游客发表
Khoa học,àokiệtkhoahọccôngnghệthờinàoViệtNamcũngcóvô địch quốc gia đức công nghệ đóng góp lớn vào phát triển đất nước
Sáng ngày 15/5, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 và kỷ niệm 65 năm thành lập (1959- 2024).
Bộ KH&CN, tiền thân là Ủy ban Khoa học Nhà nước, được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho hay, trong 65 năm, qua từng giai đoạn lịch sử, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tên gọi của Bộ đã có những thay đổi.
Tuy nhiên, dù với tên gọi nào, Bộ KH&CN luôn được giao nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cao nhất cho Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch định và triển khai các chính sách phát triển KH&CN.
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, cơ chế và chính sách quản lý hoạt động KH&CN luôn được quan tâm đổi mới nhằm giải phóng tiềm năng sáng tạo, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Tại buổi lễ, nhiều ý kiến, nhận định đã được các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ nhằm khẳng định tầm quan trọng của ngành KH&CN với sự phát triển chung.
Thay mặt gần 2.000 hợp tác xã, cùng với bà con nông dân cả nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan gửi lời cảm ơn chân thành đến Bộ KH&CN, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã luôn kiên trì, sáng tạo, bền bỉ nối kết nhịp cầu khoa học đến cuộc sống, đến làng quê nông thôn, đến từng thửa ruộng, bờ ao và đến hàng chục triệu người nông dân.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, các cơ sở nghiên cứu khoa học, dù thuộc sự quản lý của bộ, ngành nào, cũng đều là nguồn lực chung của quốc gia. Giá trị gia tăng trong nông nghiệp sẽ được tích luỹ trên cơ sở gia tăng hàm lượng tri thức và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ.
“Đó là những bác nông dân mày mò giải pháp tưới tự động qua chiếc điện thoại thông minh, là anh thanh niên nông thôn dù chưa hoàn thành hết chương trình phổ thông, nhưng đã thành công “lai ép” đa dạng các giống cá trong tự nhiên, là những “nhà khoa học chân đất” mà chúng ta đều có thể gặp gỡ khắp đất nước Việt Nam”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên Hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khẳng định, ngành KH&CN đã có đóng góp vô cùng to lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo nên những sản phẩm mang thương hiệu Việt làm rạng danh đất nước, không chỉ rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới mà còn tạo nên thứ bậc ngày càng cao và có uy tín trên thế giới.
Việt Nam cần sự dấn thân, vượt khó của các nhà khoa học
Trên thực tế, xếp hạng quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022. Trong 10 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng của Việt Nam tăng 30 bậc, dẫn đầu trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp.
Đến nay, Việt Nam đã có 4 “kỳ lân” khởi nghiệp công nghệ (MoMo, Sky, Mavis, VNLIFE), xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam còn được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) coi là quốc gia đạt tiến bộ về đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn, nhất là trong thế hệ trẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, kể từ khi được tổ chức lần đầu tiên, Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã trở thành ngày hội của những nhà khoa học, những người làm khoa học công nghệ trên cả nước. Đây là dịp để ôn lại, tôn vinh, định hướng và cùng nhau phát triển KH&CN.
Trước sự phát triển không ngừng của lĩnh vực khoa học, công nghệ, thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, kết quả đạt được và những đóng góp của đội ngũ các nhà khoa học nói riêng và ngành KH&CN nói chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: “Có thể nói, tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt về khoa học, công nghệ lúc nào cũng có”.
Ngày nay, dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, KH&CN đã phát triển bùng nổ trên tất cả các lĩnh vực và đang làm thay đổi sâu sắc thế giới theo hướng thông minh hơn, hiệu quả hơn và với tốc độ nhanh hơn, biến động khó lường.
Bài học thành công ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Phần Lan... cho thấy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển và vượt lên của các quốc gia. Mặt khác, những bài học kinh nghiệm, rơi vào bẫy thu nhập trung bình của nhiều quốc gia cũng cho thấy sự thất bại của chính sách KH&CN ở những nơi này.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố nền tảng của chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, là con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu. Phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn khôn ngoan và cần có ưu tiên về nguồn lực (thể chế, cơ chế, chính sách, hạ tầng, con người…
Thủ tướng mong rằng, tinh thần say mê nghiên cứu, dấn thân của các thế hệ đi trước sẽ tiếp tục được lan tỏa, phát huy mạnh mẽ, tạo động lực, truyền cảm hứng trong thế hệ trẻ, nhất là đội ngũ nhà khoa học hôm nay và tương lai, trong đó có các nhà khoa học nữ.
“Đất nước ta, xã hội chúng ta đang rất cần sự dấn thân, vượt qua khó khăn, trở ngại của các nhà khoa học để thực hiện thành công các nhiệm vụ KH&CN, đổi mới sáng tạo, góp phần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mang lại niềm vinh dự, tự hào cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, dân tộc và đất nước”, Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Hai nhà khoa học được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024Bộ KH&CN vừa trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cho TS. Nguyễn Thị Kim Thanh và PGS.TS. Trần Mạnh Trí.相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接