Học xoắn ốc: Nghệ thuật “trộn” kiến thức nền tảng và kiến thức nâng cao
Đối với môn Toán,ơđồtưlich ngoại hạng anh thầy Hồng Trí Quang - Giáo viên bộ môn Toán, tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết, học sinh cần nắm vững kiến thức trọng tâm, nhiệm vụ của các em là chia nhỏ và tích lũy dần kiến thức; học cuốn chiếu và kết thúc chuyên đề nào chắc chắn chuyên đề ấy. Trên cơ sở các kiến thức trọng tâm này, học sinh sẽ dễ dàng hệ thống hóa thành lộ trình học tập đối với từng dạng bài, từng mảng kiến thức. Những kiến thức nào căn bản, nền tảng thì củng cố trước theo hình xoắn ốc - tức là học kiến thức cơ bản - học nâng cao chuyên đề và trộn vào với nhau, luyện đề và làm bài thi thử. Phương pháp học xoắn ốc này có thể được áp dụng và thực hiện cho nhiều môn học khác nhau.
Thầy Hồng Trí Quang cũng nhấn mạnh, bố mẹ hãy cùng con thảo luận, đưa ra lộ trình học tập phù hợp khi con chuẩn bị bước vào năm học mới. Một trong những gợi ý của thầy Quang là chương trình Học Tốt của hệ thống giáo dục HOCMAI - giải pháp toàn diện giúp học sinh lớp 9 củng cố kiến thức nền tảng và trang bị kiến thức thi vào 10 ngay từ hè.
Sơ đồ tư duy giúp học giỏi nhiều môn
Cô Trần Thúy Ngọc, Hiệu phó Trường THCS Trung Tú (Hà Nội), cũng là giáo viên môn Hóa của HOCMAI chia sẻ, việc xây dựng lộ trình học tập phù hợp rất quan trọng. Hóa học là một bộ môn khoa học đòi hỏi học sinh phải có tư duy suy luận và liên hệ tốt. Theo đó, sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy là phương pháp hiệu quả giúp học sinh kết nối các bài học, nội dung quan trọng lại với nhau theo một hệ thống cụ thể, chặt chẽ và logic.
Với hệ thống các kiến thức trọng tâm được vạch thành sơ đồ, các em vừa dễ dàng nắm chắc nội dung chương trình học, từ đó có một kế hoạch học tập và phân bổ thời gian hợp lý. Đồng thời, phương pháp học bằng sơ đồ tư duy giúp các em có một nền tảng vững chắc, xây dựng được lộ trình học tập ngắn gọn và bớt rườm rà hơn.
Bên cạnh đó, để có lộ trình học tập ngắn gọn, hiệu quả trong năm học mới, học sinh cần lưu ý về cách phân bổ các môn học trong tuần. Cụ thể, một tuần có 7 ngày, ngoài thời gian học và ôn 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ ra thì các em nên phân chia thời gian cho các môn còn lại, nên học từ 2h - 3h một môn/ ngày.
“Với những môn các em học tốt, nắm chắc kiến thức thì có thể giảm bớt thời gian để chia sẻ cho những môn còn yếu kém để đảm bảo sự cân bằng kiến thức. Trước mỗi bài học, các em nên đọc trước 2-3 lần tại nhà, vạch trước kiến thức trọng tâm. Sau khi học xong tại lớp, các em tự xây dựng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức trọng tâm.” - Cô Ngọc chia sẻ thêm.
Cũng khuyến khích học sinh áp dụng Sơ đồ tư duy vào việc học, cô Nguyễn Thu Trang, giáo viên bộ môn Ngữ Văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết, với môn Ngữ Văn, nếu hệ thống ý chính được vạch thành sơ đồ, học sinh sẽ dễ dàng nắm chắc nội dung và triển khai ý từ đoạn văn, bài văn nhanh, đầy đủ, cô đọng và súc tích hơn. Nhiều người cho rằng, học Văn là lãng mạn, không cần rành mạch, học và viết theo cảm hứng nhưng điều này là quan niệm sai lầm của đa số học sinh, phụ huynh. Theo cô Trang, không chỉ các môn Tự nhiên, môn Văn cũng đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic.
“Bất kể là Văn hay môn thi nào khác, đáp án của đề thi đều có barem chấm điểm rõ ràng. Chính vì vậy, với môn Văn, dù viết hay, bay bổng, lãng mạn và dài thế nào nhưng không đủ ý thì vẫn bị mất điểm. Các em nên lập sơ đồ kiến thức trong quá trình học để thu lại hiệu quả học cao nhất” - cô Trang chia sẻ thêm.
Đối với môn Lịch sử, Sơ đồ tư duy cũng giúp học sinh hệ thống lại kiến thức một cách khoa học, bởi lịch sử bao gồm nhiều khối kiến thức lớn, dàn trải, không những thế còn có nhiều mốc thời gian, sự kiện.
Cô Lê Thị Thu Hương, giáo viên bộ môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, cho biết, để lập sơ đồ tư duy môn lịch sử, học sinh cần lưu ý lựa chọn những từ khóa đặc biệt, xâu chuỗi những sự kiện có liên quan với nhau thành một vấn đề, đây chính là cách để ghi nhớ hiệu quả nhất, từ một vấn đề có thể gợi nhắc sang những vấn đề khác.
“Học sinh có thể vẽ sơ đồ theo nhiều hình dạng khác nhau như hình cái cây, hình tòa tháp. Trên sơ đồ tư duy học sinh chỉ nên viết các từ khóa quan trọng, không nên viết quá dài dòng, nhìn sẽ bị rối mắt và có cảm giác ngại đọc lại. Việc chỉ ghi những từ khóa chính giúp học sinh có thể liên tưởng tốt hơn và phát triển ngôn ngữ một cách đa dạng hơn”, cô Thu Hương chia sẻ.
Theo đó, để có lộ trình ôn luyện ngắn gọn, trọng tâm và đạt hiệu quả khi bước vào năm học cuối cấp, học sinh cần tìm hiểu và áp dụng thêm các phương pháp học thông minh cho từng môn. Trong đó, sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp giúp học sinh lớp 9 dễ dàng củng cố kiến thức, tiết kiệm thời gian và giảm áp lực trong học tập.
Ngọc Minh