Phân tích tỷ lệ Strasbourg vs Nantes, 1h45 ngày 21/9

Giải trí 2025-01-28 17:50:20 55476
ântíchtỷlệStrasbourgvsNanteshngàđtqg việt nam   Hoàng Ngọc - 19/09/2019 00:39  Pháp
本文地址:http://web.tour-time.com/news/011f599406.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1

nguyen thi doan.jpg
Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan đánh giá cao nỗ lực của  toàn ngành trong năm học qua

Đối với những tồn tại, bất cập, bà Doan cho rằng Bộ GD-ĐT cần sớm có những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tác động thật cẩn thận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp để biết được thực chất của sự đổi mới với học sinh, giáo viên như thế nào.

Bên cạnh đó, những bất cập về tự chủ đại học, giáo dục đại học, chính sách phát triển, thu hút sinh viên ngành khoa học cơ bản… cũng được bà Nguyễn Thị Doan đề cập. Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh tới giáo dục dành cho người lớn.

"Hệ thống giáo dục có 2 giai đoạn: Giáo dục ban đầu, đào tạo cho học sinh; giáo dục tiếp tục là dành cho người lớn. Thời gian vừa qua, Vụ Giáo dục thường xuyên đã phối hợp rất tốt với Hội Khuyến học Việt Nam để thúc đẩy giáo dục người lớn, thông qua những mô hình học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, gia đình học tập, công dân học tập và dòng họ học tập" - bà Doan nhìn nhận.

Bà Doan cũng nhấn mạnh cần công bằng trong đánh giá giữa giáo dục tiếp tục và giáo dục ban đầu, để thúc đẩy người lớn học tập, tạo cơ hội cho tất cả người lớn học tập, học tập suốt đời.

Bà Doan cũng đề nghị các địa phương thực hiện phát động của Thủ tướng Chính phủ, thi đua "xóa mù" công nghệ và ngoại ngữ trong thời đại 4.0. Đồng thời, địa phương cần quan tâm đến các thiết chế giáo dục, các cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, câu lạc bộ và thư viện nhằm giúp người lớn tiếp cận với tài nguyên giáo dục mở; quan tâm đến những người hoạt động ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng...

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thất tính đến nay, cả nước có 18.557 trung tâm (tăng 1.036 trung tâm so với năm học 2021-2022). 

Trong đó, có 620 trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (giảm 12 trung tâm so với năm học 2021-2022); 10.491 trung tâm học tập cộng đồng (giảm 199 trung tâm so với năm học 2021-2022, đạt tỉ lệ 98,98% xã/phường/thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng); 

5.753 trung tâm ngoại ngữ, tin học (tăng 139 trung tâm so với năm học 2021-2022); 1.693 trung tâm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (bao gồm cả trung tâm giáo dục kỹ năng sống).

Tổng số học viên theo học các chương trình giáo dục thường xuyên là 20.730.119 học viên (tăng 2.784.403 học viên so với năm học 2021-2022), trong đó tổng số học viên Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông là 389.661 học viên (tăng 45.258 học viên so với năm học 2021-2022).

Gia đình, dòng họ là nòng cốt trong xây dựng xã hội học tập

Gia đình, dòng họ là nòng cốt trong xây dựng xã hội học tập

Ngày 15/8, Hội thảo quốc gia "Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới" được tổ chức tại Hà Nội.">

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: Cần tạo cơ hội cho tất cả người lớn học tập

 Cuộc hội ngộ của hơn 1 triệu thành viên ngành Giáo dục

Sáng nay, 15/8, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục". 

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: “Cá nhân tôi rất hồi hộp, cũng có phần căng thẳng, vì thực sự chưa làm việc này bao giờ. Đứng trước 100 người, 1.000 người đã thấy căng, huống hồ đang trò truyện với gần một triệu người nhưng tôi sẽ cố gắng. 

Có người khuyên tôi không nên tổ chức cuộc này vì làm sao mà trả lời hết, nhỡ không trả lời hết mọi người chuyển từ sự hồ hởi trông chờ ngóng đợi sang thất vọng thì sao? Nhỡ lỡ mồm thì sao? Mọi điều đều có thể xảy ra. Nhưng mong muốn làm cứ phải làm và không đắn đo nhiều quá”. 

Ông Kim Sơn cũng thừa nhận: “Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đang triển khai những việc rất lớn và rất khó, có việc khó tựa như dời non lấp bể”.

Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt, các trường cao đẳng sư phạm và đại học. Tổng hợp các ý kiến giáo viên, TS Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho biết qua rà soát khối mầm non, phổ thông, có một số vấn đề chung.

Ở nhóm nội dung phản ánh về chế độ, chính sách, có nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ chính sách đối với giáo viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là những người đang công tác ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. 

Một số ý kiến quan tâm đến tiền lương sau khi hoàn thành đào tạo trình độ đại học, xếp lương theo vị trí việc làm...

Các ý kiến cho rằng hiện nay mức lương thu nhập của giáo viêncòn thấp so với mức sống của toàn xã hội, dẫn đến việc nhiều giáo viên phải dành thời gian để đi làm thêm ngoài giờ lên lớp, từ đó hạn chế tới thời gian tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. 

Mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống là một trong những lý do khiến nhiều giáo viên muốn bỏ nghề và đã bỏ nghề rẽ sang hướng khác.

TS Nguyễn Ngọc Ân khẳng định thực tế, nhiều giáo viên ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm nhiều việc khác để đảm bảo cuộc sống. Do đó, nếu Nhà nước không kịp thời có những chính sách hỗ trợ giáo viên số lượng thầy cô giáo bỏ việc thời gian tới có thể còn gia tăng. Các giáo viên đều mong muốn có giải pháp để giúp nâng cao hơn thu nhập, có thể toàn tâm toàn ý cho công việc dạy học.

Dự kiến tăng 5-10% phụ cấp giáo viên tiểu học, mầm non

Bên cạnh mức lương thấp, áp lực, quá tải trong công việc cũng được các giáo viên nêu rõ. Cô Lê Thị Tuyết Hường, giáo viên mầm non ở tỉnh Điện Biên, cho hay: "Theo quy định là 8 tiếng/ngày, nhưng thực tế chúng tôi đang phải làm việc 10 tiếng/ngày. Tôi tin rằng ai đó chỉ cần trải nghiệm một ngày làm giáo viên mầm non sẽ hiểu được áp lực nặng nề của chúng tôi”, cô giáo nói.

Cô giáo cũng nói đến những khó khăn khi đi dạy tại các điểm trường lẻ, nhiều điểm trường ở rất xa trung tâm tuy nhiên chưa có kinh phí hỗ trợ việc đi lại.

Bên cạnh đó, hiện nay tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non cũng đang được xác định như những ngành nghề khác. “Chúng tôi thấy độ tuổi nghỉ hưu trên 50 tuổi của giáo viên mầm non là không phù hợp cần được xem xét”, cô giáo nói.

Cô Lý Thị Trinh Nguyên, giáo viên mầm non ở Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, cũng cho rằng giáo viên mầm non hiện nay gần như phải làm gấp đôi so với quy định 40 tiếng/tuần, từ sáng 6h30 tới 17h, thậm chí đến 18h. Trung bình mỗi ngày, giáo viên mầm non làm việc từ 10 - 12 tiếng, về đến nhà gần như kiệt sức.

Mặt khác, công việc của họ mang tính chất đặc thù, vừa nuôi vừa dạy, đồng thời là người phải xử lý trực tiếp những tình huống hay gặp của trẻ nhỏ như quấy phá, lười ăn, những dấu hiệu của bệnh tự kỷ...

Giáo viên phải đóng nhiều vai như chuyên gia về dinh dưỡng, chuyên gia về can thiệp sớm, chuyên gia về tư vấn tâm lý… Ngoài ra, vị trí việc làm của giáo viên mầm non cũng gặp nhiều nguy cơ và rủi ro. Không ít trường hợp phụ huynh nóng tính, có những hành động gây xúc phạm thể chất và tinh thần đối với giáo viên

Dù vất vả, áp lực nhưng mức ưu đãi theo nghề hiện nay thấp so với công sức các thầy cô bỏ ra – chỉ 35%. Thu nhập không đủ trang trải cuộc sống nên vừa qua, có rất nhiều giáo viên mầm non không bám trụ được với nghề, bỏ việc hoặc chuyển sang ngành nghề khác.

Do đó, giáo viên này mong được tăng mức phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 70% giống như các trường chuyên biệt để giáo viên yên tâm công tác.

Toàn cảnh buổi gặp gỡ, trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT làm việc với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành; trước hết cân nhắc để có thể nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học.

Bước đầu, Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%. “Mức tăng dù nhỏ nhưng cũng thêm một phần để động viên, bù đắp cho giáo viên mầm non, tiểu học”, ông Sơn chia sẻ.

Liên quan việc giáo viên phản ánh giáo viên phải đến sớm, về muộn, trông trẻ qua trưa… theo Bộ trưởng, với số giờ lao động như vậy, thầy cô phải bỏ nhiều sức lực, ít còn thời gian phát triển chuyên môn, chăm sóc gia đình. Đó cũng là lý do nhiều người ngại ứng tuyển làm việc tại trường mầm non.

Một số địa phương đã có giải pháp huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ tiền ngoài giờ cho giáo viên mầm non nhưng hiện còn thiếu hành lang pháp lý đầy đủ, bền vững bù đắp cho việc này. Thời gian tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục lưu ý đến việc bù đắp thù lao giờ làm việc nhiều của giáo viên mầm non.

Liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên cấp này, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đang điều chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội. Trong góp ý Luật này, Bộ GD-ĐT đã có ý kiến chính thức đề nghị đưa giáo viên mầm non và đối tượng lao động nặng nhọc, từ đó liên quan đến tuổi hưu. 

Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng bày tỏ mong muốn có thể tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên tất cả các cấp học, tuy nhiên triển khai trước đối với mầm non, tiểu học; sau đó sẽ lần lượt có các kiến nghị khác.

“Ngành Giáo dục có số lượng người hưởng lương, công chức, viên chức rất lớn, chiếm hơn 70% tổng số công chức, viên chức cả nước. Do đó, mỗi chính sách điều chỉnh, dù nhỏ, cũng cần tính toán các nguồn lực, điều kiện. Bởi vậy, chúng ta mong muốn, kiến nghị nhưng cũng cần từng bước, hợp lý”, ông Kim Sơn nói thêm.

Về ý kiến liên quan đến phụ cấp nhân viên trường học, theo Bộ trưởng, đây là nhóm chịu nhiều thiệt thòi, lương thấp, dù đã được hưởng phụ cấp ưu đãi tương ứng với công việc chuyên môn. Do đó sẽ phải tính đến việc điều chỉnh chính sách trong tương lai. 

Sáng nay, Bộ trưởng GD-ĐT gặp gỡ với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng sẽ gặp gỡ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các trường đại học.

Sự kiện "Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục" được tổ chức trực tuyến để tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục cả nước có thể tham dự. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD-ĐT, kết nối với các tỉnh, thành qua 63 điểm cầu của các Sở GD-ĐT và hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học. 

Hơn 6.500 ý kiến từ các cấp học đề cập đến nhiều nội dung đã được gửi về Bộ trưởng GD-ĐT. Với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề lớn như: Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…); Chế độ chính sách nhà giáo (tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…); Điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên (trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…).

Bộ GD-ĐT cho biết các ý kiến này cùng thông tin thu thập từ sự kiện là cơ sở quan trọng để Bộ tiếp tục hoàn thiện các chế độ, chính sách, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, lãnh đạo phù hợp với thực tiễn, qua đó phát triển, bảo đảm điều kiện về đội ngũ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

">

Mức lương làm 'nóng' cuộc đối thoại Bộ trưởng bộ Giáo dục với triệu giáo viên

Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Seeb, 20h15 ngày 24/1: Khác biệt quá lớn

Học bạ của học viên H.C.G ghi rõ nghỉ không phép 67 ngày và đã được đóng dấu mộc "Không được thi tốt nghiệp"

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT tại Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT (ban hành kèm theo Quyết định 23/VBHN-BGDĐT ngày 23/8/2014), tại Điều 17 quy định rõ "Những học viên thuộc một trong những trường hợp sau đây không được lên lớp:

1. Nghỉ học quá 45 buổi học trong một năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép).

2. Học lực cả năm xếp loại kém.

3. Học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu.

4. Xếp loại học lực cả năm yếu sau khi đã kiểm tra lại nhưng không đạt loại trung bình.

5. Không đạt hạnh kiểm loại trung bình sau khi được rèn luyện thêm trong dịp hè.

6. Bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên đối với những học viên không thuộc đối tượng xếp loại hạnh kiểm".

Như vậy, theo quy định này, học viên H.C.G không đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tại học bạ của học viên H.C.G, ở phần đánh giá học viên được lên lớp thẳng hay ở lại lớp, trung tâm cũng đã đóng mộc dòng chữ: Không được thi tốt nghiệp. Học bạ được bà Nguyễn Thị Minh Loan - Phó Giám đốc (phụ trách chuyên môn) của Trung tâm GDNN-GDTX quận Bình Tân, ký tên, đóng dấu vào ngày 19/5/2023.

Dù vậy, được biết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023vừa qua, học viên H.C.G vẫn được cung cấp Giấy báo dự thi; vẫn đi thi và có kết quả thi bài thi: Ngữ văn 4,4 điểm; Toán 6,5 điểm, Lịch sử 6,75 điểm và Địa lý 5,75 điểm. Với kết quả này, H.C.G được xét đỗ tốt nghiệp.

Chờ chỉ đạo xử lý của cấp trên

Sau khi sự việc được phát hiện, bà T.L là nhân viên giáo vụ của Trung tâm đã có bản tường trình. Theo bản tường trình của bà T.L, từ ngày 1/4/2022, bà tiếp nhận nhiệm vụ giáo vụ, được sự hướng dẫn của ông V.T.D (giám thị của trung tâm) trong công việc bên bộ phận giáo vụ phải làm và cung cấp tài khoản, duyệt thông tin của học viên thi tốt nghiệp THPT. Ông V.T.D cũng hỗ trợ và T.L trong công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Ngày 19/5, ông V.T.D in danh sách thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của 235 thí sinh (217 học viên trung tâm và 18 thí sinh tự do) để hoàn tất hồ sơ kiểm tra chéo của cụm và duyệt thông tin thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp trước 19h ngày 19/5.

Bà T.L cho biết ở thời điểm này, bà không nhận được thông báo bằng văn bản nào từ giáo viên chủ nhiệm về những học viên không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT 2023.

Giấy báo dự thi đã được in nhưng không đưa cho học viên H.C.G vì không đủ điều kiện dự thi.

Ngày 25/5, trung tâm hoàn thành việc đăng ký cho 235 hồ sơ thí sinh thi tốt nghiệp THPT, gửi Sở GD-ĐT TP.HCM. Ngày 26/5, bà T.L in kết quả học tập của học viên cho giáo viên chủ nhiệm.

Ngày 28/5, giáo viên chủ nhiệm các lớp 12 đã thông báo tới phụ huynh, học viên kết quả học tập cả năm học, những trường hợp đủ và không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT.

Tới ngày 31/5, bà H.L. và ông V.T.D cập nhật dữ liệu, duyệt 235 thí sinh đăng ký dự thi. Bà H.L vẫn không nhận được thông báo hoặc xác nhận từ giáo viên chủ nhiệm về những học viên không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp đã nắm thông tin hay chưa.

Ngày 19/6, ông V.T.D in giấy báo dự kỳ thi tốt nghiệp cho học viên, bà T.L kiểm tra lại danh sách những học viên đủ và không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT; phát giấy báo dự thi cho những em đủ điều kiện dự thi, có ký tên xác nhận vào danh sách. Đối với những em không đủ điều kiện dự thi, bà T.L không phát giấy báo dự kỳ thi tốt nghiệp, trong đó có em H.C.G.

Tuy nhiên, đến ngày 24/7, khi in giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho học viên, bà T.L phát hiện có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời tên H.C.G.

Theo tường trình của bà H.L, chiều ngày 24/7, khi học viên H.C.G lên trung tâm lấy giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, khi bà và ông V.T.D hỏi, học viên này thừa nhận giáo viên chủ nhiệm đã thông báo không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT nhưng vẫn đi thi. 

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân, người ký trên giấy báo dự thi - cho biết sự việc đang được báo cáo lên UBND Quận Bình Tân và Sở GD-ĐT TP.HCM chờ chỉ đạo giải quyết.

Cũng theo ông Dũng, thời điểm ký giấy báo dự thi cho học viên, ông không nhận được báo cáo về các trường hợp không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT (có học viên H.C.G).

Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã nhận được báo cáo của Trung tâm GDNN-GDTX quận Bình Tân về vụ việc nêu trên và đang xem xét để xử lý.

VietNamNetsẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

TP.HCM: Hủy kết quả của học viên 'không đủ điều kiện thi vẫn đỗ tốt nghiệp THPT'

TP.HCM: Hủy kết quả của học viên 'không đủ điều kiện thi vẫn đỗ tốt nghiệp THPT'

Sở GD-ĐT·TP.HCM vừa có công văn hủy kết quả tốt nghiệp THPT năm 2023 của học viên liên quan đến vụ việc 'không đủ điều kiện dự thi vì nghỉ học không phép 67 ngày nhưng vẫn đỗ tốt nghiệp'.">

Nghỉ học 67 ngày, không đủ điều kiện thi vẫn đỗ tốt nghiệp THPT 2023

ThS. Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng phụ trách tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM, cho biết: “Theo công bố điểm chuẩn của trường, đối sánh với mức điểm sàn đã công bố, điểm trúng tuyển tăng 1-3 điểm so với mức nhận hồ sơ tùy ngành.

Đặc biệt, ở các ngành thế mạnh và xu hướng, điểm chuẩn tăng cao, có ngành tăng 3 điểm so với công bố điểm sàn như: Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế, Truyền thông đa phương tiện, Digital Marketing, Thiết kế đồ họa”. 

14h chiều nay, Bộ GD-ĐT sẽ trả kết quả xử lý nguyện vọng lần thứ 10 về cho các trường đại học, học viện. Nhiều trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn ngay trong hôm nay.

Ông Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Đào tạoTrường Đại học Kinh tế- Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho biết nhà trường xác định ngay khi Bộ trả kết quả sẽ đối sánh và công bố điểm sớm nhất có thể.

Bà Nguyễn Thảo Chi, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cũng cho biết dự kiến trường sẽ công bố điểm chuẩn hôm nay, hoặc chậm nhất thì sáng ngày mai.

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường Đại học Công Thương TP.HCM, thông tin, trường sẽ công bố điểm chuẩn hôm nay, ngay sau khi Bộ GD-ĐT trả kết quả lọc ảo lần thứ 10. TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Nha Trang, khẳng định nhà trường sẽ công bố điểm chuẩn sớm nhất, vào chiều nay.

Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT trước 17h ngày 8/9.

Thí sinh trúng tuyển theo các phương thức xét vào trường năm 2023 như xét theo kết quả thi THPT, xét tuyển sớm như Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức và xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT đồng thời tiến hành làm thủ tục nhập học từ 24/8 đến hết ngày 8/9 (kể cả ngày lễ và Chủ Nhật) tại trường. 

Hồ sơ nhập học gồm: Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT) hoặc bản chính kết quả thi đánh giá năng lực 2023 (đối với thí sinh sử dụng điểm thi đánh giá năng lực); Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (có công chứng); Bản sao Giấy khai sinh (hợp lệ); Bản sao Học bạ cấp 3 (có công chứng); Bản sao thẻ BHYT (để mua BHYT tiếp tục); Giấy khám sức khỏe; Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân; Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

Ngoài ra, trường xét tuyển học bạ bổ sung đến 12/9, bằng phương thức học bạ THPT. Mức điểm nhận hồ sơ bổ sung ở phương thức xét tuyển học bạ tổ hợp 3 môn lớp 12 và xét điểm trung bình 3 học kỳ là từ 18 điểm trở lên.

Tra cứu điểm chuẩn của các trường đại học, cao đẳng 2023trên cả nước nhanh trên VietNamNet

Tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2023 trên VietNamNet

Tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2023 trên VietNamNet

Hôm nay, các trường đại học trên cả nước bắt đầu công bố điểm chuẩn dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Thí sinh tra cứu điểm chuẩn trên VietNamNet nhanh gọn, chính xác.">

Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM năm 2023

友情链接