Đan Lê bị chồng mắng xơi xơi trên phim trường
Nam diễn viên Việt Anh tiết lộ anh đã phải động viên Đan Lê khi cô bị chồng mắng mỏ ngay trên phim trường.
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Valencia vs Atletico Madrid, 0h30 ngày 23/2: Bám đuổi
-UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định tái khởi động lại dự án siêu đô thị ven sông Hồng sau 22 năm dự án này chỉ nằm trên giấy.
Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 9378/VP-ĐT yêu cầu sở, ngành liên quan, UBND quận Tây Hồ và Ba Đình thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến việc triển khai dự án Trấn Sông Hồng (Song Hong City).
Siêu dự án Trấn sông Hồng được tái khởi động
Công văn nêu rõ, xét ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5019/KH&ĐT-ĐTNN ngày 22/9/2016 về việc đôn đốc tháo gỡ dự án Trấn Sông Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng yêu cầu các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Ba Đình khẩn trương thực hiện phần nhiệm vụ đã được giao tại Văn bản số 7726/VP-ĐT ngày 1/9/2016 của Văn phòng UBND thành phố, gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND TP.
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị UBND thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc thông báo chính thức cho nhà đầu tư các chỉ tiêu quy hoạch để lập lại dự án trên. Trường hợp quy mô dự án không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, để đảm bảo môi trường đầu tư đề nghị Sở Quy hoạch Kiến trúc giới thiệu cho nhà đầu tư địa điểm khác phù hợp với quy hoạch để nhà đầu tư lập dự án, báo cáo UBND TP xem xét quyết định.
Liên quan đến dự án này, từ năm 1994, dự án khu đô thị ven sông Hồng được phía nhà đầu tư Singapore lựa chọn xây dựng trên mảnh đất ngoài đê ở khu vực An Dương.
Theo thỏa thuận, phía Singapore đã thiết kế một khu dân cư hiện đại với các cao ốc, khu vui chơi và sinh hoạt cộng đồng. Phía Việt Nam đã thành lập một Ban dự án có trụ sở tại đường Phùng Hưng. Tuy nhiên do chưa đạt được đồng thuận trong vấn đề trị thủy nên dự án đã phải dừng lại.
Sau đó, dự án “thành phố ven sông Hồng” tiếp tục được các nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất. Năm 2010, TP Hà Nội đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, xin ý kiến tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo của dự án quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội.
UBND TP Hà Nội cũng đề nghị được là cơ quan chủ trì tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cơ bản sông Hồng trên cơ sở quy hoạch phân khu, quy hoạch thoát lũ và quy hoạch đê điều đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
UBND TP Hà Nội cũng vừa phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chiến lược phát triển quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng tại Hà Nội: Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Theo quyết định, quy mô nghiên cứu dự án khoảng 3.000ha trong phạm vi 2 tuyến đê tả và đê hữu sông Hồng hiện có với chiều dài khoảng 11km dọc sông.
Hồng Khanh
" alt="22 năm trên giấy, siêu dự án Trấn sông Hồng được tái khởi động" />-Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land) từng là doanh nghiệp “đình đám” với dự án Petro Vietnam Landmark quận 2. Tuy nhiên, hàng trăm khách hàng mua căn hộ tại dự án này đang “ngồi trên lửa” khi chủ đầu tư bên bờ vực phá sản.
Báo VietNamNetđã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn luật sư TP.HCM, xung quanh câu chuyện này.
- Ngày 24/2, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định 52/201/QĐ-MTTPS mở thủ tục phá sản đối với chủ đầu tư dự án Petro Vietnam Landmark quận 2 - Công ty PVC Land. Ông đánh giá thế nào về khả năng phá sản chính thức trong trường hợp này? Những khả năng nào có thể xảy ra tiếp theo?
Sau khi mở thủ tục phá sản, mặc dù theo Luật Phá sản cò 3 khả năng: Đình chỉ, phục hồi kinh doanh và phá sản. Nhưng khả năng phá sản của PVC Land là rất lớn vì quyền sử dụng đất bị thế chấp, nợ nhiều bên (trả tiền người mua nhà bị hủy hợp đồng, nợ gốc và lãi ngân hàng,...), liên quan đến công ty mẹ (PVC) hàng trăm tỷ đồng theo báo cáo tài chính quý IV/2016...
Tính đến thời điểm này, chỉ tính riêng việc quyền sử dụng đất bị thế chấp nên cần có ý kiến ngân hàng về số tiền vay. Nếu ngân hàng chấp thuận (giải tỏa quyền sử dụng đất, cho việc bàn giao và cấp giấy chứng nhận sở hữu) thì khả năng phá sản phụ thuộc vào tình hình tài chính (tài sản và nợ). Người điều hành PVC Land và tương quan lực lượng giữa người mua nhà và chủ nợ không bảo đảm, vì chủ nợ không bảo đảm (bao gồm người mua nhà) sẽ là người quyết định phương án phục hồi kinh doanh của PVC Land.
Ngược lại, ngân hàng không đồng ý (vẫn phong tỏa quyền sử dụng đất, không cho việc bàn giao và cấp giấy chứng nhận sở hữu) thì sẽ không có phương án phục hồi kinh doanh nào khả thi. Khi mở thủ tục phá sản, quản tài viên sẽ là người tổ chức công việc, thẩm phán là người giám sát.
Theo Luật Phá sản 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày TAND ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Sau đó, quản tài viên sẽ thực hiện xác định nghĩa vụ về tài sản đối với các chủ nợ và bên liên quan, kiểm kê tài sản, thông báo đến các chủ nợ để lập danh sách chủ nợ.
Sau thời điểm mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn hoạt động, xử lý và thanh toán các khoản nợ đặc biệt, hoàn trả tài sản… nhưng phải theo quy định và dưới sự giám sát của quản tài viên và thẩm phán.
Sau khi lập danh sách chủ nợ, hội nghị chủ nợ sẽ được tổ chức với sự tham gia của các chủ nợ trong danh sách chủ nợ (chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không có bảo đảm), đại diện người lao động, người bảo lãnh.
Hội nghị chủ nợ sẽ đưa ra quyết định về doanh nghiệp theo một trong 3 hướng: Thứ nhất, đình chỉ tiến hành phá sản và doanh nghiệp hoạt động bình thường; Thứ hai, các chủ nợ không có bảo đảm hoàn toàn quyết định tiếp tục hoạt động thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thời hạn tối đa là 3 năm để thoát cảnh phá sản; Thứ ba, quyết định phá sản.
Khi quyết định phá sản, quản tài viên sẽ thực hiện thanh lý tài sản, đòi các khoản nợ từ bên con nợ, giải quyết việc chấm dứt các hợp đồng… để thu giá trị tài sản về phân chia cho các chủ thể. Đối với chủ nợ có bảo đảm thì được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó. Đối với chủ nợ không có bảo đảm, sẽ được phân chia theo thứ tự ưu tiên đối với giá trị tài sản của doanh nghiệp là: Chi phí phá sản; Chế độ của người lao động; Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
- Trong trường hợp xảy ra phá sản thì tài sản là dự án Petro Vietnam Landmark sẽ được xử lý như thế nào?
Nếu phá sản thì ngân hàng nhận quyền sử dụng đất, hoặc phát mãi để ưu tiên thanh toán cho ngân hàng. Các tài sản khác không thế chấp sẽ được thanh lý, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác được thu về, tổng số tiền sau khi thanh toán chi phí phá sản, người lao động rồi đến chi phí sau khi mở thủ tục phá sản, số tiền còn lại chia theo phần trăm cho các chủ nợ không bảo đảm, chủ nợ bảo đảm còn thiếu.
- Theo Luật sư, những khách hàng đã mua căn hộ tại dự án Petro Vietnam Landmark nên làm gì để tránh thiệt hại tối đa vào lúc này?
Khách hàng nên xem xét với lãnh đạo PVC Land và ngân hàng về phương án phục hồi kinh doanh đế bàn giao nhà, cấp chủ quyền. Trong thời gian này vẫn gửi thông báo nợ về quản tài viên gồm nợ gốc và khoản bồi thường của hợp đồng.
Trường hợp không có phương án phục hồi kinh doanh thì xem hiệu lực của các hợp đồng khác: thế chấp, giao dịch gây thiệt hại,... để yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc thu hồi tài sản của doanh nghiệp.
- Lời khuyên của luật sư dành cho những người mua nhà để tránh thiệt hại tương tự?
Luật Kinh doanh bất động sản hiện nay yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện bảo lãnh của ngân hàng nên khi người mua cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp, kể cả lúc ký hợp đồng chưa có thì chủ đầu tư phải thực hiện ngay. Người mua nên giao dịch với dự án đủ điều kiện theo thông báo của Sở Xây dựng và có bảo lãnh của ngân hàng. Các bảo lãnh có thể kiểm tra trực tuyến tại website của ngân hàng đó.
Quốc Tuấn
Phụ huynh ở đây cho biết, các khoản thu “tự phục vụ học sinh” được nhà trường giải thích là thỏa thuận, nhưng thực tế là nhà trường tự lập danh sách rồi phổ biển cho phụ huynh phải đóng theo.
“Về phần xã hội hóa giáo dục, nhà trường cào bằng, ấn định 2 khoản chúng tôi phải nộp tới 400 nghìn đồng”, một phụ huynh bức xúc nói.
Cũng theo phụ huynh này, việc nhà trường vận động xã hội hóa 100 nghìn đồng để tu sửa cơ sở vật chất, làm nhà để xe thì còn có thể chấp nhận được. Nhưng khoản tiền trả nợ cũ 300 nghìn đồng, chúng tôi không biết nhà trường xây cái gì, làm cái gì.
Danh sách các khoản thu của trường THCS Tiến Lộc “Năm nào các cháu cũng phải đóng cả chục khoản, đủ các loại tiền đóng góp sửa chữa, xây dựng… nhưng có thấy nhà trường làm cái gì đâu”, một phụ huynh nói.
Theo các phụ huynh, đợt họp phụ huynh vừa qua các cô giáo chủ nhiệm đã phổ biến các khoản thu trên, đồng thời cũng đã có phụ huynh nộp tiền cho cô giáo chủ nhiệm rồi.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Quang Anh, Hiệu trưởng trường THCS Tiến Lộc thừa nhận các khoản thu trên là dự kiến thu của nhà trường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nhà trường chưa thông báo thu bất cứ một khoản gì.
Còn thông tin, phụ huynh đã nộp cho cô giáo chủ nhiệm, vấn đề này ông sẽ nắm lại.
Ông Anh cũng thừa nhận các khoản thu “tự phục vụ học sinh” là những khoản nhà trường xây dựng trên tinh thần “thỏa thuận” không nằm trong quy định.
Ông Anh thừa nhận danh sách dự kiến các khoản thu trên là của nhà trường Về việc cào bằng quỹ xã hội hóa giáo dục 300 nghìn trả nợ cũ của nhà trường và 100 nghìn đồng làm nhà để xe, tu sửa nhỏ cơ sở vật chất, ông Anh lý giải, đây là khoản vận động xã hội hóa thì theo tinh thần tự nguyện.
“Sở dĩ có con số cụ thể trên là do phụ huynh hỏi bao nhiêu nên nhà trường áng con số vào như vậy”, ông Anh nói.
Ông Nguyễn Văn Luệ, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết, trước đó trường THCS Tiến Lộc cũng đã có văn bản gửi huyện về các khoản thu trên, tuy nhiên huyện đã chỉ đạo không đồng ý.
“Giờ nghe thông tin trường này vẫn tổ chức thu như vậy, tôi sẽ giao cho phòng giáo dục kiểm tra, làm rõ ngay, nếu đúng như phản ánh, sẽ xử lý nghiêm đối với hiệu trưởng này”, ông Luệ cho biết.
Lê Dương
Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục ngăn chặn lạm thu đầu năm
- Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT có biện pháp ngăn chặn tình trạng lạm thu đầu năm học.
" alt="Mới đầu năm học, phụ huynh phải gánh cả chục khoản thu" />Thầy Phan Quốc Thanh, Phó Phòng GD&ĐT huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, hiện nay do mưa to, nước mưa gây ngập một số tuyến đường, trường học nên học sinh không thể đến trường.
Nước ngập trường THCS Hòa Hải Cụ thể, do đường ngập nước nên học sinh các cấp ở xã Hòa Hải buộc phải nghỉ học toàn trường; học sinh ở các xã Hương Giang, Phương Điền, Phương Mỹ, Hà Linh vắng nhiều.
“Có trên 1500 em học sinh phải nghỉ học do mưa lũ. Giáo viên các trường mầm non ở Hà Linh, Phương Mỹ chiều nay nghỉ dạy để dọn lũ”, thầy Thanh nói.
Phòng GD&ĐT huyện Hương Khê cũng đề nghị Ban Giám hiệu, thầy cô giáo, phụ huynh kết nối, nắm thông tin và có giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong những ngày mưa lũ. Bộ phận trực trường thực hiện đúng quy định đảm bảo an toàn trường học.
Tại huyện Hương Sơn, mưa lũ khiến 5700 em học sinh không thể đến trường.
Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Sơn cho biết: "Mưa to khiến đường sá ngập nước, toàn huyện có 22 trường tương đương với 5700 học sinh phải nghỉ học".
Ông Ngô Đức Hợi, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, địa bàn sẽ tiếp tục mưa vừa và mưa to, đến rất to đến hết ngày mai. Hà Tĩnh có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt cục bộ ở vùng trũng, thấp.
Thiện Lương
3 học sinh chết đuối: Lớp học vắng đôi bạn thân học giỏi
3 em học sinh chết đuối khiến người thân, bà con, thầy cô bạn bè bàng hoàng đau xót. Chính quyền cho hay, cả ba em đều không biết bơi và chưa từng tắm sông.
" alt="Hơn 1.500 em học sinh Hà Tĩnh không thể đến trường vì nước ngập" />-Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội: Nguyên tắc về mặt xây dựng công trình phải được nghiệm thu xong hoàn toàn mới được bàn giao cho người dân về ở. Công trình vẫn trong quá trình nghiệm thu đã bàn giao cho dân vào ở theo kiểu vừa nghiệm thu vừa bàn giao là sai quy trình.
Như VietNamNetđã phản ánh về “Chung cư Hà Nội: Bì bõm lội nước giữa lưng chừng trời” ghi nhận tại không ít chung cư tại Hà Nội, ngay trong quá trình mới bàn giao đã xảy ra những sự cố về đường ống nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy… gây ra những bất tiện ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân. Những sự cố này xảy ra từ chung cư cao cấp, đến chung cư bình dân, nhà ở xã hội.
Tại chung cư được giới thiệu là cao cấp trên đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), ngày 11/3 vừa qua, đã xảy ra sự cố khi Ban quản lý tòa nhà kiểm tra hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) dẫn tới rò rỉ nước khiến nước ngập hành lang, tràn vào căn hộ tại tầng 23.
Công trình chưa được nghiệm thu hoàn chỉnh đã bàn giao cho dân vào ở là sai quy trình.
Trước đó, ngày 9/3, BQL tòa nhà này đã có thông báo về việc thử nước hệ thống PCCC tại tòa nhà trong đó nêu rõ: Hạng mục kiểm tra: Thử nước toàn bộ hệ thống PCCC. Kế hoạch triển khai ngày 11/3 các tầng 1,11,31,32,33,35,35A. Sau đó, theo phản ánh của cư dân ngày 11/3 trong quá trình triển khai đã xảy ra sự cố xuất phát từ tầng 23 khiến nước ngập hành lang và tràn căn hộ.
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng: “Nguyên tắc về mặt xây dựng công trình phải được nghiệm thu xong hoàn toàn mới được bàn giao cho người dân về ở. Khi đã nghiệm thu xong quá trình bàn giao làm biên bản nghiệm thu xong thì tất cả hệ thống từ cấp nước, thoát nước, PCCC… phải hoàn chỉnh”.
“Nguyên tắc là chưa chứng minh được độ sẵn sàng của công trình thì chưa bàn giao cho người dân vào ở.Công trình vẫn trong quá trình nghiệm thu đã bàn giao cho dân vào ở theo kiểu vừa nghiệm thu vừa bàn giao là sai quy trình” – ông Hùng nói.
Khi sự cố xảy ra phía nhà đầu tư có thể cho rằng đó là sự cố nhỏ, đơn vị quản lý có trách nhiệm khắc phục thiệt hại cho người dân là xong. Tuy nhiên theo ông Hùng, không thể coi đây là sự cố nhỏ. “Phải nghiệm thu hoàn chỉnh mới được bàn giao. Hiểu đơn giản thì phải có sản phẩm hoàn chỉnh mới bàn giao, chưa có sản phẩn hoàn chỉnh mà đã bàn giao đưa dân vào ở là sai. Thậm chí, khi doanh nghiệp nghiệm thu đảm bảo rồi nhưng nếu có phát sinh trong sử dụng mà vẫn trong thời hạn bảo hành thì chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm khắc phục các sự cố ấy. Tất cả đều đã có quy trình rất chặt chẽ. Trách nhiệm thực hiện ở đây là ở nhà quản lý và chủ đầu tư” – vị PGS.TS. nhấn mạnh.
Việc nghiệm thu, bàn giao công trình cũng được quy định rất rõ. Theo quy định, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định và kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế không ít công trình vẫn bàn giao đưa dân vào ở khi đang trong quá trình nghiệm thu các hạng mục. Vì vậy, có những sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình tiến hành kiểm tra nghiệm thu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cư dân gây ra những cảnh “dở khóc dở cười” tại những chung cư cao tầng giữa lưng chừng trời.
Dự án Viên Ngọc Phương Nam đưa dân vào sống khi chưa được nghiệm thu. Ảnh: NLĐ.
Hay mới đây nhất, ngày 16/3, Sở Xây dựng TP HCM gửi thư kêu gọi 28 hộ dân đang sinh sống trong chung cư cao cấp Viên Ngọc Phương Nam, địa chỉ 125/20 Âu Dương Lân, phường 2, quận 8, TP.HCM di chuyển tạm thời ra ngoài sinh sống để bảo đảm an toàn tính mạng.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, việc chủ đầu tư dự án này là Công ty Cổ phần Xây dựng An Điền tự ý cho dân cư vào ở khi công trình chưa được nghiệm thu không chỉ không phù hợp theo quy định hiện hành, mà còn có thể gây rủi ro khó lường cho cư dân sinh sống tại đây.
Hồng Khanh