(Theo Tổ Quốc)
Hành vi mạo danh ví MoMo đã khá phổ biến, song hình thức lừa đảo quét mã QR để lấy tiền trong ví còn mới mẻ.
" alt=""/>Ngân hàng khuyến cáo 5 điều cần làm nếu không muốn trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo mới