Galaxy Note 9 hay iPhone X thua trong bài kiểm tra hiệu năng?
Phiên bản Galaxy Note 9 giá 1,4 tỷ đồng có gì đặc biệt?
Từng được biết tới như một trong những mẫu điện thoại có kích cỡ màn hình lớn nhất trên thị trường di động, thế nhưng Galaxy Note 9 giờ đây lại nhỏ bé hơn so với iPhone Xs Max của Apple. Mặc dù vậy, kích thước màn hình của Galaxy Note 9 (6.44 inch) chỉ chênh lệch một chút so với iPhone Xs Max (6.46 inch).
![]() |
Galaxy Note 9 có kích thước màn hình nhỏ hơn một chút so với iPhone Xs Max. |
Có một điều khá thú vị khi theo quy tắc làm tròn trong toán học, Galaxy Note 9 có màn hình chỉ 6.4 inch. Trong khi đó, con số này là 6,5 inch với mỗi điện thoại của Apple. Điều này đã đẩy khoảng cách về độ lớn giữa 2 thiết bị lên trông thấy.
Để giải quyết vấn đề này, Samsung đang hướng tới mục tiêu cho ra đời những chiếc Galaxy Note 10 với màn hình 6.66 inch vào năm sau. Khi được làm tròn, mẫu điện thoại này sẽ có màn hình lên tới 6,7 inch, bỏ xa Táo khuyết. Cùng với điều này, Samsung sẽ loại bỏ cổng cắm tai nghe 3.5mm và làm mỏng hơn nữa lớp viền màn hình trên chiếc điện thoại của mình.
Tuấn Nghĩa (Theo Phonearena)
Một chiếc Galaxy Note 9 bất ngờ bốc cháy trong túi xách của một phụ nữ ở New York hồi đầu tháng này.
" alt=""/>Galaxy Note 10 tăng kích cỡ màn hình để lớn hơn iPhone Xs Max
Quyết định 1615/QĐ-BTTTT về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng quy định cụ thể nguyên tắc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT. Theo Quyết định 1615, Bộ trưởng lãnh đạo, quản lý chung mọi mặt hoạt động và công tác của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao; chịu trách nhiệm trước Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Bộ theo quy định.
Các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, thực hiện từng lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng, được sử dụng quyền của Bộ trưởng để giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công hoặc được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các quyết định của mình. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, Thứ trưởng chủ động giải quyết công việc và phối hợp với các Thứ trưởng khác khi cần thiết; trường hợp không thống nhất, báo cáo Bộ trưởng quyết định.
Tại Quyết định 1615, Bộ TT&TT cũng quy định chi tiết về phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng.
Cụ thể, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lãnh đạo, quản lý chung mọi hoạt động và công tác của Bộ TT&TT theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao; chịu trách nhiệm trước Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Bộ theo quy định. Quyền Bộ trưởng cũng trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Chính sách; Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; Tổ chức, cán bộ; Thanh tra; Hợp tác quốc tế; Chương trình, Đề án, Dự án về phát triển ngành TT&TT; Bảo vệ chính trị nội bộ; Thi đua - khen thưởng và lịch sử - truyền thống; Cải cách hành chính; Phòng, chống tham nhũng, buôn lậu; Thực hành tiết kiệm và các công tác khác do Chính phủ giao.
Năm đơn vị Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp theo dõi và chỉ đạo là: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Thanh tra Bộ; Viện Chiến lược TT&TT.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng giúp Bộ trưởng về lĩnh vực Thanh tra, cải cách hành chính; phụ trách các lĩnh vực: Kế hoạch - Tài chính; Pháp chế; Bưu chính và chuyển phát; Nội chính; An ninh - Quốc phòng, Quân sự của Bộ.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng được ủy quyền tổ chức điều phối hoạt động chung của Bộ, giải quyết công việc thuộc phạm vi thẩm quyền Bộ trưởng phụ trách theo quy chế làm việc và theo quy định của pháp luật.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Bưu chính; Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ (bao gồm Đại diện văn phòng Bộ tại Đà Nẵng và Đại diện văn phòng Bộ TP.CM); Ban Quản lý Dự án nâng cao khả năng truy cập Internet công cộng tại Việt Nam; Ban Quản lý dự án Bộ TT&TT; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng phụ trách các lĩnh vực: ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử; thuê, mua sắm đối với dịch vụ CNTT, phát triển phần mềm ứng dụng, chuyển đổi số; an toàn thông tin.
Các đơn vị do Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng theo dõi và chỉ đạo gồm: Cục Tin học hóa; Cục An toàn thông tin; Trung tâm thông tin; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia; Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam; Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam; Ban Quản lý Dự án “Phát triển CNTT và Truyền thông Việt Nam”; Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải phụ trách các lĩnh vực: Viễn thông; Internet; Truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện; Công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai; Đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp, công tác đầu tư, tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp.
Các đơn vị do Thứ trưởng Phạm Hồng Hải theo dõi và chỉ đạo gồm: Cục Viễn thông, Cục Tần số Vô tuyến điện, Cục Bưu điện Trung ương, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Trung tâm Internet Việt Nam, Ban quản lý Chương trình viễn thông công ích và Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam.
Thứ trưởng Phan Tâm giúp Bộ trưởng về lĩnh vực Hợp tác quốc tế; phụ trách các lĩnh vực Khoa học và Công nghệ; Công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông; Tiêu chuẩn chất lượng; Sở hữu trí tuệ; Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; Hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với công tác Đảng, Đoàn thể, Thứ trưởng Phan Tâm cũng được phân công theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ CNTT; Vụ Khoa học và Công nghệ; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn; trường Cao đẳng công nghiệp In; trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT.
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo được phân công phụ trách các lĩnh vực: Báo chí; Xuất bản, in, phát hành; Thông tin điện tử; Thông tin đối ngoại; Thông tin cơ sở; đồng thời quản lý hoạt động báo chí, xuất bản của Bộ.
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Cục Báo chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành: Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Thông tin đối ngoại; Cục Thông tin cơ sở; Báo VietNamNet; Tạp chí TT&TT và Nhà xuất bản TT&TT.
Quyết định 1615 của Bộ TT&TT về phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
(Theo mic.gov.vn)
" alt=""/>Bộ TT&TT ra quyết định phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởngĐổi đầu số không đáng ngại
Ngày 29/05 vừa qua bộ Thông tin và Truyền thông đã thông báo về kế hoạch chuyển đổi thuê bao di động từ 11 số về 10 số. Việc chuyển đổi đầu số này nhằm mục đích đáp ứng xu thế phát triển lâu dài của thị trường viễn thông và yêu cầu phát triển nền kinh tế số như hệ thống điện lực thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh… phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo báo cáo của các nhà mạng di động, tỉ lệ thuê bao 10 số rời mạng ít hơn thuê bao 11 số. Vì vậy, việc thu hồi lại các thuê bao 11 số sẽ hạn chế được một lượng sim rác nhất định, tăng độ linh hoạt trong kho số của nhà mạng. Tính toán của Cục Viễn thông cho thấy rằng, sau khi chuyển đổi, ta sẽ có thêm được 1 tỷ thuê bao phục vụ quy hoạch phát triển lâu dài và kỳ vọng đáp ứng được nhu cầu phát triển đến năm 2050.
Liên quan đến thông tin các nhà mạng bắt đầu thực hiện đổi đầu số từ tháng 9/2018 và sẽ có khoảng 60 triệu thuê bao 11 số được chuyển sang 10 số. Nhiều người băn khoăn, không biết được rằng cần bao lâu mới có thể thay đổi, chỉnh sửa hết các dịch vụ đã đăng ký bằng số thuê bao 11 số trước đó. Chị Thanh Huyền ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Tôi dùng sim 11 số được 6 năm nay, tất cả các dịch vụ tôi đều dùng số điện thoại để đăng kí thay cho tên đăng nhập. Giờ chuyển từ 11 số về 10 số thì các tin nhắn dịch vụ ấy báo về đâu? Có quá lộn xộn và rắc rối không?”.
![]() |
Phần lớn người dùng đang tỏ ra e ngại với những bất tiện khi đổi số di động từ 11 sang 10 số, nhưng cũng có những thuê bao có khả năng “trở thành số đẹp” tỏ ra vui mừng với quyết định này. Chị Nguyệt Ánh - một nhân viên kinh doanh tại Vĩnh Phúc chia sẻ: “Ngày trước tôi mua sim này với giá vài triệu đồng, đuôi số rất đẹp, tiếc là 11 số nhưng giờ đã trở thành 10 số thì giá trị của nó sẽ tăng lên 10 lần. Nếu đổi đầu số từ 11 số sang 10 số thì sim đẹp của tôi sẽ có giá trị hơn nhiều”.
Trao đổi với đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone, nhà mạng này khẳng định việc chuyển đổi đầu số không có gì phức tạp hay gây ảnh hưởng đến liên lạc của chủ thuê bao di động. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi này sẽ giúp người dùng có số điện thoại ngắn hơn, dễ nhớ và tiện lợi hơn. Từ đó góp phần vào việc quy hoạch kho số khi toàn bộ các đầu số 01 sẽ được thu hồi để phục vụ cho các thiết bị Internet vạn vật (IoT) giúp phát triển các loại hạ tầng thông minh.
Hơn nữa, với tâm lý người dùng xưa nay các thuê bao 11 số luôn bị hiểu nhầm là sim rác, các cuộc gọi lạ từ sim 11 số đa phần đều không được nghe máy từ chủ thuê bao. Điều này vô hình chung tạo ra sự bất tiện trong quá trình liên lạc.
Theo thống kê của thị trường mua bán sim tại Việt Nam, sim 10 số và 11 số giống nhau ở 7 số cuối đang có mức chênh giá từ 15 triệu đế 30 triệu đồng. Trong khi sim 11 số có giá từ 3 triệu đến 10 triệu đồng thì sim 10 số tương tự lại ở mức từ 15 triệu đến 50 triệu đồng. Như vậy, giá trị của sim 10 số vẫn luôn có phần nhỉnh hơn sim 11 số.
Nhà mạng nỗ lực vì người dùng
Hiểu được tâm lí khách hàng, các nhà mạng luôn tìm ra những phương án và lên kế hoạch để giúp việc chuyển đổi đầu số của khách hàng diễn ra nhanh gọn và tiện lợi nhất. Đại diện MobiFone cho biết: “Ngày 08/08/2018, MobiFone đã thử nghiệm thành công chuyển đổi mã mạng thuê bao 11 số sang 10 số. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục tiến hành thử nghiệm kĩ thuật nội bộ đảm bảo chắc chắn nhất, dự kiến quá trình này kết thúc vào ngày 15/08. Trên cở sở kết quả thử nghiệm thành công, việc chuyển đổi đầu số sẽ được áp dụng chính thức cho khách hàng từ 0h00 ngày 15/09”.
Trong đó, các đầu số của MobiFone sẽ chuyển đổi như sau: các đầu số 0120, 0121, 0122, 0126, 0128 sẽ chuyển lần lượt thành 070, 079, 077, 076, 078. Khi tiến hành chuyển đổi, các nhà mạng như MobiFone sẽ quay số song song (duy trì cả số cũ và số mới) từ ngày 15/09/2018 đến 14/11/2018 và duy trì âm báo bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Việc chuyển từ 11 số sang 10 số được thực hiện theo quy định của Bộ TT&TT nên các nhà mạng sẽ tự động chuyển, chia ra làm nhiều đợt với từng tập thuê bao khác nhau. Các nhà mạng sẽ gửi tin nhắn đến cho khách hàng thông báo số điện thoại mới của mình. Khách hàng không cần thực hiện thêm bất cứ thao tác nào khác.
Đại diện MobiFone cũng chia sẻ: “Sau thời gian thử nghiệm thành công, chúng tôi đã sẵn sàng cho việc chuyển sang đầu số mới. Kế hoạch khai báo, các bước và thứ tự thực hiện, phối hợp giữa các đơn bị trên hệ thống MobiFone toàn quốc sẽ luôn được đảm bảo phối hợp nhịp nhàng và ăn ý. Với những nỗ lực này, chúng tôi tin tưởng sẽ đảm bảo quyền lợi và thông suốt liên lạc cho khách hàng, giúp cho kế hoạch đầu số diễn ra tốt đẹp”.
Ngoài ra, để đáp khách hàng không mất nhiều thời gian chỉnh sửa danh bạ, MobiFone áp dụng đổi đầu số trong danh bạ bằng ứng dụng My MobiFone. Chỉ cần dùng ứng dụng này, khách hàng sẽ đổi được 11 số thành 10 số thay vì ngồi sửa số theo cách thủ công, cả danh bạ hàng trăm số sẽ được đổi hàng loạt. Điều này gần như giải quyết được khó khăn lớn nhất đối với các chủ thuê bao có số điện thoại phải chuyển đổi. Anh Bùi Mạnh Trí (Quận Thanh Xuân) cho biết: “Vấn đề lớn nhất của tôi khi chuyển đổi đầu số chính là làm sao kéo danh bạ từ số cũ sang số mới, rất may đã có app My MobiFone, lo ngại của tôi đã được giải quyết”.
Vũ Minh
" alt=""/>1001 thắc mắc trước khi chuyển thành SIM 10 số