Từ Hà Nội, vượt quãng đường dài bốn năm trăm cây số, chúng tôi lên tới Sơn La và Điện Biên trong những ngày giáp Tết Kỷ Sửu 2009. Chúng tôi có mặt tại lưng chừng núi nơi tập kết vật liệu, thiết bị để thi công xây dựng trạm BTS thuộc xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Anh Chu Văn
Thực ra cũng còn một con đường khác có thể chạy bằng xe máy nhưng chênh vênh và có vẻ nguy hiểm. Chỉ những người rất quen địa hình mới dám đi. Vì thế nên chúng tôi quyết định đi bộ.
May mắn, sau khi nghỉ vài phút "thư giãn", chúng tôi có vẻ đã quen với việc leo dốc cao và cuối cùng cũng tới được đỉnh núi, dù trời đang rét đậm mà vã mồ hôi. Anh Đỗ Văn Lai - Phó Trưởng đại diện Viettel tại Vùng 2 (là Vùng Tây Bắc gồm 7 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) bỗng nhận được điện thoại (chỗ này đã có sóng di động, còn trạm BTS đang xây dựng là nhằm phủ sóng hướng về 3 khu vực chưa có sóng xung quanh quả núi) và khoe "anh đang ở Trời đây, vừa lên tới nơi!"
Anh Chu Văn Nam cho biết, để vận chuyển vật liệu xây dựng từ chỗ tập kết lên đỉnh núi phải vừa dùng xe máy, vừa cõng bộ. Với cột ăng ten, mỗi đốt cột nặng tới 180kg nên phải mất 10-15 người khiêng. Để thi công, còn phải xách từng can nước từ dưới chân núi lên. Toàn bộ các công việc nặng nhọc này phải thuê người lao động là bà con người dân tộc, người bản xứ mới kham nổi.
Tuy vậy, trạm Mường Pồn vẫn chưa thấm vào đâu so với trạm xa nhất là A Pa Chải. Từ TP Điện Biên Phủ, chạy 220km số tới trung tâm huyện Mường Nhé rồi đi tiếp 80km mới tới trung tâm xã A Pa Chải. Đây mới là xã biên giới xa nhất của Điện Biên và cũng rất rộng (từ trung tâm xã, đi bộ 30km số mới tới điểm giáp Trung Quốc và Lào). Hiện Điện Biên vẫn còn 40 xã cần được phủ sóng, mà theo số liệu chính thức của tỉnh thì toàn tỉnh đang còn 25 xã chưa có điện lưới; 3% số xã chưa có đường ô tô đi đến trung tâm, trong đó 10% là đường đất.
" alt=""/>Vượt núi xây trạm phát sóng di độngCác phương án này (sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2009) do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng đang trong giai đoạn lấy ý kiến các doanh nghiệp viễn thông.
Lợi nhất là các thuê bao cố định “nghe là chính”
Lộ trình điều chỉnh cước điện thoại cố định (ĐTCĐ) nội hạt, nội tỉnh được đề xuất theo hai giai đoạn nhằm đảm bảo không gây biến động lớn đối với người sử dụng dịch vụ và phương án kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Giai đoạn từ 1/1/2009 đến hết năm 2010 đối với gói cước cơ bản (áp dụng cho dịch vụ ĐTCĐ nội hạt hữu tuyến tại nhà thuê bao với hình thức thanh toán trả sau của tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ĐTCĐ nội hạt và áp dụng thống nhất trong tất cả các tỉnh, TP trực thuộc TW) sẽ có 2 phương án: giữ nguyên cước thuê bao 27.000 đồng/tháng và tăng cước liên lạc lên 150 đồng/phút hoặc giảm cước thuê bao xuống còn 20.000 đồng/tháng và tăng cước liên lạc lên 200 đồng/phút. Bên cạnh gói cước cơ bản này sẽ có các gói cước khác do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tự quyết định. Giai đoạn sau, từ 1/1/2011, gói cước cơ bản cũng như các gói cước khác đều do doanh nghiệp tự quyết định trên cơ sở chỉ số giá trần (CPI) do Bộ TT&TT ban hành.
Ông Nguyễn Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ TT&TT) cho biết, phương án điều chỉnh thứ 2 đối với Gói cước cơ bản đang là phương án được ưu tiên. Theo phương án này, với mức liên lạc nội hạt, nội tỉnh bình quân 120 phút/thuê bao/tháng hiện nay thì tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng người dân sẽ phải trả 44.000 đồng thay vì phải trả 41.400 đồng như hiện nay. Tại các tỉnh thành khác, với tỷ lệ bình quân cứ 10 phút liên lạc nội hạt, nội tỉnh thì có 9 phút nội hạt, 1 phút nội tỉnh, người dân sẽ phải trả 44.000 đồng thay vì phải trả 45.408 đồng như hiện tại. Như vậy, đối với người sử dụng có mức liên lạc trung bình thì mức chi trả mới tăng giảm không đáng kể và tính chung thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt cũng sẽ không tăng được doanh thu.
" alt=""/>Người nghèo sẽ có lợi từ cước nội hạt mớiTheo quy định của luật Dược 2016, có hiệu lực từ 1/1/2017, mỗi cá nhân chỉ được cấp một chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng điều kiện và được phép hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Luật Dược 2016 cũng siết chặt các quy định quản lý chứng chỉ hành nghề dược. Cơ quan chức năng sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề dược khi vi phạm 1 trong 11 trường hợp sau:
1. Chứng chỉ hành nghề dược được cấp không đúng thẩm quyền.
2. Người được cấp chứng chỉ hành nghề dược đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược của mình.
3. Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề dược.
4. Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược.
5. Cá nhân có từ 2 chứng chỉ hành nghề dược trở lên.
6. Người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dược.
7. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề dược không đáp ứng một trong các điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Điều 13 hoặc Khoản 2 Điều 14 của luật Dược.
8. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề dược mà không hành nghề trong thời gian 12 tháng liên tục.
9. Người hành nghề dược không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
10. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược gây hậu quả đến tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
11. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước chứng chỉ hành nghề dược từ 2 lần trở lên đối với một hành vi vi phạm.
Mỗi người chỉ có một chứng chỉ hành nghề dược. |
Theo quy định, để được cấp chứng chỉ hành nghề dược, người đề nghị cần có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược; đại học hành y đa khoa; đại học ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền; đại học ngành sinh học; đại học ngành hóa học; cao đẳng ngành dược; trung cấp ngành dược; cao đẳng, trung cấp ngành y; trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền; văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược; giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Ngoài ra, người đề nghị phải có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định.
T.Thư
" alt=""/>Thu hồi chứng chỉ hành nghề dược nếu cho thuê, mượn