Các bác sỹ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc methanol và nhanh chóng làm xét nghiệm máu. Đồng thời, xử trí cấp cứu theo phác đồ điều trị ngộ độc methanol trong thời gian chờ đợi.
Kết quả xét nghiệm nồng độ methanol trong máu ban đầu của bệnh nhân là 125,2 mg/dL. Người bệnh được truyền ethanol vào dạ dày để ngăn chặn chuyển hóa hấp thu ngộ độc và lọc máu ngắt quãng.
Sau một ngày điều trị, người bệnh tỉnh, các chỉ số cải thiện rõ rệt, không còn tình trạng toan máu nhưng vẫn lọc máu ngắt quãng. Dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Tiến Nam, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, nếu không được xử trí kịp thời, người ngộ độc methanol có thể bị toan máu nặng, suy đa cơ quan, ngưng tim, nguy cơ tử vong cao hoặc bị biến chứng mờ mắt.
Methanol hay thường được gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi... Chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu uống như Ethanol.
Trong thời gian qua, tại Đồng Nai có 19 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu, trong đó có 3 ca tử vong.
" alt=""/>Suýt chết vì uống nhầm cồnMột trường hợp tương tự ở nữ bệnh nhân 63 tuổi sống tại Khánh Hòa. Bà cũng bị Covid-19 vào tháng 12/2021. Đến tháng 2/2022, bệnh nhân nhức đầu, sưng mắt. Bệnh viện tại Nha Trang chẩn đoán viêm đa xoang, chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy
Tại đây, bệnh nhân đã hoại tử xương sọ trán, có mủ, hoại tử hốc mũi, xương khẩu cái. Các chuyên khoa đã phối hợp phẫu thuật, lấy tối đa phần xương hoại tử, ổ áp xe, đánh kháng sinh, kháng nấm. Bệnh nhân thoát nguy cơ tử vong đã cận kề.
Thực tế, trong 2 tháng qua, Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận đến 11 trường hợp tương tự: hoại tử xương sọ, hàm mặt, viêm xoang bất thường. Biểu hiện chung là đau đầu, nghẹt mũi, sưng mặt, mắt, tiền căn Covid-19, có sử dụng corticoid. Khoảng 50% bệnh nhân bị đái tháo đường.
Trong chùm 11 ca, có 2 bệnh nhân đã tử vong trong sự “choáng váng” của các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm nhất. Bệnh nhân hoại tử xương sọ, vùng trán, từ chối không chịu phẫu thuật vì thấy cơ thể rất bình thường. Chỉ vài ngày sau, bệnh nhân suy tạng, hôn mê và tử vong.
Nghi ngờ liên quan đến Covid-19?
PGS. Trần Minh Trường, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá, đây là những ca bệnh rất lạ, tình trạng hoại tử xương sọ, hàm, xoang rất nặng, các ổ viêm nhiễm nghiêm trọng.
Ngay khi ghi nhận 2 ca tử vong, Bệnh viện Chợ Rẫy quyết định lên kế hoạch ứng phó với nhóm bệnh lạ này, tìm ra tận cùng nguyên nhân. Các chuyên khoa Ngoại thần kinh, Tai mũi họng, Bệnh nhiệt đới…. cùng phối hợp.
Sau nhiều lần hội chẩn, tranh luận, các chuyên gia thống nhất: phải mổ sớm, giải quyết tình trạng viêm nhiễm. Nếu không mổ, các ổ mủ dưới xương sọ khiến vi trùng và nấm ăn vào màng não, lớn dần, gây viêm màng não, hoặc hoại tử xương dẫn đến suy tạng. Bệnh nhân sẽ tử vong.
Sau mổ, bệnh nhân được đánh kháng sinh, kháng nấm với tính toán kỹ lưỡng. Nếu không, vẫn có nguy cơ tử vong. Bước đầu, 3 bệnh nhân đã ổn định nhưng phải theo dõi lâu dài.
“Bác sĩ gặp chúng tôi và nói xương đã bị hủy hết, hoại tử bên trong rất nặng, có thể chết. Bệnh viện sẽ cố gắng hết sức nhưng đây là những ca bệnh lạ. Chúng tôi dù suy sụp nhưng quyết định tin tưởng bác sĩ và đồng ý phẫu thuật.
Có người phải khoét phần xương sọ, có người mất cả xương hàm nhưng hiện tại chúng tôi đã được cứu sống”, bệnh nhân A.T.L chia sẻ vào sáng 11/7.
Theo PGS. Trần Minh Trường, hiện chưa thể kết luận chính xác tình trạng cốt tủy viêm xương (hàm mặt, sọ) do Covid-19. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm lâm sàng, nhận thấy có mối liên hệ.
“Chúng tôi nghĩ nhiều đến tình trạng tắc mạch trong thời gian bệnh nhân mắc Covid-19. Đặc biệt biến thể Delta gây ra tình trạng tăng đông, các bệnh nhân cũng mắc Covid-19 trong giai đoạn Delta hoành hành”, PGS. Trần Minh Trường phán đoán.
Trên thế giới, từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2022 có 80 bài báo cáo ở Ấn Độ, Trung Quốc, một số quốc gia châu Á về sự xuất hiện các ca viêm cốt tủy xương, hoại tử xương sọ, viêm xoang tương tự chùm ca bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 từ 6-8 tháng có nhức đầu kéo dài, viêm xoang, có thể cần chụp CT scan sọ não để cảnh báo và can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, nếu không có các dấu hiệu chuyên môn, các kỹ thuật trên không nên bị lạm dụng.
Nguyên tắc cơ bản được Quảng Bình đưa ra, đó là hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan, tổ chức phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng được quy định tại Điều 4 Luật An toàn thông tin mạng, cũng như Điều 41 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Theo quy chế, các hành vi bị cấm sẽ dựa theo các quy định trong Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng, cũng như Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Bên cạnh đó, quy chế cấm việc tự ý lắp đặt các thiết bị phát sóng Wi-Fi vào mạng máy tính của cơ quan, tổ chức; cấm lắp đặt các thiết bị tiếp sóng Wi-Fi trên máy tính có kết nối mạng nội bộ để truy nhập mạng Wi-Fi ngoài khi chưa được phê duyệt của lãnh đạo cơ quan, tổ chức.
Các cán bộ, công chức, viên chức… tỉnh Quảng Bình cũng không được tự ý đăng lên, tải về, chia sẻ dưới mọi hình thức các dữ liệu, tài liệu, số liệu nội bộ, những văn bản chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công khai lên mạng Internet và những phương tiện thông tin đại chúng khác.
Quy chế của Quảng Bình cũng quy định cụ thể về quản lý đăng nhập, truy nhập hệ thống thông tin; quản lý vận hành hệ thống thông tin; phòng, chống phần mềm độc hại; sao lưu dữ liệu dự phòng; bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
H.A.H
ictnews Bộ Tài nguyên và Môi trường mới ban hành Quy chế về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng được quy định cho việc quản lý trang thiết bị CNTT, người sử dụng; việc bảo đảm an toàn cho hệ thống CNTT, xác định cấp độ và phương án bảo an toàn hệ thống CNTT, bảo đảm an toàn thông tin
" alt=""/>Quảng Bình đã có quy chế an toàn thông tin mạng