
Chiếc iPhone 11 Pro bị lệch logo Apple được bán với giá 2.700 USD. Ảnh: PhoneArena.
Theo bài viết trên trang Twitter Internal Archive, chiếc iPhone 11 Pro bị lệch logo được bán với giá 2.700 USD, gấp 2,7 lần giá gốc. Theo tài khoản, tỷ lệ chiếc iPhone này xuất hiện trên thị trường là 1/100.000.000, thậm chí hiếm hơn.
Trên Twitter, nhiều bình luận thắc mắc tại sao chiếc iPhone lệch logo lại lọt qua khâu kiểm duyệt chất lượng, một số khác hỏi về danh tính người mua nó.
Tài khoản ShrimpApplePro cho biết đây là chiếc iPhone được bán tại Nhật vào năm 2019. Một số bình luận cho rằng lệch logo không quá quan trọng bởi người dùng sẽ gắn ốp lưng cho máy.
 |
Màn hình ám xanh đang là lỗi bị phản ánh khá nhiều trên iPhone 12. Ảnh: PhoneArena. |
Lỗi thiết kế trên iPhone cũng từng được một người dùng phản ánh vào năm 2020. Trên website hỗ trợ của Apple, tài khoản Aphirada phản ánh chiếc iPhone 11 Pro được mua tại Nhật không có logo Apple. Lỗi này liên quan đến lớp phủ mặt lưng của phiên bản màu xanh, đã được Apple giải quyết.
Hiện tại, một trong những lỗi được nhiều người phản ánh liên quan đến màn hình iPhone 12 bị ám xanh. Sau khi cập nhật iOS 14.5 bản thử nghiệm, tình trạng chỉ giảm chứ không được khắc phục hoàn toàn.
Trên website hỗ trợ của Apple, bài viết phản ánh lỗi màn hình ám xanh trên iPhone 12 thu hút hàng nghìn lượt tương tác.
Trả lời Forbes, Ricky Panesar, thợ sửa iPhone lâu năm cho biết lỗi này có thể đến từ chất lượng màn hình, không thể khắc phục hoàn toàn bằng phần mềm. Bản thân chiếc iPhone 12 Pro của Panesar cũng không hết lỗi ám xanh dù đã cập nhật iOS mới.
(Theo Zing)

Bán iPhone 12 nhưng ruột là iPhone cũ
Những chiếc iPhone X, iPhone 11 được thay vỏ để trở thành iPhone 12 hay iPhone 12 Pro Max liệu có an toàn?
" alt=""/>Chiếc iPhone bị lỗi giá đắt hơn 2,7 lần bản thường
Các công trình cao tầng sẽ không còn được “mọc tự do” trong khu nội đô lịch sử nữa, mà thay vào đó thành phố sẽ khống chế chiều cao ở từng khu vực.Nguồn cung khan hiếm
Theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội: Khu nội đô lịch sử thuộc địa phận 5 quận nội đô gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, và Đống Đa.
Khu vực nội đô này được giới hạn bởi các tuyến đường chính từ nút giao cầu Nhật Tân –Lạc Long Quân-Bưởi –Láng-Minh Khai-Trường Chinh-nút giao Vĩnh Tuy-Nguyễn Khoái-Trần Quang Khải-đê sông Hồng-Yên Phụ -Âu Cơ đến nút giao Nhật Tân tạo thành một vành đai khép kín.
Quy chế mới này của Hà Nội quy định cụ thể, chi tiết việc xây tối đa tầng cao tại các trục đường chính, tuyến phố và khu vực. Theo đó, nhiều khu vực chỉ được xây dựng không quá 13 tầng, một số chỉ được xây từ 21-24 tầng và không quá 39 tầng. Khu vực được xây 45 tầng là số 29 Liễu Giai và được xây 50 tầng là Triển Lãm Giảng Võ.
 |
|
Điều này đồng nghĩa với việc cung về nhà ở mới sẽ bị hạn chế. Trong khi đó, quỹ đất ở 5 quận nội đô cũng không có nhiều, gần như đã cạn. Do đó, trong tương lai để sở hữu những căn hộ cao cấp ở khu nội đô được xem là điều “xa xỉ”.
Kết hợp với vành đai xanh được thiết lập, chắc chắn trong tương lai khu nội đô sẽ khan hiếm nguồn cung nhà ở dẫn tới giá nhà có khả năng tăng vọt.
Một trường hợp điển hình trên thế giới đó là Luân Đôn, thành phố này đã thiết lập vành đai xanh cho khu trung tâm, đến nay sau hơn 10 năm triển khai, giá nhà Luân Đôn liên tục tăng, và đắt đỏ thứ 5 thế giới.
 |
Quy hoạch vành đai xanh thành phố Luân Đôn |
Theo Knight Frank, như một hệ quả năm 2013 giá nhà ở Luân Đôn đã tăng vọt, mức tăng tới 10% so với năm trước đó, nguyên nhân là do thiếu nguồn cung do chính sách quy hoạch của thành phố này, trong khi nhu cầu mua nhà tại Luân Đôn của người nước ngoài lại tăng cao.
Hà Nội cũng đang thiết lập một vành đai xanh cho khu trung tâm, và hạn chế chiều cao công trình. Quy định này rất quan trọng trong việc duy trì mật độ, ngăn ngừa sự mở rộng, quá tải của khu trung tâm.
Thực tế thị trường gần đây cho thấy một số dự án căn hộ cao cấp trong khu nội đô thường rất đắt đỏ, dao động từ 60 triệu đồng/m2 đến 150 triệu đồng/m2 tùy vào vị trí. Đơn cử như Hoàng Thành Tower, Tổ hợp chung cư Vinhomes 56 Nguyễn Chí Thanh, Watermark, D’. Le Roi Soleil – Quảng An…
Giảm tải áp lực hạ tầng
Hạn chế chiều cao công trình ở khu nội đô cũng sẽ rất quan trọng trong việc giảm áp lực hạ tầng lên khu trung tâm. Vấn đề nan giải luôn được đặt ra trong nhiều năm qua, gần đây Hà Nội đã quy định tất cả các công trình cao tầng phải xây tối thiểu 3 tầng hầm để giảm tải áp lực chỗ để xe cho thành phố.
Cùng với nhiều giải pháp khác như xây hầm, đường sắt trên cao (metro), tuyến buýt nhanh và cầu vượt…việc hạn chế xây dựng cao tầng ở khu nội đô sẽ nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số cơ học vào khu vực này, dẫn đến áp lực lên hạ tầng khu nội đô lịch sử không nhiều.
Với lý do này, khu nội đô lịch sử sẽ là khu vực mà giới nhà giàu lựa chọn đầu tiên để sinh sống, giá nhà có khả năng cũng sẽ tăng lên.
 |
Những chiếc cầu vượt mới sẽ giảm tải áp lực giao thông ở khu nội đô |
Kiến trúc cảnh quan đẹp hơn
Điểm đáng lưu ý khác đó là các công trình trong nội đô không được “mọc tự do”, không được phép xây quá cao, phần lớn từ 13-24 tầng, một số điểm nhấn đặc biệt có chiều cao 39,45 và 50 tầng.
Như vậy, xét về kiến trúc cảnh quan thì gần như những cao ốc nhà ở có độ cao từ 27 đến 50 tầng sẽ có tầm nhìn (view) thành phố rất đẹp, đặc biệt là những nơi gần các hồ nước như Hồ Tây, hồ Đống Đa và hồ Hoàn Kiếm.
Ngoài ra, một yếu tốc khác cũng sẽ làm kiến trúc cảnh quan khu nội đô lịch sử đẹp hơn đó là quỹ đất trụ sở các bộ, ngành cũng như trường Đại học phải di dời ra khởi khu trung tâm sẽ được ưu tiên xây các công trình công cộng như công viên, khu vui chơi…
Điều này vừa làm đẹp thêm khu nội đô lịch sử cũng như gia tăng giá trị sống cho người dân ở khu vực này. Điều đó sẽ khiến giá trị bất động sản ở nội đô lịch sử càng có cơ sở gia tăng, giá nhà có khả năng tăng theo.
Giá trị văn hóa, con người
Liên quan đến Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng này của Hà Nội cũng sẽ làm yếu tố con người hay nhiều người mua nhà đặc biết quan tâm đó là hàng xóm mình là ai để lựa chọn ngôi nhà cho mình.
Việc hạn chế phát triển cao tầng, giá nhà đã đắt đỏ lại có khả năng tăng thì đương nhiên trong tương lai chỉ có cộng đồng giới thượng lưu, trung lưu là có khả năng mua nhà ở khu vực này. Vì thế, khu nội đô sẽ hình thành cộng đồng cư dân cùng đẳng cấp.
Bên cạnh đó, Hà Nội với nghìn năm văn hiến, với rất nhiều công trình trong nội đô đã đi vào lịch sử…tạo nên một giá trị sống mà không phải bất cứ nơi nào cũng có. Chính vì thế, lại càng làm cho khu vực này trở nên “đáng sống nhất” trên đất Thủ đô.
Theo Trí thức trẻ
Dự án điều khiển quy hoạch, Hà Nội còn ngập nặng" alt=""/>Quy định này của Hà Nội làm thay đổi 4 yếu tố khiến giá nhà nội đô có khả năng tăng vọt
- Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, Bộ ủng hộ quan điểm bỏ loa phường ở đô thị, nhưng nhận thấy loa phường vẫn còn tiện dụng và chưa hoàn thành sứ mệnh ở vùng sâu vùng xa.
 |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí của Bộ TTT&TT. Ảnh: Xuân Lộc.
|
Tại buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí của Bộ TT&TT, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Việt Nam đã đề cập tới một chủ đề "nóng" trên báo chí hiện nay: đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc bỏ loa phường. Ông Mai Liêm Trực kiến nghị bộ nên ủng hộ chủ trương này với lí do: "Loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó rồi. Giờ chúng ta có Internet, nhắn tin, nhiều việc quan trọng thủ tướng cũng nhắc qua nhắn tin để xử lý công việc ... Loa phường nhiều nơi mở rất tùy tiện, nhất là phát cả ca nhạc, rất khổ cho người dân".
Trước đề xuất của vị cán bộ lãnh đạo lão thành, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chia sẻ, đối với vấn đề loa phường, quan điểm của bộ là thống nhất với quan điểm của UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý: "Chúng ta cần phải xem xét thêm ý kiến của người dân. Bỏ loa phường ở thành phố và đô thị, nhưng nên tăng cường cho vùng sâu, vùng xa vì những nơi này hiện giờ vẫn rất cần thông tin. Ở những nơi lũ lụt thậm chí không thể có đài, báo và nhắn tin vào ban đêm được, nên lúc đó, rất cần có loa ở vùng sâu, vùng xa để thông báo cho người dân kịp di chuyển ngay vào ban đêm. Loa phường ở đô thị đã hoàn thành sứ mệnh, nhưng ở vùng sâu, vùng xa chưa hoàn thành sứ mệnh của mình và vẫn rất tiện dụng".
Trước đó, phát biểu tại hội nghị triển khai công tác năm 2017 của Sở TT&TT Hà Nội0, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo Sở TT&TT Hà Nội kết hợp với các quận, huyện tổ chức rà soát, đánh giá lại hiệu quả và tác dụng của hệ thống loa truyền thanh cấp phường, xã.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, loa truyền thanh rất có tác dụng trong thời kỳ bao cấp, nhưng với thời đại CNTT hiện nay, lĩnh vực phát thanh truyền hình đã chuyển sang công nghệ số, HD..., loa truyền thanh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Hà Nội sắp tới sẽ thí điểm dùng các thiết bị đầu cuối, các thông tin về quan trắc không khí, về nguồn nước, mưa, những nơi úng ngập, quản lý điện, nước... sẽ được cung cấp đầy đủ cho người dân. Vì vậy, cần xem xét loa truyền thanh còn phù hợp nữa hay không.
Sở TT&TT Hà Nội và các quận, huyện có thể lấy ý kiến của người dân tại một số nơi và xem xét nếu thấy loa truyền thanh không còn phù hợp thì mạnh dạn đề xuất UBND thành phố dừng hoạt động. Nơi nào, phường nào nhất là ở ngoại thành còn cần thiết thì để lại.
Trao đổi với báo chí, Phó giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Minh Khánh cho biết, sau khi rà soát, Sở sẽ có báo cáo chi tiết lên UBND TP.Hà Nội. “Chúng tôi sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của loa phường, xã và lấy ý kiến người dân về việc hệ thống này có còn phù hợp với nhu cầu hiện nay hay ảnh hưởng đến sinh hoạt hay không?”, ông Khánh thông tin.
Tuấn Anh - Kim Duyên
" alt=""/>Loa phường đã hoàn thành sứ mệnh, nhưng vùng xa vẫn cần