Lợi thế "trục xương sống của Thủ đô”
Trong nhiều năm qua,ýdoBĐSphíatâyHàNộihútdòngtiềnđầutưkết quả ngoai hang anh BĐS khu vực phía tây Thủ đô luôn sôi động. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường CBRE, trong giai đoạn 2017-2019, nguồn cung chào bán tại khu vực này luôn chiếm tới 60-70% toàn thị trường. Trong năm 2020, nguồn cung và cả lượng tiêu thụ cũng chảy phần lớn về khu vực này.
Lý giải cho sự áp đảo trên, GS.Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng kết: Khu vực phía tây Hà Nội có tiềm năng hơn cả vì hạ tầng đầy đủ, kéo cư dân Hà Nội và cả chuyên gia, doanh nhân nước ngoài về "tụ hội" ở đây, tạo ra sự nhộn nhịp hơn hẳn so với các khu vực còn lại.
Điều GS.Đặng Hùng Võ nhắc tới là một loạt dự án hạ tầng giao thông đã hình thành với nhiều tuyến đường huyết mạch như: Đại lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu - Lê Văn Lương cùng xe bus nhanh BRT... Mới đây, tuyến đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch kết nối với Linh Đàm và gần đây đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long cũng đã thông xe giúp khu vực phía tây càng trở thành giao lộ vàng.
Với hệ thống hạ tầng đồng bộ cùng nhiều dự án lớn đang triển khai, BĐS khu vực phía tây Hà Nội đang là nơi sôi động bậc nhất thị trường. Cách đây ít lâu, Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai tuyến đường sắt số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc) với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 65.000 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Theo các chuyên gia, dự án tỉ đô này khi được xây dựng sẽ khớp nối với hệ thống hiện có để tạo thành chuỗi hạ tầng liên hoàn, biến phía tây trở thành “trục xương sống” phát triển mạnh mẽ bậc nhất Hà Nội.
"Với lợi thế quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông phát triển, cảnh quan sinh thái tốt cùng việc tập trung nhiều hệ thống trường học, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính, văn hóa, phía tây được dự báo trở thành trung tâm mới của Thủ đô." - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia ngành tài chính khẳng định.
"Cộng hưởng sóng" từ đại gia nước ngoài?
Hội tụ rất nhiều yếu tố tiềm năng, miền đất phía tây của Hà Nội thu hút nhiều đại gia trong ngành BĐS, đặc biệt là những "ông lớn" dẫn dắt thị trường.
Giới đầu tư ngoại cũng nhanh chân không kém. Trả lời báo chí mới đây, TS.Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam tiết lộ, từ năm 2019 đến nay, Savills đã ghi nhận một số dự án BĐS tại Hà Nội và TP.HCM được thương lượng mua và chuyển nhượng theo hình thức M&A với tổng giá trị hàng trăm triệu USD.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), trong 8 tháng năm 2020, chỉ riêng vốn ngoại đăng ký đổ vào BĐS trong nước đã lên tới 2,9 tỉ USD. Chưa có thống kê cụ thể nhưng theo tiết lộ của giới đầu tư, phần không nhỏ trong con số tỉ đô trên đổ về khu vực phía tây Hà Nội, nơi có sự xuất hiện của những dự án tầm cỡ.
Nhiều nguồn tin cũng cho hay, một tập đoàn lớn của Nhật Bản đang chuẩn bị kết hợp với một "đại gia" BĐS Việt Nam cùng phát triển dự án cũng ở khu vực này.
Chuyên gia BĐS Trần Minh nhận định, Việt Nam đang là miền đất hứa mới của các nhà đầu tư xứ sở mặt trời mọc, khi mà thị trường quen thuộc trước đây của họ là Indonesia, Singapore, Malaysia… trở nên thiếu sự ổn định và tỉ suất lợi nhuận không cao. Đặc biệt hơn khi nằm trong bối cảnh Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trong việc ứng phó thành công với đại dịch Covid-19 đang diễn ra căng thẳng khắp thế giới.
Trong chiến lược thâm nhập thị trường Việt, cách làm được họ chọn thường là tham gia phát triển cùng với các nhà đầu tư lớn trong nước để vừa tích lũy kinh nghiệm địa phương, vừa dần mở rộng thị trường.
Sự bắt tay giữa đại gia BĐS Việt Nam và tập đoàn Nhật Bản kì vọng sẽ đem lại sản phẩm mang tinh thần và chuẩn sống Nhật Bản, phục vụ nhu cầu ngày đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, ông Minh cảnh báo, "khẩu vị" đầu tư của người Nhật Bản rất khắt khe. Đối tác được chọn phải là chủ đầu tư uy tín, có tiềm lực mạnh mẽ với các dự án đảm bảo tính pháp lý, tính thanh khoản tốt. Thậm chí, từng dịch vụ, tiện ích đều được phía doanh nghiệp nước ngoài cẩn thận kiểm định tại những khu đô thị trước đó của đối tác trước khi đặt bút kí kết.
Ngược lại, giới chuyên gia cũng bày tỏ kì vọng, sự bắt tay của những doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc, uy tín sẽ là sự cộng hưởng để đem lại những sản phẩm thực sự chất lượng cho thị trường. Đặc biệt, văn hóa và phong cách sống Nhật Bản từ lâu luôn được nhiều người Việt Nam yêu thích sẽ là xu hướng mới để phục vụ nhu cầu ngày một đa dạng của cộng đồng cư dân.
"Khu vực phía tây sẽ càng trở nên nóng hơn bởi ngoài vị trí vàng, đó sẽ là nơi tập trung của những khu đô thị có chất lượng chuẩn cao cấp, nhờ những cú bắt tay của các doanh nghiệp lớn" - một chuyên gia lĩnh vực BĐS tổng kết.
Minh Tuấn
顶: 7348踩: 94552
Lý do BĐS phía tây Hà Nội hút dòng tiền đầu tư
人参与 | 时间:2025-01-22 13:46:46
相关文章
- Nhận định, soi kèo Besiktas vs Samsunspor, 22h59 ngày 18/1: Những vị khách khó ưa
- Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Hilal AL Quds, 22h59 ngày 1/11: Khẳng định vị thế
- Lối về miền hoa tập 23: Lợi định hôn Thanh trước mặt Nghĩa
- Nhận định, soi kèo Chengdu Rongcheng vs Shanghai Shenhua, 14h30 ngày 2/11: Bất phân thắng bại
- Nhận định, soi kèo Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: The Kop gặp khó
- Nhận định, soi kèo Westerlo vs Dender, 02h45 ngày 2/11: Cửa trên thất thế
- Tường lửa tập 2: Vợ chồng Công Vinh, Thủy Tiên mất hơn 500 triệu tiền thưởng vì quá an toàn
- Nhận định, soi kèo Beijing Guoan vs Henan Professional, 14h30 ngày 2/11: Tiếp tục thăng hoa
- Nhận định, soi kèo Adana Demirspor vs Fenerbahce, 23h00 ngày 19/01: Cửa trên gặp khó
- Kết quả đối đầu Hà Nội FC vs Hoàng Anh Gia Lai, 19h00 ngày 6/6
评论专区