当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Sheffield United vs Cardiff City, 23h30 ngày 18/4: Nỗ lực trụ hạng 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Once Caldas vs La Equidad, 4h10 ngày 17/4: Khó có bất ngờ
Dự kiến tới năm 2020, 5G mới được triển khai thương mại tại các mạng di động. Tuy nhiên, Ericsson đã đạt được tốc độ 5Gpbs qua sự trình diễn trực tiếp. Những tính năng của 5G sẽ là giải pháp cho sự tăng trưởng không ngừng của dữ liệu di động và tạo nền tảng phát triển cho các ứng dụng M2M. Lãnh đạo của các công ty NTT DoCoMo, SK Telecom đã chứng kiến sự trình diễn của Ericsson tại phòng nghiên cứu Ericsson tại Kista, Thụy Điển.
Trong báo cáo Ericsson Mobility Report công bố tháng 6/2014, Ericsson dự đoán tới năm 2019, tỉ lệ thuê bao LTE ở khu vực Bắc Mỹ sẽ chiếm 85%. Tỉ lệ LTE rất cao này dự đoán Bắc Mỹ có thể là một trong những khu vực đầu tiên ứng dụng 5G. Đồng thời, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể là những quốc gia sớm triển khai 5G bởi hai nhà mạng NTT DoCoMo (Nhật) và SK Telecom (Hàn) đã từng tuyên bố thử nghiệm 5G. Cũng trong báo cáo Ericsson Mobility Report, tỉ lệ thuê bao LTE ở Nhật đã chiếm hơn 30% và ở Hàn Quốc là trên 50%, mức độ cao nhất thế giới.
" alt="Ericsson trình diễn 5G đạt tốc độ kỷ lục 5 Gbps"/>Chiến lược kinh doanh "U.S Way" của Apple là mảnh đất màu mỡ cho thị trường iPhone xách tay. Đặc biệt, chiến lược này ảnh hưởng các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những ngày đầu tháng 9, giới buôn iPhone xách tay tại Việt Nam xôn xao trước Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000-50.000.000 đồng, tuỳ thuộc giá trị hàng hoá nhập lậu. Với tổ chức vi phạm, mức tiền phạt có thể lên đến tối đa 100 triệu đồng.
Nghị định này có thể xóa sổ mặt hàng công nghệ được xách tay phổ biến là iPhone. Ước tính mỗi năm, có hơn 1 triệu chiếc iPhone như vậy được nhập về Việt Nam.
Vậy vì sao chỉ có iPhone được xách tay với số lượng lớn?
Để trả lời câu hỏi này, Zing tìm gặp một cựu quản lý vùng của Apple Việt Nam. Ông là người từng gắn bó với Apple trong những ngày đầu tiếp cận thị trường. Do một số chính sách bảo mật, người này yêu cầu giấu tên.
![]() |
Trước thời điểm ông đảm nhận vị trí quản lý vùng, thị trường Việt Nam có vai trò thế nào với Apple?
- Không là gì cả. Trước khi tôi đảm nhận vị trí quản lý vùng của Apple, Việt Nam là thị trường không được tập trung. Lúc ấy, thị trường Việt Nam thuộc vùng Đông Dương gồm Thái Lan, Lào, Campuchia. Các hoạt động của Apple Việt Nam (AVN) chịu sự quản lý của Apple Thái Lan.
Sau đó, Apple chia lại vùng quản lý, AVN thuộc vùng Đông Nam Á. Khi đó, 4 quốc gia dẫn đầu thị trường là Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Việt Nam không có tên trên bản đồ bán hàng của Apple, không có bất kỳ hoạt động marketing nào.
Tuy vậy, nhu cầu thị trường tại Việt Nam đã hình thành nhưng không được đáp ứng tạo điều kiện cho hàng xách tay, hàng lậu tràn về. Nói cách khác, thị trường Việt Nam lúc ấy đậm tính tự phát. Người buôn hàng sang Singapore, Mỹ, Hong Kong nhập iPhone về bán. Không riêng gì Việt Nam, các quốc gia đang phát triển khác như Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, Mongolia... cũng bị Apple phó mặc cho hàng xách tay.
Hiện Apple đang quản lý thị trường Việt Nam như thế nào?
- Vẫn không có hoạt động gì. Từ năm 2014, Apple tách Việt Nam thành một thị trường riêng. Tuy vậy, nước bé nên làm gì cũng phải đợi các thị trường lớn.
Sau khi Apple ra mắt iPhone 6 và iPhone 6 Plus, thị trường Việt Nam đề nghị số cung ứng cao gấp 3 lần. Sau năm đó, Việt Nam vượt qua Indonesia, Philippines. Đến nay, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan, trở thành thị trường tập trung của Apple. Mặc dù là thị trường tập trung, Apple vẫn không làm gì cả.
Táo khuyết chỉ dựa vào đối tác để quản lý thị trường. Họ không bỏ kinh phí marketing hay bán hàng. Apple kinh doanh theo kiểu "buôn đứt bán đoạn". Các đại lý bán lẻ như Thế Giới Di Động, Viettel, FPT Shop sẽ nhập hàng của họ, trả tiền và tự làm marketing. Apple chỉ hỗ trợ chi phí quầy trưng bày. Công ty này có nhân sự ở Việt Nam nhưng không có chi phí nên họ ngồi chơi là chính.
![]() |
Ông nhận xét thế nào về cách Apple kinh doanh tại Việt Nam?
- Apple là công ty bí mật, kỳ lạ nhất tôi từng biết. Như đã nói, tại thị trường Việt Nam, họ không có bất cứ chi phí nào cho marketing. Dù tiền không có nhưng họ bắt mọi người phải tuân thủ luật lệ của họ.
Với kinh nghiệm làm cho nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, tôi hiểu được các hãng sẽ phải tùy biến sản phẩm, chiến lược kinh doanh cho từng thị trường, quốc gia, khu vực. Riêng Apple, tất cả đều theo "U.S Way" (đường lối Mỹ). Với nhân viên Apple trên toàn cầu "U.S Way" được xem là "Mother of God", là tất cả những gì mà họ phải làm theo mà không có quyền chống cự.
Trong khi ở các công ty khác, nhân viên kinh doanh là người mang lại giá trị cho công ty. Tôi bị sốc với phân tầng của Apple.
Quản lý kinh doanh của AVN họ xem như bảo vệ gác cửa, như shipper giao hàng, không hề được trọng dụng.
Nhiệm vụ chính của quản lý kinh doanh cho Apple là nhận hàng từ kho rồi chuyển đến đại lý, nhà bán lẻ. Họ không có bất kỳ giá trị nào, không người này thì người khác sẽ thay vị trí đó.
Ông đánh giá thế nào về đường lối này?
- Thị trường đang phát triển sẽ không thể theo được chiến lược kinh doanh kiểu Mỹ được. Người làm ra chiến lược đó ở Mỹ, làm sao biết được đặc điểm của thị trường mà đưa ra chiến lược. Không có công thức kinh doanh nào phù hợp với tất cả quốc gia và bắt họ làm theo được.
Ví dụ, trước khi ra mắt sản phẩm, nhà bán lẻ không được phát ngôn, truyền thông, marketing hay trả lời báo chí. Thậm chí, khi iPhone đã ra mắt, nhà bán lẻ cũng phải im lặng bán. Đó là luật của Apple toàn cầu, tất cả quốc gia, nhà bán lẻ phải làm theo nếu muốn kinh doanh sản phẩm của họ.
Nhưng chúng ta đang sống trong thế giới phẳng. Ngày hôm trước thị trường Mỹ có tin tức gì thì Việt Nam đều nắm, không thể bịt miệng tất cả được. Apple bắt mọi đối tác phải nghe theo ý mình. Tất cả áp lực thực hiện việc đó đè lên quản lý vùng. Tôi nghỉ việc vì họ quá ngu ngốc.
![]() ![]() |
Theo ông vì sao Apple lại chọn cách kinh doanh như vậy?
- Vì Steve Jobs là một thiên tài. Ông không quan tâm người dùng nghĩ gì. Một sản phẩm muốn đáp ứng thị trường phải có bộ phận đi lấy ý kiến, tìm hiểu khách hàng. Trong khi đó, với đầu óc thiên tài, Steve Jobs sẽ tạo ra nhu cầu cho thị trường.
Nếu cứ đi lấy ý kiến của mọi người, sẽ không có các sản phẩm đột phá như iPhone. Và tư tưởng thiên tài đó của Steve Jobs đã ảnh hưởng đến tất cả bộ phận khác của Apple, trong đó có mảng kinh doanh. Cách quản lý thị trường theo "U.S Way" như vậy là mảnh đất màu mỡ cho thị trường xách tay.
Ông nhận định sao về người dùng Apple tại Việt Nam?
- Có nhiều quốc gia phát triển cũng có mô hình xách tay như Việt Nam. Nhưng ở Việt Nam, iPhone lại được người dân "cuồng”. Điều này có nghĩa iPhone tại các quốc gia khác chỉ là chiếc điện thoại thông minh, phục vụ cuộc sống và được mua khi khả năng kinh tế chấp nhận được.
![]() |
Ở Việt Nam, mọi người xem iPhone như biểu tượng của đẳng cấp khác. Cầm trên tay chiếc điện thoại có logo táo khuyết, người dùng sẽ cảm giác như mình bước vào một đẳng cấp khác. Không riêng gì điện thoại, các hàng hóa khác như xe SH, túi hiệu đều được mua ngoài khả năng tài chính của một số người.
Về iPhone, đa số người mua chọn phương thức trả góp, số khác dành dụm tiền. Trong khi ở nước ngoài, các mẫu iPhone giá rẻ như XR, iPhone 11 doanh số bán rất cao thì tại Việt Nam, model bán chạy nhất lại là các máy có cấu hình kịch khung, bất chấp nhu cầu sử dụng.
Điều này cũng dẫn đến việc ngoài iPhone xách tay, thị trường iPhone hàng dựng, trả bảo hành, máy cũ cũng rất sôi động tại Việt Nam.
Theo ông, vì sao iPhone lại là mặt hàng công nghệ xách tay phổ biến nhất hiện nay?
- Hàng xách tay cần hội đủ các yếu tố: nhỏ gọn, lợi nhuận cao và nhu cầu lớn. iPhone đáp ứng đầy đủ, thậm chí là vượt trội ở mặt nhu cầu. Khi không có những chính sách marketing, sale theo từng thị trường thì hàng xách tay sẽ phát triển mạnh.
Một số hãng di động muốn tùy biến sản phẩm theo từng khu vực sẽ có chính sách giá linh hoạt để người buôn xách tay không thể có lời. Từ đó quản lý thị trường tốt hơn.
Vậy theo ông vì sao iPhone xách tay lại có giá rẻ?
- Có giá rẻ là do trốn thuế. Hàng xách tay sẽ được săn từ các thiên đường thuế. Một số bang của Mỹ, thuế mua iPhone chỉ 2-3 %. Một số quốc gia như Singapore sẽ hoàn 7% thuế cho người nước ngoài mua hàng.
Sau đó, iPhone được vận chuyển về Việt Nam. Thay vì dùng 7% tiền thuế đã hoàn để đóng 10% VAT, họ trốn luôn.
Bên cạnh đó, Apple có chính sách giá đồng bộ toàn cầu. Họ hoàn toàn không có chiết khấu cho nhà bán lẻ, không thu hồi hàng tồn, không khuyến mãi... Đối tác của Apple tại Việt Nam như Thế Giới Di Động, Viettel, FPT Shop sẽ mua iPhone sỉ với giá lẻ như người dùng. Giá bán cuối cùng của nhà bán lẻ bao gồm 10% VAT, chi phí vận hành, lợi nhuận. Vì vậy, hàng iPhone VN/A phân phối chính ngạch luôn đắt hơn 25% so với hàng xách tay trốn thuế. Và kể cả có được đóng đầy đủ 10% thuế VAT, hàng xách tay vẫn rẻ hơn giá của nhà bán lẻ.
Bên cạnh đó, một số nhà bán lẻ ở nước ngoài bị kẹt hàng, sẵn sàng đạp giá sâu. Người bán Việt sẽ săn những nguồn hàng như vậy. Điều này càng khiến giá iPhone xách tay rẻ hơn nữa.
Hàng xách tay tác động thế nào đến Việt Nam?
- Hàng xách tay gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam. Năm 2019, iPhone chính ngạch về Việt Nam 1 triệu chiếc thì hàng xách tay được bán ra đến 1,2-1,3 triệu chiếc. Lấy giá trung bình một mẫu iPhone là 700 USD, Việt Nam thất thu gần 100 triệu USD tiền thuế từ hàng xách tay.
Theo ông dịch Covid-19 có ảnh hưởng gì đến hàng xách tay không?
- Dịch bệnh khiến nhiều đường bay không thể mở lại. Không ai đi được nước ngoài thì không có "tay" để "xách", từ đó lột trần bản chất của hàng xách tay tại Việt Nam. Thực chất, iPhone xách tay tại Việt Nam là từ những băng đảng tội phạm buôn lậu số lượng lớn. Nó vượt ra khỏi khái niệm xách tay thông thường. Như vậy, dịch bệnh không ảnh hưởng đến loại hàng hóa này.
Ông nghĩ sao về Nghị định 98/2020/NĐ-CP, ai sẽ là người hưởng lợi?
- Nếu được thực hiện bài bản, quyết liệt thì iPhone xách tay lậu mới có thể chấm dứt được. Người vui nhất trong cuộc chiến chống iPhone lậu này là quản lý vùng Apple Việt Nam. Với Tim Cook, iPhone bán ra ở bất cứ hình thức nào thì tiền vẫn chảy về túi Apple. Vì vậy, Apple không quan tâm hàng xách tay. Chỉ có quản lý vùng của Apple tại Việt Nam mới quan tâm điều đó bởi khi hàng xách tay tràn về thì doanh số của họ sẽ giảm.
![]() ![]() |
Năm 2019, Apple yêu cầu phải có chứng từ mới được bảo hành. Theo ông đây có phải một bước để diệt hàng xách tay?
- Theo tôi biết, để đạt được chuyện đó, nội bộ Apple đã phải tranh cãi rất nhiều. Trước đây, Apple luôn khẳng định trải nghiệm người dùng là xuyên suốt và tối thượng. Không cần quan tâm họ mua ở đâu, chỉ cần mua của Apple là khách của Apple. Việc yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc để bảo hành sẽ làm trải nghiệm này gián đoạn.
Thế nhưng việc yêu cầu chứng từ khi bảo hành không hiệu quả để chặn hàng xách tay. Sản phẩm của Apple quá tốt. Tỷ lệ hư hỏng của iPhone thấp khiến nhiều cửa hàng xách tay tự xây các trung tâm sửa chữa, mạnh tay bảo hành 1 đổi 1 cho khách. Điều này khiến khoảng cách giữa bảo hành chính hãng và dịch vụ sửa chữa bị xóa bỏ.
Vậy theo ông, Apple Việt Nam cần làm gì để loại bỏ hàng xách tay?
- Đó là câu hỏi mà bao nhiêu thế hệ lãnh đạo Apple Việt Nam vẫn đau đáu tìm câu trả lời. Chỉ khi nào người buôn iPhone xách tay không còn lời nữa thì loại hàng hóa này mới biến mất.
(Theo Zing)
iPhone xách tay được bày bán trên các sàn thương mại điện tử đa phần không xuất trình được chứng từ hợp pháp.
" alt="Cựu quản lý Apple Việt Nam: 'Táo khuyết quá kỳ lạ'"/>Bệnh viện Vũng Tàu thông báo tìm cha mẹ bé trai bị bỏ rơi
Trước đó, vào ngày 2/4, mẹ bé đến Bệnh viện Vũng Tàu để sinh con với thông tin trong hồ sơ ghi tên Đinh Thị Mỹ Tâm, sinh năm 2003, địa chỉ khu phố 3, phường 4, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Đi cùng sản phụ còn có một người đàn ông giới thiệu là cha của cháu bé.
Sau khi sinh con 2 ngày, hai người trên không thông báo cho bệnh viện biết, tự ý rời đi. Sau 1 ngày không thấy người mẹ quay lại, bệnh viện nhiều lần liên lạc qua số điện thoại, nhưng không kết nối được.
Bệnh viện Vũng Tàu cho biết thêm, có thể thông tin người mẹ lúc khai tại bệnh viện không chính xác, nên việc xác minh, tìm người thân của cháu bé gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, bé hơn 4 ngày tuổi, được chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi, vàng da.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phước - Giám đốc Bệnh viện Vũng Tàu cho biết, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Vũng Tàu đã thông tin trên các phương tiện để tìm cha mẹ cho cháu bé, nhưng chưa có kết quả.
Bệnh viện Vũng Tàu thông báo, ai là người thân của bé vui lòng liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Vũng Tàu để được hướng dẫn đón bé về chăm sóc, nuôi dưỡng.
ĐT: 02543.832.667 nhấn 108 hoặc 0915.743.145 - 0904.600.995.
Địa chỉ Bệnh viện Vũng Tàu: 22 Lê Lợi, phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quang Hưng
Trên người bé trai chỉ quấn 1 chiếc áo khoác mỏng, đội mũ và có lá thư tay của mẹ. Bác sĩ cho biết, cháu bị suy hô hấp, hạ thân nhiệt, nhiễm khuẩn sơ sinh.
" alt="Tìm cha mẹ của bé trai sơ sinh bị bỏ rơi tại Bệnh viện Vũng Tàu"/>Tìm cha mẹ của bé trai sơ sinh bị bỏ rơi tại Bệnh viện Vũng Tàu
Nhận định, soi kèo Zhejiang Professional vs Meizhou Hakka, 18h00 ngày 16/4: Không dễ bắt nạt
Chưa hết ô nhiễm, cư dân Khu đô thị Dương Nội lại “khóc” với quỹ bảo trì
Chung cư 250 Minh Khai, Hà Nội: Gần 20 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì bị tiêu hết!
Chiếm tiền tỷ nhiều năm, bị phạt 150 triệu
Chủ tịch UBND TP.HCM vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương, về hành vi chậm bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định, tại chung cư New Town (số 69, đường số 18, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức).
Theo Quyết định số 3135/QĐ-XPVPHC, UBND TP.HCM đã đưa mức xử phạt hành chính 125 triệu đồng. Về biện pháp khắc phục hậu quả, Quyết định yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì theo quy định cho Ban quản trị chung cư.
Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định. Trường hợp tổ chức vi phạm không tự giác chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành và chịu trách nhiệm hoàn trả kinh phí (nếu có) cho cơ quan tổ chức thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì tiếp tục bị cưỡng chế thi hành.
![]() |
Tranh chấp liên quan đến phí bảo trì khá phổ biến ở chung cư |
Được biết, chung cư New Town được bàn giao cho cư dân từ năm 2012. Đến năm 2014, Ban quản trị chung cư được thành lập. Tuy nhiên, lấy lý do còn khó khăn về nguồn thu và số công nợ phải thu lớn nên chủ đầu tư chưa bàn giao hết số tiền quỹ bảo trì chung cư (hơn 2 tỷ đồng) mà chỉ bàn giao một phần nhỏ cho Ban quản trị.
Tình trạng chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư như New Town không phải là hiếm. Không những vậy, đây là nguồn gốc của những tranh chấp kéo dài giữa cư dân và chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc chủ đầu tư bị xử phạt như trường hợp Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương vẫn là trường hợp khá hy hữu.
Chịu phạt vẫn lời hơn bàn giao cho cư dân
Theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ, tại Điểm b, Khoản 7, Điều 66, hành vi “Không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định” của chủ đầu tư, bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì theo quy định cho ban quản trị nhà chung cư đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.
Đối chiếu với quy định thì việc xử phạt hành chính đối với chung cư New Town cao nhất trong khung tiền phạt. Tuy nhiên, nếu làm phép tính đơn giản, chỉ cần gửi 2 tỷ đồng vào ngân hàng lấy lãi suất 7%/năm thì con số lãi 140 triệu 1 năm đã vượt quá số tiền mà chủ đầu tư bị phạt. Chưa tính việc chiếm dụng diễn ra trong thời gian nhiều năm qua.
Luật sư Nguyễn Văn Trường, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng, khung xử phạt với hành vi chiếm dụng quỹ bảo trì hiện nay chưa đủ sức răn đe. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Mặt khác, việc đưa ra khung phạt chung, không xét đến số tiền quỹ bảo trì lớn hay nhỏ là điều còn bất cập. Chung cư nhỏ thì số tiền này chỉ vài tỷ đồng, nhưng những dự án hàng ngàn tỷ thì con số hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ. Nếu chủ đầu tư chiếm dụng hàng trăm tỷ quỹ bảo trì mà chỉ bị xử phạt 150 triệu thì không thấm vào đâu so với số tiền lời phát sinh.
Trong khi đó, để giải quyết mâu thuẫn liên quan đến phí bảo trì ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành kiến nghị, có thể không thu khoản phí bảo trì này theo % giá bán. Khi chủ đầu tư bảo hành hết 5 năm theo quy định, nếu có hỏng hóc thì lúc đó cư dân tự thỏa thuận đóng tiền để bảo trì.
Quốc Đại
Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản phát triển nhà ở quản lý sử dụng nhà
" alt="Trục lợi quỹ bảo trì, phạt kịch trần vẫn lời bạc tỷ"/>Để minh chứng cho lập luận, Cunliffe đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng chóng mặt của thị trường tiền mã hóa. So sánh với 5 năm trước, thị trường 16 tỷ USD nay đã chạm chưỡng 2.300 tỷ USD. Ông cũng nhắc đến thị trường thế chấp dưới chuẩn 1.200 tỷ USD, nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế năm 2008.
![]() |
Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo về tương lai của tiền mã hóa. Ảnh: Investopedia. |
Cunliffe cho biết các chính phủ và cơ quan quản lý cần cẩn thận để không phản ứng thái quá hoặc phân loại tiền mã hóa là “nguy hiểm” chỉ vì chúng khác biệt. Ông cũng nhấn mạnh rằng tiền mã hóa đã mang lại triển vọng để “cải tiến triệt để” các dịch vụ tài chính.
Dù nền tài chính đến nay vẫn ổn định, ông cho rằng hệ thống tiền mã hóa đặt ra mối lo ngại vì phần lớn chúng "không có giá trị nội tại và giá trị dễ gặp các đợt điều chỉnh lớn".
Hai loại tiền mã hóa lớn nhất, Bitcoin và Ethereum, đã mất hơn 30% giá trị vào đầu năm nay trước khi giá phục hồi. Thực tế chứng minh giá tiền mã hóa cực kỳ biến động kể từ khi được tạo ra. Giá cả của mặt hàng này dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài, từ bình luận của CEO Tesla Elon Musk cho đến các biện pháp trừng phạt của chính phủ Trung Quốc.
“Thế giới tiền mã hóa đang bắt đầu kết nối với hệ thống tài chính truyền thống và chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của những người chơi với vốn vay. Quan trọng hơn, chúng diễn ra trong môi trường gần như không được kiểm soát”, Cunliffe nói.
![]() |
Giá Bitcoin nhiều lần giảm, rồi tăng mạnh trong suốt 13 năm tồn tại. Ảnh: Coinmarketcap. |
Nhận xét của ông lặp lại những đánh giá của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Andrew Bailey vào tháng 5. Khi đó, ông đã cảnh báo các nhà đầu tư tiền mã hóa nên chuẩn bị cho viễn cảnh mất hết tiền do tài sản thiếu "giá trị nội tại".
Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý Tài chính của Vương quốc Anh cũng đã cảnh báo về tính chất rủi ro của đầu tư tiền mã hóa.
Những điểm tương đồng với khủng hoảng tài chính 2008
Cunliffe cho biết rủi ro có thể tăng cao nếu thị trường tiền mã hóa tiếp tục mở rộng với tốc độ như hiện nay. Tuy nhiên, quy mô của những rủi ro này sẽ được xác định bởi tốc độ phản ứng của các cơ quan quản lý và chính phủ.
Trong 5 năm qua, giá của Bitcoin giảm 10% trong ngày tới 30 lần. Vào ngày cao điểm, mức giảm lớn nhất là gần 40% sau một sự cố mạng xảy ra với công ty BitMEX có trụ sở trụ sở tại Seychelles.
“Câu hỏi về tương lai là điều gì có thể xảy ra từ những sự kiện như vậy, nếu các loại tiền mã hóa này tiếp tục phát triển, nếu chúng tiếp tục tích hợp vào tài chính truyền thống và nếu các chiến lược đầu tư tiếp tục trở nên phức tạp hơn”, Cunliffe phát biểu.
Ông cũng đặt câu hỏi liệu hệ thống có thể hấp thụ các đợt điều chỉnh giá lớn hay không. Hành động này sẽ khiến một số nhà đầu tư chịu thiệt hại nặng nề nhưng tránh được tác động trực tiếp đến nền kinh tế thực.
Cả hai yếu tố này đều đã xuất hiện trong thị trường thế chấp dưới chuẩn năm 2008, tạo ra những tác động để cuối cùng đưa nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Cunliffe cho biết hiện cả hai đang ngày một trở nên nổi bật trong thị trường tiền mã hóa.
![]() |
Nhiều nhà quản lý yêu cầu có sự quản lý chặt chẽ hơn với tiền mã hóa. |
“Mặc dù nền tài chính của tiền mã hóa hoạt động theo những cách mới, nhưng các cơ quan có thể và nên quản lý rủi ro tiền mã hóa như chúng nằm trong thế giới tài chính truyền thống”, Cunliffe nói.
Nhiều cơ quan quản lý trên khắp thế giới đã bắt đầu làm việc để thiết lập khuôn khổ. Thông qua đó, những nhà chức trách có thể quản lý sự phát triển của các loại tiền điện tử. Nhưng từ góc nhìn của Cunliffe, hoạt động này cần được triển khai như một vấn đề cấp bách.
“Công nghệ và đổi mới đã thúc đẩy sự cải tiến tài chính trong suốt lịch sử. Tiền mã hóa mang lại một cơ hội lớn. Như Ralph Waldo Emerson từng nói, nếu bạn làm ra một cái bẫy chuột tốt hơn, cả thế giới sẽ đến trước cửa nhà bạn cùng một con đường mới.
"Nhưng đó phải là một cái bẫy chuột thực sự tốt hơn và không phải là cái chỉ hoạt động dựa theo các tiêu chuẩn thấp hơn - hoặc không có tiêu chuẩn nào cả", Cunliffe nói.
(Theo Zingnews)
Henry Ford từng đề cập đến loại tiền tệ đặc biệt, được đo lường dựa trên năng lượng, tương tự cách con người ngày nay nói về tiêu tốn điện trong khai thác Bitcoin.
" alt="Tiền mã hóa có thể gây thảm họa tài chính tương tự năm 2008?"/>Tiền mã hóa có thể gây thảm họa tài chính tương tự năm 2008?