Trong những năm qua, điện thoại thông minh của Huawei đều sử dụng hệ điều hành Android của Google. Nhưng năm 2019, Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen và bị hạn chế quyền truy cập các ứng dụng công nghệ Mỹ, nghĩa là Huawei không thể sử dụng hệ điều hành Android được cấp phép trên thiết bị di động.
Trước khó khăn đó, Huawei phải xây dựng và phát triển một hệ điều hành của riêng mình tên là HarmonyOS vào tháng 8/2019.
Ngày 19/5/2020, Giám đốc điều hành của Huawei cho biết, HarmonyOS có thể phát huy khả năng để trở thành một hệ điều hành hoạt động trên một số thiết bị thay vì chỉ hoạt động trên điện thoại thông minh, thu hút các nhà phát triển muốn tạo ra những ứng dụng hoạt động trên các phần cứng khác nhau.
Việc Huawei tuyên bố có thể cung cấp hệ điều hành ngang bằng với Google và Apple là một vấn đề lớn vì công ty chỉ mới ra mắt HarmonyOS chưa đầy một năm trước.
Tại Trung Quốc, nơi Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất theo thị phần, việc không được quyền truy cập vào Android của Google không gây ra tác động nghiêm trọng. Bởi các dịch vụ của Google như dịch vụ tìm kiếm bị chặn ở quốc gia này và người dùng không thể sử dụng chúng. Như vậy, HarmonyOS của Huawei có cơ hội thành công ở thị trường nội địa.
Tuy nhiên, tại thị trường quốc tế nơi các ứng dụng được xây dựng trên dịch vụ của Google, ví dụ như tích hợp bản đồ hoặc thanh toán thì sản phẩm HarmonyOS của Huawei rất khó để cạnh tranh.
Ông Bryan Ma, Phó Chủ tịch nghiên cứu thiết bị tại Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC nói với CNBC rằng: “Huawei sẽ không dễ dàng xây dựng thư viện các ứng dụng hàng đầu bên ngoài Trung Quốc, vì nhiều khách hàng phụ thuộc vào Google trong việc quản lý quyền kỹ thuật số, địa điểm, thanh toán và dịch vụ thông báo”.
" alt=""/>Huawei khó cạnh tranh với Google và Apple về hệ điều hành cho di độngĐây cũng là hai nền tảng được đánh giá cao trong nhóm các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0.
Giải thưởng Sao Khuê 2020 được chia theo 05 nhóm gồm: các sản phẩm, giải pháp phần mềm tiêu biểu; các sản phẩm, giải pháp công nghệ 4.0; các sản phẩm, giải pháp của doanh nghiệp khởi nghiệp; các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới và các dịch vụ CNTT.
Các sản phẩm, dịch vụ tham gia dự thi được đánh giá dựa trên các tiêu chí: sự nổi trội về công nghệ, tính hiệu quả, tiềm năng thị trường, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, tính bảo mật và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức là chủ sở hữu của sản phẩm, dịch vụ đăng ký bình chọn. Đặc biệt, các sản phẩm lọt vào Top 10 Sao Khuê phải đảm bảo được các tiêu chí: đạt doanh thu cao và tăng trưởng tốt; công nghệ vượt trội, sáng tạo đột phá; và có tác động xã hội lớn, hiệu quả trên diện rộng, giải quyết bài toán bức thiết của xã hội…
Nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AIcung cấp các sản phẩm và dịch vụ dựa trên công nghệ Trí tuệ Nhân tạo như Chatbot, Trợ lý ảo tổng đài, Trích xuất thông tin từ hình ảnh giúp doanh nghiệp giảm tới 60% chi phí hỗ trợ hoạt động, gia tăng năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình kinh doanh, đem đến trải nghiệm tương tác khách hàng tức thời, liền mạch. Sau 03 năm ra mắt, FPT.AI đã đạt được những kết quả đáng khích lệ tại thị trường nội địa và quốc tế, với 70 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng, hành chính công sử dụng và 1.000.000 người dùng cuối được hưởng lợi từ các dịch vụ/năm.
" alt=""/>Nền tảng chuyển đổi số FPT.AI và akaBot của FPT đạt danh hiệu Top 10 Sao Khuê 2020