Giải trí

Phó chủ tịch huyện ở Vĩnh Phúc thông tin về ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-06 14:24:17 我要评论(0)

Sau bài viết Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang,óchủtịchhuyệnởVĩnhPhúcthôngtinvềngôitrườngtkết quả ngoại hang anhkết quả ngoại hang anh、、

Sau bài viết Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang,óchủtịchhuyệnởVĩnhPhúcthôngtinvềngôitrườngtrămtỷsátnghĩkết quả ngoại hang anh xây xong bị 'xoá sổ', Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) ký văn bản số 3790 để cung cấp thông tin liên quan đến việc sáp nhập trường THCS Thanh Lãng và Trường THCS Nguyễn Duy Thì. 

Theo văn bản trên, UBND huyện Bình Xuyên cho rằng, việc đầu tư xây dựng dự án Trường THCS Nguyễn Duy Thì có mục đích giảm tải học sinh của Trường THCS thị trấn Thanh Lãng và các Trường THCS thuộc các xã phía nam của huyện Bình Xuyên. 

Dự án trên do Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện làm chủ đầu tư gồm 7 hạng mục chính, gồm: san nền, kè đá; nhà lớp học; nhà hiệu bộ, thư viện; lớp học bộ môn, cổng, tường rào; cấp điện; hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục phụ trợ; nhà rèn luyện thể chất.

Theo UBND huyện Bình Xuyên, dự án được triển khai năm 2016 và cơ bản hoàn thành vào 2019. Mặc dù dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng, từ khi hoàn thành đến nay, Trường THCS Nguyễn Duy Thì chưa có bộ máy ban giám hiệu, chưa chiêu sinh. 

W-thanh lãng vinh phuc 3.jpg
Dự án Trường THCS Nguyễn Duy Thì nằm sát nghĩa trang với hàng trăm ngôi mộ.

UBND huyện Bình Xuyên lý giải: Dự án trên được thực hiện căn cứ vào quyết định tách trường THCS Thanh Lãng thành Trường THCS Nguyễn Duy Thì. Tuy nhiên, năm 2018, khi dự án đang xây dựng, UBND tỉnh có kế hoạch giảm 6 đầu mối trường học tại huyện Bình Xuyên (trong đó có Trường THCS Nguyễn Duy Thì).

Vào thời điểm kế hoạch giảm đầu mối trường học của UBND tỉnh ban hành (4/2018) , dự án Trường THCS Nguyễn Duy Thì đã thi công được 4/7 hạng mục. Chủ đầu tư sau đó tiếp tục xây dựng và hoàn thiện dự án vào một năm sau đó. 

Trước câu hỏi của VietNamNet liên quan đến việc dự án có vốn đầu tư ngân sách lớn nhưng xây xong thuộc diện sáp nhập thì có dấu hiệu lãng phí hay không, UBND huyện Bình Xuyên khẳng định: Dự án "đảm bảo khai thác có hiệu quả". 

UBND huyện cũng thừa nhận, trường xây xong năm 2019 nhưng không có học sinh đến học. Giai đoạn 2021-2022 trường được dùng làm cơ sở cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19; năm 2022-2023 trường được cải tạo sửa chữa.

"Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, không phát sinh thêm đầu mối đơn vị sự nghiệp; đồng thời tránh lãng phí tài sản nhà nước, UBND huyện đã sáp nhập Trường THCS Nguyễn Duy Thì với Trường THCS Thanh Lãng và tổ chức dạy học ở 2 địa điểm, đảm bảo khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất trường học", văn bản 3790 của UBND huyện Bình Xuyên nêu.

Sau sáp nhập, huyện Bình Xuyên vận động các phụ huynh, học sinh có nguyện vọng chuyển đến cơ sở mới học tập; đến nay, số học sinh ra cơ sở mới đạt khoảng 400 em. Ở cơ sở cũ, do nhiều phụ huynh chưa đồng thuận nên vẫn còn khoảng 700 học sinh ở lại. 

Trước đó, phản ánh đếnVietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng bày tỏ băn khoăn về chủ trương chuyển học sinh Trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới. 

Người dân cho biết, có 2 lý do chính khiến họ chưa đồng thuận chủ trương chuyển học sinh trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới gồm: Cơ sở cũ đang đáp ứng được việc dạy và học ổn định, có vị trí giao thông thuận lợi và đạt trường chuẩn quốc gia năm 2018. Cơ sở mới có vị trí sát nghĩa trang, quãng đường di chuyển xa hơn và lộ trình di chuyển sẽ phải qua quốc lộ 2 tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. 

Những băn khoăn của người dân xuất phát từ quyết định tách Trường THCS Thanh Lãng cách đây gần 14 năm và việc đầu tư xây dựng Trường THCS Nguyễn Duy Thì. 

Trong khi trường THCS Thanh Lãng hoạt động bình thường và trở thành trường đạt chuẩn quốc gia năm 2018 thì Trường THCS Nguyễn Duy Thì chưa thể đi vào hoạt động do chủ trương tinh giản biên chế và sắp xếp bộ máy của Trung ương và Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Trong bối cảnh trên, vào tháng 1/2016, UBND huyện Bình Xuyên ban hành quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Trường THCS Nguyễn Duy Thì. Đến tháng 8/2019, công trình cơ bản hoàn thành và hoàn tất nghiệm thu sau đó. 

Do chưa nhận được sự đồng thuận 100% của phụ huynh về việc chuyển đến cơ sở mới nên quá trình giảng dạy tại Trường THCS Thanh Lãng đã phát sinh một số vấn đề liên quan đến tách lớp, chuyển lớp. Đơn cử, có lớp gần 40 học sinh nhưng có khoảng 30 em chuyển đến cơ sở mới; số học sinh ở lại không đủ cơ cấu 1 lớp nên phải ghép vào các lớp khác cùng khối. 

Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Lãng Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, nhà trường đang tổ chức dạy học cùng lúc ở 2 cơ sở. Tính đến ngày 2/10/2024, trên 700 học sinh (tương ứng với 17 lớp) chưa chuyển đến cơ sở mới. Nhà trường có 45 giáo viên, trong đó 30 người cố định dạy tại cơ sở cũ và 15 giáo viên di chuyển giữa 2 cơ sở trong ngày.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Việc hợp tác phát triển kinh tế bền vững là một trong những yếu tố then chốt để thắt chặt thêm tình đoàn kết hai nước anh em và quan hệ hai nước láng giềng gần gũi.

Chiều nay 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Tại tọa đàm, các doanh nghiệp hai nước đã giới thiệu tiềm năng của đơn vị mình và những đề xuất kiến nghị đến chính phủ hai nước.

Hai Thủ tướng cũng đã thông tin đến doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước thời gian qua về kết quả thương mại, đầu tư giữa hai nước và đưa ra những định hướng hợp tác trong thời gian tới, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư gắn kết với nhau hơn nữa, hợp tác hơn nữa, Chính phủ hai nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhà đầu tư kinh doanh tại hai nước phát triển bền vững.

 Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc - là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Việc hợp tác phát triển kinh tế bền vững là một trong những yếu tố then chốt để thắt chặt thêm tình đoàn kết hai nước anh em và quan hệ hai nước láng giềng gần gũi, tắt lửa tối đèn có nhau.

Thủ tướng cho biết, thời gian qua nền tảng xã hội trong quan hệ hợp tác hai nước tốt hơn, tin cậy lẫn nhau ngày càng cao hơn, dư luận của nhân dân hai nước về nhau ngày càng tích cực hơn, tình cảm của nhân dân hai nước ngày càng nồng ấm hơn. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại, doanh nghiệp hai nước thời gian qua.

Tuy nhiên, quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tầm vóc của quan hệ chính trị - xã hội tốt đẹp giữa hai nước. Do vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa kết nối hai nền kinh tế, mà một trong những trọng tâm là kết nối doanh nghiệp.

Để làm được điều này, Chính phủ hai nước cần phải thúc đẩy hơn nữa: kết nối về thể chế; kết nối về hạ tầng chiến lược; kết nối về quản trị và chuyển giao công nghệ; kết nối về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; kết nối về vốn, tập trung vào các ngành nghề mới nổi; kết nối về thanh toán, nhất là hợp tác thanh toán bằng đồng bản tệ...

Cam kết “3 bảo đảm”, “3 thông” và “3 cùng”

Về định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư chất lượng cao từ Trung Quốc trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết “3 bảo đảm”, “3 thông” và “3 cùng”:

“3 bảo đảm”gồm: Bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam; khuyến khích, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để khu vực này phát triển lâu dài, ổn định, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác; Bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; Bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định về chính sách, t không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài tại Việt Nam.

Nâng cao năng lực quản trị, thể chế, bảo đảm “3 thông”: hạ tầng thông suốt, cơ chế thông thoáng, quản trị thông minh.

“3 cùng”gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẽ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; Cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển; cùng chung niềm vui, hạnh phúc và tự hào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng mong muốn và đề nghị các doanh nghiệp hai nước tiếp tục đóng góp để hai nước đã gắn bó rồi thì và gắn bó hơn, đã đoàn kết rồi thì đoàn kết hơn, cùng thúc đẩy tăng trưởng.

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để vươn lên, góp phần giúp hai nước nâng tầm gắn kết kinh tế ngang tầm về địa lý, lịch sử và quan hệ chính trị - xã hội tốt đẹp hiện nay.

Đồng thời đề nghị doanh nghiệp hai nước tích cực hợp tác, trao đổi để tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương hai nước để tháo gỡ rào cản sản xuất, kinh doanh, thương mại, cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; Xây dựng và triển khai các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác song phương đã thiết lập.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Lý Cường bày tỏ vui mừng được tham gia Toạ đàm này, ông cảm thấy tâm đắc, được động viên khuyến khích với bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đồng thời nhất trí sự ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc đối với doanh nghiệp hai nước.

Ông cho biết, vừa rồi có 8 doanh nghiệp hai nước đã giới thiệu về hợp tác hai bên, đề xuất nhiều đề nghị, ý kiến hay. Chính phủ Trung Quốc và các bộ, ngành Trung Quốc liên quan sẽ nghiên cứu kỹ các đề xuất này để doanh nghiệp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Thủ tướng Lý Cường khẳng định, Trung Quốc và Việt Nam là anh em tốt, đối tác tốt, đáng tin cậy, có thể dựa vào nhau. Đoàn kết một lòng thì chắc chắn sẽ vượt qua mọi thách thức, rủi ro; trong hợp tác chân thành, miễn là chúng ta kiên trì đi cùng một hướng, mang lại lợi ích cho nhau, đem lại phồn thịnh chung thì chắc chắn chúng ta sẽ cùng thắng.

Thương mại hai nước còn nhiều dư địa để khai thác

Thủ tướng Lý Cường cho biết, hợp tác kinh tế, thương mại luôn là điểm nhấn của hợp tác Trung - Việt, cũng là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước. Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hai nước luôn kiên định hợp tác là điều rất quý, thể hiện sức mạnh nội sinh rất to lớn của hợp tác hai nước.

Theo Thủ tướng Lý Cường, nhìn về tương lai, hợp tác kinh tế, thương mại hai nước vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, nhiều tiềm năng để phát triển. Giai đoạn tới, Thủ tướng nêu rõ 3 trọng điểm là:

Tiếp tục kết nối chiến lược phát triển hai nước, quan tâm kết nối liên thông hai nước. Theo đó, hiện nay hai nước đang tích cực triển khai quy hoạch kết nối sáng kiến "Hai hành lang, một vành đai kinh tế"; tích cực kết nối hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cửa khẩu, bến cảng, đường hàng không; thúc đẩy đi lại, giao lưu nhân dân; hợp tác điều phối chính sách công nghiệp. Điều này càng tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác kinh tế, thương mại.

Không ngừng củng cố, bổ sung thế mạnh cho nhau. Theo Thủ tướng Lý Cường, hai bên có thế mạnh đặc biệt của mình về tài nguyên, kết cấu ngành nghề, có nhu cầu bổ sung cho nhau lâu dài; hai bên đã triển khai mạnh mẽ hợp tác kỹ thuật, công nghệ; phối hợp phân công, thúc đẩy, cùng nâng cao sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Quốc có thế mạnh về điện gió, điện mặt trời, xe điện đang phát triển hàng đầu thế giới, phù hợp nhu cầu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Việc hợp tác cùng có lợi sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực này.

Hai nước ta có chế độ, tin cậy chính trị cao, có mối tình hữu nghị nồng thắm mà nhiều nước không có.

Thủ tướng Lý Cường cũng nêu 3 mong muốn là: không ngừng quan tâm các chính sách quan trọng lớn, chủ động hơn để hoà nhập sự phát triển quốc gia, các kết nối chiến lược; tận dụng tốt các thoả thuận song phương và đa phương; huy động các nguồn lực. Thúc đẩy phát triển hài hoà các ngành nghề công nghiệp xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp mình; tìm kiếm các đối tác hợp tác trong chuỗi giá trị.

Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng xuyên biên giới; tập trung sức lực, sức sáng tạo, tập trung phát triển lĩnh vực năng lượng sạch thì hợp tác kinh tế, thương mại hai nước sẽ dành được kết quả

Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc, Việt Nam đã góp phần đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trở thành điểm sáng và là một trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, nổi bật là: Trong hơn 10 năm qua, thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 4 lần; đưa Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN.

Kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt gần 172 tỷ USD; 9 tháng đầu năm 2024 đạt gần 150 tỷ USD, tăng 22%, nếu tính cả tiểu ngạch thì con số này còn cao hơn)

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng hơn 7 lần, trở thành nhà đầu tư lớn thứ 6/148 của Việt Nam. Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới ở Việt Nam.