- TS Vũ Xuân Hùng – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, lý do doanh nghiệp không mặn mà với giáo dục nghề nghiệp "không nằm ở chất lượng đào tạo". |
Dạy nghề nhà hàng - khách sạn. Ảnh: Hương Giang |
Mối quan hệ giữa hai bên chủ yếu vẫn dừng lại ở việc đưa sinh viên đi thực tập ở DN. DN không có nhu cầu đào tạo lao động. Ngược lại, nhà trường cũng rất khó tiếp cận được DN:
“Nhà trường đào tạo A, mà DN lại làm B. Nhà trường không biết được yêu cầu của DN là gì. Nhà trường đến DN không biết vào như thế nào, đặt lịch không ai tiếp. Ngược lại, DN đến nhà trường chỉ để lấy học sinh vào làm việc ở DN, chứ không phải để đặt hàng từ đầu. Nguyên nhân trước hết là bản thân DN thấy rất khó khăn. Khi làm việc với nhà trường, họ sẽ được hưởng chính sách như thế nào?”
Theo TS. Hùng, cách làm thông thường của DN là cứ lấy người lao động về, nếu được qua đào tạo nghề thì càng tốt, không thì thôi. “Thậm chí, bây giờ rất nhiều DN FDI (DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) tuyển thẳng từ lao động phổ thông, sau đó họ đào tạo một thời gian ngắn để đáp ứng yêu cầu của họ. Đương nhiên là không thể đáp ứng được yêu cầu mong muốn, nhưng có rất nhiều lý do để họ lựa chọn phương án đó”.
Một trong những lý do mà ông Hùng đưa ra là, việc tuyển lao động phổ thông dễ hơn với DN, đồng thời mức lương phải chi trả thấp hơn. Sau 3-5 năm, nhiều DN FDI sa thải công nhân, với lý do người lao động không được đào tạo chính quy, không đáp ứng được yêu cầu công việc khi công nghệ thay đổi.
Đề xuất giải pháp, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp cho rằng cần một cơ chế để thực hiện chính sách, đó là quan hệ 3 bên – Nhà nước, DN và nhà trường.
|
Ngày 17/1, tại Hà Nội, Văn phòng đại diện của Bộ Ngoại Thương Anh Quốc hợp tác với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp đã tổ chức hội thảo “Hợp tác Việt Nam – Anh Quốc trong giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ chuyến thăm của các nhà cung cấp giáo dục và đào tạo kỹ thuật dạy nghề nước Anh tới Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Chia sẻ kinh nghiệm GDNN của Vương quốc Anh, bà Hoàng Vân Anh – Giám đốc các chương trình giáo dục của Hội đồng Anh cho biết, Chính phủ nước này đã thực hiện chính sách thu thuế học nghề để đầu tư cho kiến tập nghề. Cụ thể là đánh thuế tất cả các nhà tuyển dụng trên toàn bộ lãnh thổ Vương quốc Anh để tài trợ cho học nghề theo hình thức kiến tập nghề.
Việc đánh thuế này bắt buộc từ tháng 4/2017, làm cơ sở cho những mục tiêu lớn hơn trong quá trình cải thiện kỹ năng nghề cho lực lượng lao động. Chính sách thu thuế này dự kiến sẽ thực hiện đến năm 2020.
Điều này sẽ có lợi cho DN khi có bảng lương giá trị trên 3 triệu bảng. Các DN phải đóng thuế 0,5% nhưng sẽ có được lợi ích lên tới 15.000 bảng. Càng nhiều người học kiến tập nghề, càng có nhiều tài trợ từ Chính phủ cho các chương trình đào tạo nghề.
Theo đánh giá của Chính phủ thì cứ 1 bảng đầu tư vào GDNN sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế là 28 bảng đối với học nghề cấp độ 3, 26 bảng với học nghề cấp độ 2, 21 bảng với khóa học chính quy cấp độ 2 và 21 bảng với khóa học chính quy có vay vốn cấp độ 3.
Theo bà Hoàng Vân Anh, để DN muốn bắt tay với các trường, trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của chính DN đó.
“Họ phải thấy được việc có một đội ngũ công nhân lành nghề là một sự tiết kiệm về đầu tư cho DN. Thứ hai, bản thân DN của Vương quốc Anh đặt vai trò, trách nhiệm xã hội lên rất cao. Chính vì thế mà bất cứ hoạt động khuyến khích gắn kết DN với cơ sở dạy nghề, họ đều tham gia rất tích cực”.
Nhưng đồng thời, Chính phủ cũng phải đưa ra các gói tài trợ, ví dụ như chương trình đánh thuế kiến tập nghề như đã nói ở trên. Đó là những chương trình mà Chính phủ Anh hỗ trợ nhằm thu hút được sự tham gia của các DN.
Một trong những thức khác thu hút được sự tham gia của các DN, đặc biệt là các DN có tiếng nói ở Vương quốc Anh, đó là xây dựng bộ tiêu chuẩn về nghề. Các trường dựa vào bộ tiêu chuẩn đó để xây dựng chương trình đào tạo cho mình.
Những bộ tiêu chuẩn này được đưa ra bởi một cơ quan tạm gọi là Hội đồng nghề do đại diện các trường, các DN lớn đưa ra bộ tiêu chuẩn.
TS. Vũ Xuân Hùng cho biết, Bộ Lao động thương binh và xã hội, ở góc độ quản lý Nhà nước có nhận thấy những bất cập trong việc gắn kết DN với cơ sở đào tạo nghề và đang tìm nhiều giải pháp để tháo gỡ. Một trong những giải pháp đó là xây dựng chính sách cho DN tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo ở các cơ sở dạy nghề.
Nguyễn Thảo
" alt="Tại sao doanh nghiệp không thiết tha với giáo dục nghề nghiệp?"/>
Tại sao doanh nghiệp không thiết tha với giáo dục nghề nghiệp?
Mới đây, với sự chứng kiến của ông Lương Quốc Tuấn (Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP Hà Tĩnh), phóng viên báo VietNamNet đã trao cho em Nguyễn Thị Trà Giang (trú thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh) số tiền hơn 51 triệu đồng của bạn đọc tiếp sức cho em vào học đại học Y Hà Nội. |
Nữ sinh mồ côi cảm ơn bạn đọc báo VietNamNet |
Trà Giang là nhân vật trong bài viết “Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc”, được đăng trên báo VietNamNet ngày 26/9/ 2021.
Bố đột ngột qua đời từ khi mới 1 tuổi nên Trà Giang chưa kịp nhớ mặt bố. Hai mẹ con em vào Gia Lai kiếm sống. Thế nhưng, trong một lần trên đường đi làm về, mẹ Giang bị tai nạn giao thông nghiêm trọng và không qua khỏi. Mới có 5 tuổi, Trà Giang đã mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Được người cậu đón về Hà Tĩnh chăm sóc, Giang đã nỗ lực vượt khó để vươn lên. Trong 12 năm liền, em là học sinh giỏi toàn diện, nhiều lần giành giải Ba thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học từ lớp 9 đến lớp 12.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Trà Giang đạt 26,1 điểm ở tổ hợp khối B00 (môn Sinh 9 điểm, môn Toán 8,4, môn Hóa 8,5 điểm), cộng thêm 0,25 điểm ưu tiên.
Với điểm số trên, Trà Giang trúng tuyển vào ngành Điều dưỡng của Trường Đại học Y Hà Nội.
|
Bức thư Giang viết, gửi lời cám ơn tới Báo VietnamNet và lãnh đạo Hà Tĩnh. |
Chỉ một thời gian ngắn sau khi hoàn cảnh của em Trà Giang được báo VietNamNet đăng tải ,em nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc và các mạnh thường quân.
Thông qua tài khoản của báo VietNamNet, bạn đọc gửi tới ủng hộ em Nguyễn Thị Trà Giang số tiền 51.590.000 đồng. Số tiền này đã được đại diện báo VietNamNet phối hợp với chính quyền địa phương trao tận tay Trà Giang.
Ngoài ra, Trà Giang còn nhận được hơn 300 triệu đồng từ các nhà hảo tâm gửi trực tiếp tới tài khoản cá nhân em.
Trước đó, ngày 26/9, sau khi biết đến hoàn cảnh em Giang trên báo VietNamNet, lãnh đạo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cùng Hội Khuyến học tỉnh đã đến động viên em. Quỹ khuyến học của Hà Tĩnh sẽ hỗ trợ cho Trà Giang 2,5 triệu đồng/tháng trong vòng 4 năm học.
Nữ sinh mồ côi tâm sự rằng, sự giúp đỡ của bạn đọc Báo VietNamNet vừa qua là niềm động lực lớn lao để em vượt qua nghịch cảnh, vững bước trên chặng đường tương lai.
Trong thư gửi tới báo VietNamNet, em Nguyễn Thị Trà Giang viết: “Khi em đang trên bờ vực của chuyện bỏ đại học, thì thật may mắn khi em được sự quan tâm, kết nối của báo VietNamNet tới các bác lãnh đạo Hà Tĩnh, các nhà hảo tâm trên khắp cả nước đã biết tới hoàn cảnh của em, giúp đỡ em. Nhờ đó mà em có được nguồn hỗ trợ tài chính vững chắc cho việc học đại học”.
Theo Trà Giang, em cảm thấy may mắn nếu không có bạn đọc của báo VietNamNet thì chắc em sẽ không có cơ hội vào giảng đường Trường ĐH Y Hà Nội.
“Với em số tiền được giúp đỡ thật là ý nghĩa, tiếp sức cho em được đến trường. Đây không chỉ là sự hỗ trợ về tài chính mà còn là tấm lòng của bạn đọc VietNamNet, chân thành cảm ơn quý báo, các mạnh thường quân. Em xin hứa nỗ lực hết mình, học tập thật tốt”, Trà Giang bày tỏ.
Đậu Tình
Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội được giúp đỡ hơn 300 triệu đồng
Sau bài viết “Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc” trên báo VietNamNet, đến sáng 27/9, em Trà Giang đã nhận được hơn 300 triệu đồng từ nhiều nhà hảo tâm trên khắp cả nước.
" alt="Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội cảm ơn bạn đọc báo VietNamNet"/>
Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội cảm ơn bạn đọc báo VietNamNet
DJ TyTy. |
Thời trang cho các nữ DJ luôn là một câu chuyện được nhiều người quan tâm. Bởi được mệnh danh là linh hồn của những bữa tiệc âm nhạc, họ luôn thu hút khán giả bằng cả phần nghe và phần nhìn. Đã là phụ nữ thì ai cũng muốn mình thật sexy và gợi cảm, các nữ DJ cũng không ngoại lệ.
DJ TyTy (Huỳnh Anh Thảo) vẫn được nhắc đến là một hot DJ của Sài Gòn. Sở hữu chiều cao 1,60m, cân nặng 49 kg và số đo 3 vòng lần lượt là: 89- 62- 93 (cm), TyTy đang được mệnh danh là một trong những DJ hot nhất Sài thành. Không chỉ sở hữu khả năng chơi nhạc tài ba mà mỹ nhân này có gu thời trang vô cùng bốc lửa, sexy.
|
TyTy là một trong những nữ DJ hot nhất Sài Gòn hiện tại. |
DJ TyTy cho biết: “Sexy là phong cách có thể khoe được những cái đẹp nhất của hình thể. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu được đúng nghĩa của từ sexy đó, vì sexy đó có nhiều cách để thể hiện. Không nhất thiết cứ hở hang là sexy và ngược lại. Tôi chọn style sexy thể thao khỏe khoắn. Còn những nữ DJ khác có thể thích khoe vóc dáng, đường cong bằng những trang phục kiệm vại là quan điểm của mỗi người. Còn tôi nghĩ đã là nghệ sỹ hay DJ họ cũng đa phần chọn trang phục gây ấn tượng nhất trong mắt khán giả”.
Ngoài sở thích, thì việc chọn trang phục của nữ DJ cũng phải phụ thuộc vào chủ đề của đêm nhạc, yêu cầu của nhãn hàng hoặc ban tổ chức.
|
Cô thường xuyên lựa chọn áo croptop khoe eo lên sân khấu. |
Vốn là "DJ open format" nên TyTy lựa chọn trang phục khá linh hoạt. “Hôm nào tôi chơi nhạc cho event, cho các nhãn hàng thông thường họ sẽ yêu cầu về độ sexy và tông màu phù hợp. Và mình sẽ gửi cho họ khoảng 5 bộ trang phục để họ duyệt. Còn nếu trang phục tự chọn thì item của tôi vẫn là áo croptop và quần jeans ống thụng. Nhưng vẫn muốn khoe vòng eo”, nữ DJ sinh năm 1993 cho biết thêm.
Cô cũng cho rằng, việc quan điểm nữ DJ phải mặc hở hang, kiệm vải là không có cơ sở. Vì nó tùy thuộc vào sở thích, gu thời trang cá nhân của mỗi người. Và nếu có chuyện nhiều nữ DJ xem chuyện hở hang để câu khách, gây chú ý cũng chỉ là những trường hợp cá biệt chứ không đại diện cho thời trang của các nữ DJ.
|
Và chuộng style sexy khỏe khoắn theo kiểu hiphop. Nữ DJ xinh đẹp cũng bật mí cô có hơn 100 chiếc áo croptop trong tủ đồ của mình. |
Cũng như nhiều nghệ sỹ khác, việc tạo dấu ấn cá nhân bằng chơi nhạc và thời trang luôn là điều khiến các nữ DJ quan tâm, TyTy cũng không phải là ngoại lệ. Cô luôn biết cách làm mới mình bằng việc cập nhật các xu hướng thời trang phù hợp với bản thân nhưng vẫn duy trì được style riêng. “Tôi thấy đẹp là điều quan trọng nhất và mặc đẹp cũng là cách tôn trọng người nhìn, tôn trọng khán giả. Còn không ai ép buộc bản thân các nữ DJ phải mặc đồ gợi cảm mà họ chọn những trang phục giúp thể hiện tính cách, thu hút người đối diện".
Cùng ngắm style gợi cảm, cá tính của nữ DJ TyTy:
Theo Dân Việt
'Nhiều DJ nữ ở Việt Nam dùng cơ thể xin việc làm'
“Họ toàn nhìn chằm chằm vào vòng 1 của mình rồi bàn tán xầm xì, rất khiếm nhã làm tôi ăn mất ngon, đi chơi cũng không được thoải mái, tự nhiên”, DJ miền Tây kể với VietNamNet.
" alt="Nữ DJ nóng bỏng nhất Sài thành: 'Không ai ép mặc hở hang để câu khách'"/>
Nữ DJ nóng bỏng nhất Sài thành: 'Không ai ép mặc hở hang để câu khách'