
- Nghệ sĩ Vượng Râu chia sẻ, anh có ba cô con gái, thường đưa chuyện sinh con một bề vào các tiểu phẩm hài để gây cười nhưng thực lòng lại không sợ chuyện "nhà cao cửa rộng con rể ở, tiền để ngân hàng cháu ngoại tiêu”.Những cầu thủ quốc tế được dân mạng săn lùng vì quá giống sao Việt
Tài xế năn nỉ đạo diễn xin đóng cảnh nóng và cái kết bất ngờ
Diễn viên Diệu Hương kể chuyện bi hài khi làm dâu phố cổ
Tân Kim Bình Mai là một bản nháp
- Vừa qua, phim cổ trang Tân Kim Bình Mai do anh làm đạo diễn khi phát trên YouTube gặp nhiều ý kiến vì cảnh quay quá hở hang, nội dung chưa sâu, anh nói gì về nhận xét này?
Phim này tôi tự bỏ tiền ra làm, như một phép thử, một bản nháp. Năm 2012 tôi đã làm bộ phim hài dân gian “Kỳ phùng địch thủ” được đánh giá tốt nhưng hình ảnh lại không được tốt. Cũng do nhiều yếu tố ảnh hưởng cả hoàn cảnh lẫn bối cảnh.
Vậy nên tôi vẫn đau đáu là sẽ phải làm bộ phim hài dân gian để thoả đam mê của tôi. Tôi làm Tân Kim Bình Mai để nháp cách thức làm việc, cách thức sản xuất để năm tới, khi có điều kiện tôi làm những bộ phim hài cổ trang có những hình ảnh thật đẹp cho người xem. Vậy thôi, tôi rất đơn giản.
 |
Nghệ sĩ Vượng Râu cho rằng, Tân Kim Bình Mai là phép thử của anh với nghệ thuật, cả về xu hướng lẫn kinh nghiệm làm phim cổ trang. |
- Anh rút ra cho mình bài học gì từ lần nháp này?
Đây là lần đầu tiên tôi sử dụng hình ảnh hở hang như thế trong sản phẩm mình làm. Mọi người có thể vào xem lại các tiểu phẩm hay phim tôi làm để kiểm chứng. Bởi câu chuyện của phim vậy nên bắt buộc tôi phải thế.
Nhưng bù lại, sau việc này tôi nhận ra được một điều rằng nếu có bối cảnh, setup tốt, có quay trường quay riêng sẽ rất đẹp. Qua đây tôi nhận ra được khâu nào sẽ phải cẩn thận, khâu nào sẽ cần tính toán nhiều hơn. Đấy là phần hình ảnh. Hài Tết sắp tới tôi sẽ áp dụng công nghệ 4K như làm với Tân Kim Bình Mai. Tôi mời thầy tôi - NSND Khải Hưng - làm đạo diễn. Hài thì thật không nhất thiết cần tới công nghệ 4K, nhưng tôi vẫn thế, vẫn rất muốn có những hình ảnh đẹp nhất có thể để mang tới cho người xem.
Còn nội dung, giai đoạn ngày trước làm hài hay sến-sốc-sex, nhưng trend bây giờ, gu thưởng thức bây giờ đôi khi lại rất xàm, không ra cái gì. Có nghĩa rằng, trò chuyện ai đó không đầu không cuối rồi cứ đối thoại với nhau vậy trong phim có khi còn nhiều người xem hơn phim được đầu tư.
Đấy là chuyện thật, bởi bây giờ người ta tiếp cận với quá nhiều thông tin, thành thử đối với họ nhiều cái đã trở nên quá bình thường, những thứ không bình thường lại được chú ý. Có thực tế, nhiều sản phẩm có lượng khen nhiều, nhưng lượng xem lại ít ngược lại có sản phẩm bị chê, lại được tò mò và xem đông.
- Xu hướng của anh sẽ ra mắt các sản phẩm có lượng chê nhiều?
Khó đấy! Nếu cố tình có khi không làm được. Làm để cho khán giả vào chửi không dễ đâu, giỏi mới làm được. Khán giả giờ cực kỳ khó chiều.
- Với xu hướng này, anh nhận khả năng đạo diễn của mình ở mức nào?
Nói thật, dù là người sản xuất, đạo diễn rất nhiều chương trình rồi nhưng tôi vẫn thấy mình ở trình độ học sinh. Bỡ ngỡ bước vào môi trường khó lường, có nghĩa có biết khán giả thích không mà chiều, khán giả có ghét không mà chiều.
Người được ăn học như chúng tôi thực sự không thể làm được hài chửi nhau bậy bạ được. Có thể câu được lượng người xem, người Việt Nam tò mò, xem người ta chửi nhau thế nào. Cái đó được về mặt lượng người xem, nhưng lại làm hỏng định hướng văn hoá của nghệ sĩ.
- Những thứ xàm, nhảm nhí vô bổ lại được xem nhiều vì giờ các sản phẩm đó nhan nhản trên YouTube, từ góc độ nghệ sĩ, anh “hiến kế” gì để thay đổi?
Vì những thứ nhảm nhí dễ quá ai cũng làm được nên những người làm tử tế, làm thật chưa chắc đã tồn tại. Và vì muốn tồn tại, đôi khi họ lại chạy theo xu hướng, nếu không chạy theo lại bị tụt.
Thế tôi mới nói là tôi đang như một học sinh khi theo xu hướng này. Nhưng dù là học sinh tôi cũng luôn tâm niệm rằng không được làm với bất cứ giá nào. Tới giờ phút này, tôi nghĩ mình không nên tìm con đường đi mới mẻ, mà mình đang đi con đường nào cứ đi theo con đường đó.
Có thể chậm theo xu thế nhưng một ngày nào đó sản phẩm của mình sẽ có trong lòng khán giả. Tôi chấp nhận giữ lại những thứ tử tế, chấp nhận nuôi khán giả.
Clip Vượng Râu nói về sinh con một bề:
Về nhà toàn con gái, mỗi mình tôi đàn ông
- Xem phim hài anh làm, nhiều khán giả bảo Vượng Râu hay chế giễu chuyện sinh con một bề. Nó như là sân chơi để anh bày tỏ chính lòng mình?
Thế hệ vợ chồng tôi là thế hệ hiện đại, dù tôi có 3 con gái thật nhưng tôi chưa bao giờ áp lực về chuyện đó. Tôi vẫn đùa rằng có khi vai diễn ám vào đời mình vì tôi từng đóng ông bố có 7 con trai, nhưng giờ thì chưa có đứa nào.
Tôi làm phim “Cưới đi kẻo ế” luôn lấy 2 cô con gái Là và Lượt ra để tếu, tôi đầu têu các trò “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, phân biệt giới tính rõ ràng. Thế nhưng trong tư tưởng của tôi lại hoàn toàn không nghĩ tới chuyện đó.
- Vợ anh có áp lực không, dù gì làm vợ người nổi tiếng cũng muốn ‘ghi điểm’ với chồng?
Cô ấy không hề áp lực gì cả, thậm chí lúc nào cũng vui. Nhiều khi về tới nhà toàn con gái, mỗi mình tôi đàn ông, tôi vẫn đùa rằng: Vợ ơi về tới nhà sao lạnh thế, có khi nhà nhiều âm khí. Vợ lại đáp: Vớ vẩn, nhà ở phố chứ phải ở quê hay nghĩa địa đâu mà âm khí. Rồi cô ấy nghĩ ra, tôi đùa, cô ấy cười.
Với lại giờ khoa học kỹ thuật, có thể can thiệp được việc đó cơ mà. Mà 30 chưa phải là Tết nhé, tôi đã chốt là chỉ có 3 con đâu, biết đâu tôi sinh nữa. Con cái là lộc trời, trai hay gái không quan trọng. Tôi là người Việt gốc “tre” nhưng lại ở thế hệ hiện đại, nên sẽ không lăn tăn chuyện “Nhà cao cửa rộng con rể ở, tiền để ngân hàng cháu ngoại tiêu”.
 |
Vợ chồng nghệ sĩ Vượng Râu rất hạnh phúc, không phiền lòng chuyện con một bề. |
- Nhưng trang cá nhân của vợ anh, tôi thấy rất nhiều “tâm sự”?
À cô ấy đọc trên mạng, cứ thấy gì hay thì cô ấy lấy về. Nhiều người bảo hay cô ấy ghen, nhưng vợ tôi lại không có tính đó. Tôi là người hay đùa, trong giới còn bảo tôi “đĩ mồm”, đùa mọi người cho vui thôi chứ không có chuyện gạ hay này nọ đâu nhé. Người ta cứ hay đồn, đạo diễn hay gạ diễn viên, cho họ “cơ hội” đổi tình lấy vai.
Tôi thì cũng từng nghe vài trường hợp trong giới nhưng vì tôi không chứng kiến nên không dám phát biểu. Riêng tôi, không bao giờ để vợ phải ghen. Vợ thôi hiền như tên của cô ấy vậy (Thu Hiền - PV) nhưng không vì thế tôi cho phép mình vượt quá giới hạn. Đó là nguyên tắc làm việc.
Tôi có thể bị cả nể trong công việc chứ không dễ dãi. Nghĩa là tôi hay sắp xếp cho các bạn trẻ vào phim của tôi, dù có khi kịch bản không có nhân vật đó cũng không sao, nhưng tôi vẫn cho vào vì muốn tạo cơ hội cho các bạn trẻ. Vợ biết tính tôi nhiệt tình, thương tôi vất vả không hết sao ghen được.
Tình Lê

Vượng 'râu' từng phải rửa bát vì thua cá độ bóng đá
Vượng 'râu' kể lại chuyện bi hài khi cá độ bóng đá với vợ và bị thua.
" alt=""/>Vượng Râu chia sẻ việc sinh con một bề trong các tác phẩm hài
- Nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng - người đưa ra sáng kiến lập Tủ sách Tâm lý học Cánh Buồm - đang có mặt tại Hà Nội để chuẩn bị cho việc ra mắt những cuốn sách đầu tiên. Trao đổi với VietNamNet, ông nói: Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có những cuốn sách được coi là nền tảng của tâm lý học giáo dục với những nghiên cứu sâu về sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ em,Tủ sách Tâm lý học Cánh Buồmra đời nhằm góp phần lấp đầy khoảng trống đó.
 |
Nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng
|
Không thể làm khoa học kiểu “đi tắt đón đầu”
Tại sao chúng ta lại phải có tủ sách tâm lý giáo dục, thưa ông?
-Khi tôi đưa lời kêu gọi trên mạng, có một nhà văn trẻ comment đưa câu hỏi: Sách tâm lý hiện nay đang đầy ra đấy mà có thấy giáo dục tốt đẹp hơn đâu, thậm chí còn đi xuống. Vậy thì còn dịch thêm sách tâm lý làm gì nữa?
Câu hỏi của bạn này đã gợi ra một cuộc thảo luận khá sôi nổi trên Facebook. Tôi đã vào Thư viện Quốc gia tìm tổng mục sách tâm lý giáo dục, lên mạng tra cứu về loại sách này ở Việt Nam.
Một điều bất ngờ là sách trong thư viện hầu hết là sách tâm lý giáo dục ở trường sư phạm, nói đúng ra là các giáo trình
.Và chúng khá giống nhau. Và cái cần nhất để dạy sinh viên sư phạm là tâm lý nhận thức của trẻ em, chúng tiếp nhận kiến thức, phát triển trí khôn như thế nào… thì không thấy dạy, mà hầu hết là dạy tâm lý học chung chung.
Thực sự, chúng ta chưa có sách tâm lý giáo dục đúng nghĩa.
Phải chăng bệnh của dân tộc mình, kể cả trí thức, là ghét và sợ lý thuyết.Chỉ thích những gì “mì ăn liền”.
Lý do nào để các ông chọn dịch bộ đầu tiên là sách của J. Piaget?(một nhà tâm lý học và triết học, nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em - PV).
-Bởi vì J. Piagetđược coi là người đầu tiên hoàn thiện lý thuyết xây dựng về nhận thức: Kiến thức không thể áp đặt vào đứa trẻ như những gì có sẵn mà đứa trẻ phải tự xây dựng kiến thức của nó bằng hành động. Piaget đã quan sát tỉ mỉ 3 đứa con của chính mình, từ ngày đầu tiên chào đời đến năm 2 tuổi. Ông dùng các thí nghiệm tâm lý tác động tới các bé, để rút ra quy luật đứa trẻ xây dựng kiến thức cho mình bằng cách nào.Từ đó mới đưa ra lý thuyết hình thành trí khôn trẻ em.
Mục tiêu giáo dục phải thay đổi, không phải đào tạo một công cụ máy móc mà đào tạo con người sáng tạo. |
J.Piaget cũng khẳng định vai trò của người thầy: không phải là người truyền thụ kiến thức, mà là người tạo những điều kiện thuận lợi và hướng dẫn để học sinh tự khám phá kiến thức, chân lý.
Cái đó thực ra gắn liền với mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục phải thay đổi, không phải đào tạo một công cụ máy móc mà đào tạo con người sáng tạo.
Trong một bài phỏng vấn, J. Piaget đã từng trả lời: Phần lớn người ta cho rằng giáo dục là dẫn dắt đứa trẻ trở thành người điển hình của xã hội. Nhưng với tôi, giáo dục tạo ra con người sáng tạo, những người phát minh chứ không phải những kẻ tuân thủ.
Đối với tình hình giáo dục Việt Nam, chúng tôi thấy đây là thời điểm chín muồi để nghiên cứu kỹ càng lý thuyết của J. Piaget, để có thể có sự thay đổi căn bản.
Nếu muốn làm “trận đánh lớn” như lãnh đạo ngành đã nói, theo tôi, phải có nghiên cứu sâu về lý thuyết này.
Thực ra ở Việt Nam, sách của Piaget không phải là không có người biết. Thậm chí chúng ta đã từng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Nhưng theo ông, tại sao lý thuyết của Piaget chưa có ảnh hưởng ở Việt Nam?
-Trước đây, nhóm tâm lý của BS Nguyễn Khắc Viện cũng đã dịch một quyển sách của J. Piaget, nhưng bây giờ cần tìm lại thì không thể thấy ở đâu hết.
Có những nhà nghiên cứu giáo dục trước đây đã từng biết đến Piaget, nhưng có thể hệ thống chính trị xã hội khi đó chỉ chấp nhận những quan điểm giáo dục khác, nên giả sử họ có muốn cũng không thể truyền bá Piaget.
Tôi tin rằng đại đa số giáo viên, sinh viên sư phạm hiện nay không biết đến Piagetvà các nhà tâm lý giáo dục học hàng đầu thế giới, hoặc chỉ biết một cách láng máng. Nay nếu có một bộ sách lý thuyết tâm lý giáo dục cho họ đọc một cách có hệ thống, sẽ rất lợi cho việc nhận thức đúng đường hướng, phương pháp giáo dục.
Người làm giáo dục mà không nhận thức được ý nghĩa của từng việc mình làm với học sinh thì không thể làm tốt nhiệm vụ đầy khó khăn ấy.
Đã gần 80 năm trôi qua kể từ những quyển sách đầu tiên của Piaget. Thậm chí, mới hơn, như lý thuyết 7 trí thông minh của Gardner, cũng đã bị cho là lạc hậu. Vậy thì tại sao các ông vẫn chọn dịch Piaget, mà không phải một ai đó mới mẻ hơn? Nếu chỉ dịch, không phản biện, liệu các ông có rơi vào vết xe đổ khi đi từ trường phái tâm lý này sang trường phải tâm lý khác?
- Cái chết của việc làm khoa học ở Việt Nam là tâm lý thích “đi tắt đón đầu”. Chưa hiểu gốc làm sao hiểu được ngọn?
Với tâm lý học giáo dục, nhân dịp này chúng tôi cố gắng làm hệ thống từ gốc. Ít nhất là bắt đầu từ thời kỳ hiện đại, phù hợp với tình hình hiện nay của giáo dục Việt Nam.
Giáo dục Âu, Mỹ trước đây cũng như mình bây giờ. Với Piaget mới có bước chuyển biến, thay đổi căn bản phương pháp giáo dục, với nguyên lý cơ bản: Người thầy không phải là người truyền thụ kiến thức, mà là người tổ chức hoạt động xây dựng kiến thức của học sinh.
Nhà tâm lý giáo dục thứ hai chúng tôi muốn chọn dịch là Tiến sĩ Howard Gardner của Mỹ với lý thuyết “trí khôn đa dạng”.Ông cũng chịu ảnh hưởng của Piaget nhưng đưa ra thực tế mới mẻ hơn.
Nếu như trước đây người ta chăm chăm phân biệt trình độ trí khôn của trẻ qua chỉ số IQ, thì Gardner cho rằng thực tế có rất nhiều dạng trí khôn khác nhau: Ngôn ngữ, logic, không gian, âm nhạc, cơ thể…
Đây là bước tiến rất lớn trong quan niệm về trí khôn, giáo dục.
Ngoài ra, nếu chúng tôi còn thời gian – với những người ở độ tuổi tính từng năm như chúng tôi – thì sẽ cố gắng giới thiệu sách của các nhà tâm lý giáo dục Nga như Vygotxki, Luria…
Chúng tôi cố gắng trong hai năm 2014 – 2015 ra được 7-8 đầu tiên. Từ từ, rồi chúng ta sẽ có bộ sách tâm lý học giáo dục đàng hoàng.
Có quá muộn không khi mình đi sau thiên hạ tới hơn 60 năm?
-Tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp với VN. Các phương pháp giáo dục hiện hành đã phá sản.Bây giờ phải thay đổi từ triết lý giáo dục.
Thực tế ngay cả các nước Châu Âu, khi Piaget ra quyển sách đầu tiên, (những năm 1936 – 1940) thì trong giáo dục đang thịnh hành chủ nghĩa hành vi, quan niệm dạy học là ấn những kiến thức có sẵn vào đầu học trò. Học trò chỉ việc lặp đi lặp lại một cách thụ động cho đến khi “thuần thục” những hành vi được áp đặt vào chúng.
Nghiệm lại giáo dục Việt Nam năm, sáu mươi năm nay loay hoay mãi có lẽ bởi lý thuyết này đã quá ăn sâu.
Xã hội không còn chỉ cần những con người thừa hành, mà cần những người sáng tạo. |
Ngay ở Mỹ, đến năm 1960, vẫn ngự trị lý thuyết này. Lý do sâu xa chính là ảnh hưởng của hệ thống giáo dục của đế quốc Phổ từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mà mục tiêu là đào tạo nhân sự cho bộ máy công nghiệp hóa. Đào tạo công nhân, người thừa hành, công cụ, thì chỉ cần thế thôi, việc của anh anh cứ thế mà làm.
Đến những năm 1960 ở Mỹ mới dịch sách của Piaget một cách hệ thống, rồi mới ngộ ra rằng xã hội phải xây dựng những con người chủ động, sáng tạo thì mới phát triển được.
Chúng ta bây giờ cũng như Mỹ ở thời điểm đó, xã hội không còn chỉ cần những con người thừa hành, mà cần những người sáng tạo. Có thể thấy, cũng phải ở thời điểm này, một nhóm như Cánh Buồm mới có thể hoạt động được.
• Không bi quan như những người trẻ
Tại sao, ở độ tuổi thất thập rồi ông lại bắt đầu với một việc có thể coi là “khó nhằn” như vậy?
-Lúc đầu khi “liều mạng” quyết định làm bộ sách tâm lý học giáo dục, đọc quyển đầu tiên của Piaget tôi cũng hơi “rợn” vì quả thật là khó quá.
Nhưng có một số lý do để tôi quyết tâm thực hiện công việc này. Trước hết, tôi cảm phục tấm gương “ông anh” Phạm Toàn - một ông già bát tuần, đầy bệnh như thế, vẫn “lôi kéo” được hơn chục con người trẻ tuổi tài giỏi làm một công việc thiện nguyện cho giáo dục.
Hai năm vừa rồi tôi đi Mỹ giúp cháu ngoại, cháu bắt đầu học lớp 1 ở bên đó. Ngày ngày quan sát, giúp cháu học tập, tôi thấy cháu được hưởng một sự giáo dục quá tuyệt vời, và thấy đau lòng cho nền giáo dục Việt Nam.
Cháu tôi hầu như không có SGK, bài tập về nhà là những câu hỏi đơn giản nhưng yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, không học thuộc lòng. Ví dụ như, năm lớp 1 tuần nào, cháu cũng có một bài tập về nhà với câu hỏi:Em đọc được quyển sách gì? Hãy ghi tên quyển sách ra. Sách nói về cái gì? Tìm một câu trong sách nói lên được ý đó.
Đến lớp 2 các cháu đã bắt buộc phải làm bài tập trên mạng, cũng không hề có bài phải thuộc lòng. Thí dụ môn tiếng Anh đưa ra 5 câu sắp xếp lộn xộn, yêu cầu xếp lại sao cho đúng trật tự, tìm xem câu nào chỉ nguyên nhân, câu nào chỉ kết quả...
Bộ sách tiểu học mà nhóm Cánh Buồm đưa ra rất đúng tinh thần học thông minh kiểu như thế. Nó được xây dựng trên cơ sở lý thuyết tâm lý học giáo dục mà giờ đây chúng tôi muốn chia sẻ rộng rãi với toàn xã hội.
Một số cuốn sách có thể được coi là kinh điển về giáo dục như “Dân chủ và giáo dục”, “Kinh nghiệm và giáo dục”, “John Dewey về giáo dục”…ra mắt trong thời gian trước đây được giới trí thức, học giả đón nhận, nhưng không có sự phản hồi nào từ những người giữ trọng trách với nền giáo dục. Với việc ra mắt bộ sách của Piaget, ông có trông đợi vào một sự “tiếp đón” khác hơn?
- Phải ghi nhận gần đây có những vị có vị thế hay trách nhiệm cao rất ủng hộ những nỗ lực của các cá nhân, các nhóm đóng góp cho sự cải tổ căn bản giáo dục.
Chúng tôi không hề ảo tưởng hay trông chờ nhiều ở “cõi trên”. Chúng tôi chỉ hy vọng toàn xã hội, trước nhất là các thầy cô giáo, các phụ huynh học sinh |
Nhưng về nguyên tắc, chúng tôi không hề ảo tưởng hay trông chờ nhiều ở “cõi trên”.
Chúng tôi chỉ hy vọng toàn xã hội, trước nhất là các thầy cô giáo, các phụ huynh học sinh tiếp đón sách của chúng tôi để dần dần thấm nhuần những triết lý, quan điểm, phương pháp giáo dục tiến bộ, khoa học, từ đó mà dìu dắt học sinh, con em mình một cách đúng đắn, hữu hiệu.
Với danh xưng nhà thơ, nhà báo, có lẽ không ít người sẽ đặt câu hỏi “Ông biết gì về giáo dục mà dịch sách giáo dục?”
-Tôi cũng có thể đặt câu hỏi, tại sao các nhà nghiên cứu giáo dục lâu nay lại không dịch sách lý thuyết về giáo dục?
Tôi biết có những giảng viên tâm lý giáo dục cực kỳ bận rộn, bởi vì giảng viên ngành học này khá hiếm, nhiều trường, nhiều nơi mời giảng dạy.Vì vậy, có lẽ họ không có thời gian để làm những việc như dịch sách. Tôi rất ấn tượng với câu hỏi mà ông “già làng” của Cánh Buồm thường đặt ra cho chính ông và cho nhóm: “Mình không làm thì ai làm?”
Tôi rất ấn tượng với câu hỏi mà ông “già làng” của Cánh Buồm thường đặt ra cho chính ông và cho nhóm: “Mình không làm thì ai làm?” |
Sách của những người “ngoại đạo”, “không hàn lâm” như chúng tôi có thể bị chê bai, nhưng đây là “sản phẩm” chúng tôi làm với tất cả tâm sức của mình, và rất mong được sự góp ý của các chuyên gia.
Nói vậy chứ tôi cũng có một quá khứ gắn bó với giáo dục.Nửa đời người chứ ít đâu. 15 năm dạy học.
Ngay từ khi còn học lớp 10 phổ thông, tôi đã được “phong” làm hiệu trưởng trường bổ túc văn hóa cho công nhân ở Cầu Đuống – thời kỳ cuối những năm 50 thế kỷ trước.
Tôi cũng có 2 năm dạy học cho bộ đội ở Tây Bắc, 8 năm dạy văn cấp 3 tại Hải Phòng.
Tôi còn có 9 năm làm phóng viên báoNgười giáo viên Nhân dân (Bộ Giáo dục).
Vì vậy khi “quay lại” với giáo dục, tôi cũng có cơ sở để hiểu các vấn đề tâm lý giáo dục. Và tôi xác định: khi tôi dịch, cũng có nghĩa là tôi học lại từ đầu. Vừa làm vừa học.
Hơn một năm trước đây, khi ra sách dịch về giáo dục, có dịch giả tỏ ra bi quan hơn các ông nhiều…
-Lớp người có tuổi chúng tôi có khi lại không bi quan.
Bởi như tôi đã nói, thời gian của chúng tôi không còn nhiều, nên chẳng yêu cầu cao xa quá làm gì. Đóng góp được gì nho nhỏ, chúng tôi cũng thấy là tốt rồi.
Mà riêng cái việc vừa đề xướng tủ sách TLH GD, tôi đã được ngay sự hưởng ứng của 4 ông già và 2 bạn trẻ: các dịch giả nổi tiếng Phạm Toàn, Dương Tường, Nguyễn Xuân Khánh, nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, một cô giáo vừa lấy bằng TS Giáo dục học ở Paris, và một nữ TS Toán, nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp. Thế thì phải lạc quan chứ sao lại bi quan!
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Ba quyển đầu tiên của Tủ sách tâm lý giáo dục bao gồm:Sự ra đời trí khôn ở trẻ em (J. Piaget, Hoàng Hưng dịch); Sự xây dựng cái thực ở trẻ em (J. Piaget, Hoàng Hưng dịch); Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em(J. Piaget, Nguyễn Xuân Khánh dịch) dự kiến sẽ ra mắt vào đầu và giữa năm 2014, sau khi “lỗi hẹn” dịp đầu tháng 11 này. |
Jean Piaget (9/8/1896 – 16/ 9/1980) là một nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ.Ông nổi tiếng về những nghiên cứu trí thức học với trẻ em. Lý thuyết về phát triển nhận thức và góc nhìn trí thức học của Piaget được gọi chung là "Trí thức học di truyền" (genetic epistemology). Piaget luôn đặt tầm quan trọng lớn đối với giáo dục cho trẻ em. Khi là Giám đốc của Văn phòng Giáo dục Quốc tế, ông từng tuyên bố rằng "chỉ có giáo dục mới có khả năng cứu những xã hội của chúng ta khỏi khả năng sụp đổ, cho dù đó là sự sụp đổ do bạo lực hay sự sụp đổ dần dần". Piaget sáng lập Trung tâm Quốc tế cho Trí thức học di truyền Geneva năm 1955 và giữ chức giám đốc cho tới năm 1980. Theo Ernst von Glasersfeld, Jean Piaget là "nhà tiên phong vĩ đại cho lý thuyết học tập của thuyết xây dựng (constructivism)". |
" alt=""/>Bệnh 'sợ, ghét lý thuyết' có hại cho cải tổ giáo dục