Hàng ngàn hàng quán vỉa hèthường “bạ đâu bán đó”,Ởđâucócốngrãnhởđócónướcuốngđườngphốltd anha bày bán ngay trên cống rãnh, cạnh khu tập kết rác haytrước bệnh viện, bến xe… thậm chí là nhà vệ sinh công cộng.
Nước uống “siêu bẩn”
Tại những quán này, tất cả các khâu, từ khâu “chế” đồ uống, thêm đá, lấy ly…người bán đều thực hiện bằng những đôi bàn tay trần cáu bẩn. Quán nào cũng cóthêm một xô nước màu “nhờ nhờ” để tráng rửa cốc và cả… ống hút theo kiểu “nhúngvào nước”, lau sơ qua là… đủ sạch.
Nhiều quán vỉa hè còn sử dụng các loại ly nhựa sử dụng được tái sử dụng chonhiều vị khách khác nhau.
Con sốt trà chanh vài năm gần đâylàm sản sinh ra nhiều biến tướng của các loại nước uống nguy hiểm. Mới đây nhất,việc phát hiện các quán trà chanh tại Hà Nội và TP.HCM sử dụng a xít chanh,đường hóa học và nước bẩn để pha chế trà chanh và những điểm pha chế hay ngườibán đều không thực hiện bất cứ một phương pháp đảm bảo vệ sinh nào trong khâuchế biến.
Ngay cả nước nhân trần là một thức uống khá thông dụng và những tưởng an toànnhưng theo nhiều người buôn bán hàng khô thì vào mùa xuân và mùa thu ít nắng,nhiều người đã phun xịt thuốc diệt cỏ để nhân trần khô héo nhanh và có thể cắtngay để cung cấp cho thị trường.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng và ytế khẳng định tình trạng nhiểm khuẩn của các loại nước uống vỉa hè rất cao vàthậm chí gấp nhiều lần… nhà vệ sinh. Trên thị trường hầu hết các quán đều bàybán trên đường phố, cống rãnh, nguồn nước không an toàn, đá bẩn, tay chân mất vệsinh, khói bụi ô nhiễm… và mật độ người qua lại rất đông tạo nên lượng vi sinhvật nguy hiểm cao gấp nhiều lần cho phép. Các loại vi khuẩn phổ biến thường gặpnhất là E.coli gây sung huyết, hủy hoại niêm mạc ruột gây tiêu chảy có máu, làmhư thận rất nguy hiểm có thể gây tử vong, hoặc phải lọc thận suốt đời;Campylobacter jejuni gây tiêu chảy, Shigella gây co giật, Calicivirus gây ói mửavà ngộ độc ngay lập tức.
Công nghệ đá bẩn & nước bình “lạnh sống lưng”
Trung tuần tháng 6/2013 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm TP.Hà Nội đãkiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm tại cơ sở sản xuất đá sạch N.H (Từ Liêm, HàNội).
Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, nền xưởng sản xuất nhớp nháp, túi nilon đóng baogói đá viên thành phẩm để đầy trên mặt bàn ghế, chậu thau bụi bẩn, thậm chí rảicả dưới nền xưởng ẩm ướt.
Công nhân được bố trí phòng ăn, ở ngay trong nhà xưởng, các dây quần áo treolủng lẳng bên cạnh dây chuyền sản xuất đá rất bừa bộn, mất vệ sinh. Toàn bộ côngnhân tại nhà xưởng đều không có trang phục bảo hộ theo quy định.
Xưởng sản xuất đá viên dù diện tích khá chật hẹp song lại được bố trí chung vớikho hàng chứa dây nẹp, dây dán, dây in, khóa sắt… mà không hề có vách ngăn cách.
Cũng trong đợt kiểm tra, Đoàn đã phát hiện một số cơ sở sản xuất nước đóng bìnhtại đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy, Hà Nội), cơ quan chức năng đã phát hiệnnước đóng bình ở đây chỉ là nước giếng khoan được xử lý qua hệ thống hết sức sơsài. Công nhân sản xuất không hề có trang phục bảo hộ lao động theo quy định.Các bình nhựa được sử dụng bám đầy bùn đất và thậm chí nhiều bình có mọc cả rêuxanh.
Nguy cơ ung thu tiêu hóa cao Báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam mỗi năm là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 18.000-19.000 người tử vong vì các bệnh về ung thư tiêu hóa, trong đó ung thư gan phổ biến nhất tiếp đến là ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư thực quản. Mỗi năm Việt Nam có từ 11.000-12.000 người mắc mới ung thư dạ dày và 8.000 người tử vong. Theo các chuyên gia về ung thư, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong đồ ăn, nước uống là một trong ngững nguyên nhân chính gây ra tỷ lê ung thư ngày càng tăng cao này. |