Apple cho biết đợt áp thuế mới nhất của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến một số sản phẩm sắp ra mắt của hãng, bao gồm cả Apple Watch, AirPods và HomePod. Mức thuế đề xuất 25% sẽ khiến cho các sản phẩm nói trên hoặc các linh phụ kiện trong đó bị tăng giá và có khả năng làm giảm doanh thu của Apple.
Apple lo sản phẩm bị tăng giá do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung |
Ngoài ra, một số sản phẩm khác cũng sẽ bị ảnh hưởng, theo một lá thư do Apple gửi cho Đại diện thương mại hôm 7/9. Apple cho biết Mac Mini, Apple Pencil, chuột không dây và trackpad, ốp lưng da và một số adapter, bộ sạc, cáp và các linh kiện bên trong cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Apple khuyến nghị Mỹ nên sửa đổi đề xuất của mình và từ chối áp thuế đối với các loại sản phẩm có trong các thiết bị này. "Thật khó để chấp nhận mức thuế làm tổn thương các công ty Mỹ và người tiêu dùng Mỹ đẻ thúc đẩy các mục tiêu của Chính phủ đối với Trung Quốc", Apple viết.
Cho đến nay, Mỹ và Trung Quốc đã tránh áp đặt thuế quan gây ảnh hưởng đến các sản phẩm công nghệ chính - một lĩnh vực mà hai bên có quan hệ khăng khít với nhau mà Apple bị ảnh hưởng rất lớn. Các sản phẩm phần cứng đã giúp cho hãng công nghệ này trở thành công ty giàu có nhất thế giới nhưng phần lớn chúng lại được gia công ở Trung Quốc.
Trong khi Mỹ không trực tiếp nói sẽ đánh thuế đối với đồng hồ thông minh hoặc tai nghe không dây, tuy nhiên Chính phủ nói rằng họ có thể đánh thuế “các thiết bị tiếp nhận, chuyển đổi, truyền tải hoặc tái tạo giọng nói”, điều này được cho là mô tả nhiều sản phẩm của Apple, bên cạnh các mặt hàng khác như "phích cắm và ổ cắm để tạo kết nối".
Vòng áp thuế của Mỹ đã được đưa ra trong suốt hai tháng vừa qua, tạo nên một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc mà giới quan sát cho rằng sẽ tổn hại chung đến nền kinh tế thế giới.
Apple nói rằng, nếu được áp dụng, mức thuế trên sẽ "không khác gì như một khoản thuế đối với người tiêu dùng Mỹ" và cuối cùng là "tăng chi phí đối với các sản phẩm của Apple". Công ty cho biết điều này sẽ gây bất lợi cho việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài và ngay cả chính nước Mỹ.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào các mức thuế được đề xuất sẽ có hiệu lực hoặc liệu có thay đổi nào hay không theo kiến nghị của Apple.
Theo Nguoiduatin
Công nghệ của Huawei và ZTE sẽ bị cấm sử dụng trong chính phủ Mỹ và các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho Nhà nước. Lệnh cấm này được tổng thống Trump ký vào ngày 13/8.
" alt=""/>iPhone, iPad sẽ tăng giá do cuộc chiến thương mại MỹTuy nhiên, số tiền 5.000 USD dường như chỉ là sự khởi đầu. Sau khi kết thúc buổi stream vào dịp Halloween năm 2016, cô đã kiếm được số tiền lên tới 7.000 USD.
Trường hợp của Richelle, một streamer và game thủ chuyên nghiệp StarCraft có phần hơi khác. Nữ game thủ bắt đầu nhập học tại trường y Ontario vào năm 2016. Mặc dù mỗi tối cô đều cho phép hàng tá người lạ nghía qua cuộc sống riêng tư của mình thông qua những buổi stream, Richelle vẫn luôn giữ bí mật về việc học hành.
Cô sợ nếu thổ lộ cho cộng đồng fan của mình về những dự định không liên quan tới con đường game thủ chuyên nghiệp, họ sẽ không còn hứng thú nữa.
"Chuyện là vậy đấy, họ sẽ tìm tới người khác, vì tôi sẽ không còn xứng đáng với những gì họ đã ủng hộ nữa", Richelle chia sẻ.
Twitch: Trung tâm giới thiệu việc làm thời công nghệ
Những kênh dịch vụ như Twitch mở ra cho giới trẻ nhiều loại công việc mới, đặc biệt là những người có thời khóa biểu phức tạp như sinh viên đại học chẳng hạn.
Đối với một sinh viên đại học có việc làm theo ca mỗi học kì, một công việc vào khoảng 9h tối tới 5h sáng thường rất khó kiếm. Ngay cả những công việc ca đêm cũng sẽ rất mệt mỏi nếu như hôm sau bạn phải làm kiểm tra, bài tập về nhà. May mắn thay, nhiều công cụ stream đã giúp đỡ cho họ phần nào trong việc mưu sinh, đóng học phí.
Trước khi stream game phát triển, con đường quen thuộc nhất để bước chân vào giới game thủ chuyên nghiệp là thi đấu giải. Trong e-sports, một game thủ chuyên nghiệp chính là một người chơi solo, hoặc một thành viên trong team, thi đấu tranh giải và có nhà tài trợ chống lưng.
Môi trường này rất khắc nghiệt và đòi hỏi ở một game thủ chuyên nghiệp rất nhiều kĩ năng.
Trong khi đó với việc stream game, các streamer sử dụng nhiều nền tảng khác nhau như Twitch và YouTube. Họ không nhất thiết phải có kĩ năng tuyệt vời, chỉ đơn giản là chơi nhiều tựa game khác nhau và phá đảo các danh hiệu mới theo yêu cầu của người theo dõi.
Vì thế, thu nhập của họ chủ yếu là nhờ vào lượng tiền ủng hộ (donate) của cộng đồng fan hâm mộ thông qua các phòng chat và mạng xã hội.
Đối với Richelle, để kiếm đủ tiền học phí vào đại học, nữ game thủ phải stream game mỗi ngày. Richelle bỏ ra hàng giờ phát sóng quá trình chơi game của bản thân và dành ra chỉ một hay hai giờ để nghỉ ngơi. Richelle tự tạo danh tiếng cho bản thân là một game thủ StarCraft chuyên nghiệp, lọt vào top 200 game thủ có thứ hạng cao ở một khu vực.
Nhưng, xuất thân từ giới game thủ chuyên nghiệp lại không phải điều kiện cần để tiến xa trong ngành streamer, chẳng hạn trường hợp của Josh Caron, sinh viên cao đẳng Rhode Island chuyên ngành marketing.
Anh biết đến stream game khi tham dự vào một buổi stream với bạn bè và bắt đầu tự mình stream game khi bước vào năm đầu cấp 3. Ban đầu, Josh sử dụng Twitch để chia sẻ tình yêu trò chơi điện tử với nhiều người khác, cũng như trò chuyện với mọi người.
"Đây là một dịp tốt giúp tôi có thêm nhiều bạn bè. Tôi không có ý định kiếm lợi nhuận từ việc này. Chỉ đơn giản là tôi thấy vui và mong rằng sẽ có nhiều người thích xem tôi chơi game. Mãi tới sau này, tôi mới nhận ra mình vừa sa vào một cơ hội kiếm tiền cực lớn", Josh chia sẻ.
Anh từ chối tiết lộ về khoản tiền mình kiếm được mỗi tháng qua stream sau khi kí hợp đồng với Twitch, nhưng Josh thừa nhận thu về khoảng hơn 8.000 USD trong năm 2016.
Đó là năm đầu tiên trong sự nghiệp streamer của Josh, đối với một thiếu niên còn trong tuổi ăn tuổi học thì đó là một khoản cực lớn. Josh tâm sự rằng năm 2017 anh ấy thu được số tiền còn lớn hơn nữa.
Nam game thủ cho biết anh đầu tư một khoản tiền vốn kha khá vào trang thiết bị dùng cho việc stream và chơi game, nhưng số vốn được thu hồi một cách nhanh chóng. Mục tiêu của Josh là kiếm được 5.000 USD mỗi năm và số tiền ấy sẽ được dùng trả học phí.
"Là một sinh viên thì việc xoay sở kiếm tiền lúc nào cũng cần thiết. Nhờ cộng đồng người hâm mộ lớn mạnh mà tôi có đủ khả năng để tiếp tục việc học. Tôi mang ơn họ rất nhiều", Josh nói.
Nghề stream game cũng lắm gian nan
Việc gắn bó với cộng đồng người hâm mộ đòi hỏi việc bạn phải bỏ không ít thời gian tương tác với họ, kể cả khi gặp phải nhiều vấn đề cá nhân. Từ khi lên đại học, cuộc sống của Josh trở nên bận rộn hơn hẳn.
Stream game trong khoảng thời gian này không những bị áp lực về mặt tài chính mà còn về mặt thời gian. Việc lựa chọn một khoảng thời gian cố định đã khó, thay đổi lịch trình vốn có còn khó khăn hơn nhiều.
"Tôi muốn buổi stream của mình giống như một TV show vậy, nên luôn cố gắng tạo cho mình một thời gian biểu cố định. Vì thế, tôi cần phải chọn một khoảng thời gian nào mà số lượng người xem cao nhất và phải duy trì đủ lâu để có thêm người tham gia", Josh nói.
Jazmin Tapia, sinh viên tại cao đẳng cộng đồng Austin cho hay công việc toàn thời gian của cô là stream game, Mặc dù thời gian lên sóng của Jazmin không được nhiều khi đang trong năm học, cô hầu như không bỏ lỡ ngày nào trong kì nghỉ hè.
"Tôi stream game mỗi ngày", cô nói.
Jazmin bảo rằng đã gắn liền với công việc này, trong từ điển phải không được có từ "buồn bã". Nữ streamer luôn giữ cho mình một thái độ tích cực đối với người xem.
"Tôi phải luôn tươi cười và giả như mọi chuyện đều ổn. Tôi không bao giờ để lộ cho ai biết mình đang rất stress. Mọi người theo dõi stream trên Twitch là để thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Chính vì thế, chúng tôi, những streamer lúc nào cũng phải dẹp cảm xúc cá nhân sang một bên và tiếp tục công việc", Jazmin chia sẻ.
Khi được hỏi rằng liệu có muốn tiếp tục công việc này sau khi tốt nghiệp, cả ba đều đinh ninh rằng họ không có ý định từ bỏ nó. Mặc dù nói vậy nhưng Tapia không nghĩ rằng cô sẽ gắn bó với việc stream game cả đời.
Họ xem việc stream game như một sở thích hoặc để kiếm thêm ít tiền nhằm theo đuổi những đích đến lớn hơn. Khoản tiền từ đó giúp nhiều người trang trải tiền điện nước, gây quỹ từ thiện, trang bị thêm công cụ stream mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng kiếm sống hay đặc biệt hơn, làm giàu được bằng nghề này.
"Đối với những streamer là sinh viên, mọi người nên ưu tiên cho việc học trước vì biết đâu Twitch gặp vấn đề. Hãy luôn lập kế hoạch dự phòng cho bản thân", Jazmin chia sẻ.
Cách thức nhận tiền của streamer
Các streamer có rất ít sự lựa chọn để gặt hái những đồng tiền mà họ đã bỏ công sức ra kiếm được. Có người dùng PayPals để giao dịch, vài người khác sử dụng Patreon, một trang web nơi mà người tạo có thể nhận được tiền ủng hộ.
Người xem còn có thể đóng góp qua Twitch, sử dụng một loại đơn vị tiền ảo riêng. Họ có thể mua các đơn vị "bit" hoặc những biểu tượng vui để ủng hộ streamer ưa thích. Những kênh được Twitch kí hợp đồng hợp tác sẽ nhận được tầm 1% khoản tiền đó.
Tuy nhiên, một khi giao dịch trên các kênh này, việc thu phí là không thể tránh khỏi. PayPal thu phí giao dịch là 2,9% giá trị của khoản tiền khi thanh toán qua thẻ tín dụng, trong khi Patreon thu tới 5%.
Theo Zing
" alt=""/>Stream game: Nghề mới thu nhập nghìn USD của giới trẻ