
Ông đi trên chiếc xe đạp. Ở giỏ trước là những xấp báo. Ông cứ rong ruổi như thế suốt cả buổi sáng trên những con đường náo nhiệt nhất Sài Gòn để giao và bán báo. Có lẽ ông là người bán báo dạo cuối cùng của đất Sài thành này...Ông có dáng người nhỏ, mảnh mai. Lúc nào ông cũng thắt lưng, rất lịch sự. Chiếc mũ cát-két sụp xuống càng làm cho gương mặt ông nghiêm nghị hơn. Nhìn ông đạo mạo nhưng rất dễ gần.
Ông là Nguyễn Kim Sơn, 61 tuổi. Chúng tôi gặp ông tại sạp báo ngay đầu hẻm 306 Nguyễn Thị Minh Khai (phường 5, quận 3, TP.HCM). Hai chiếc ghế đặt trên lề đường và 2 ly cà phê đầy đá được mang đến, cuộc trò chuyện giữa tôi và ông bắt đầu...
Ông người miền Bắc nhưng sinh tại Sài Gòn. Gia đình ông vào Nam từ nhiều chục năm nay. Thuở nhỏ ông sống với mẹ và chị ở Bàn Cờ. Năm 18 tuổi, ông học xong trung học rồi thôi không học lên nữa.
"Mẹ tôi rất mê đọc sách, báo", ông kể. Trong nhà ông lúc nào cũng đấy ắp sách báo. Đến năm 1975 cuộc sống có phần khó khăn hơn nên bà muốn có báo để đọc thì chỉ còn có cách đi bán báo. Mẹ tôi bắt đầu sống với nghề bán báo từ thuở ấy.
'Lúc đầu, mẹ tôi không dám lấy nhiều. Bà lấy mỗi thứ vài tờ bán thăm dò, vậy mà lấy bao nhiêu hết bấy nhiêu. Số lượng báo tăng lên và chủng loại báo càng phong phú hơn. Rồi một sạp báo hình thành...
 |
Ông Sơn cùng chiếc xe đạp và giỏ báo rong ruổi trên đường. |
Những năm ấy, muốn tiếp cận với thông tin, với thế giới chỉ duy nhất nhờ vào báo. Mới 4 giờ sáng đã có nhiều người đến đợi tại sạp và khi báo về xếp xong tờ nào họ lấy ngay tờ đó. Báo bán rất chạy và cũng nhờ báo nuôi sống gia đình chúng tôi.
Ba mẹ con chúng tôi cứ thế nối tiếp chuỗi ngày bán báo. Hàng ngày, chị và mẹ tôi ngồi tại sạp. Tôi cùng chiếc xe đạp cà tàng đi đến tận nhà khách hàng giao báo. Cuộc mưu sinh không có gì là vất vả lắm bởi cũng chẳng có bon chen, tranh giành với ai. Đồng tiền kiếm được không nhiều nhưng rất sạch, đủ ngày hai bữa và thuốc men cho mẹ tôi lúc tuổi già.
Dòng đời cứ thế lặng lẽ trôi. Tuổi tôi ngày càng lớn. Tôi nghĩ, mẹ tôi chắc là lo cho tôi lắm vì đã gần 40 tuổi mà vẫn độc thân. Bà thúc giục tôi. Thực ra trong thâm tâm tôi cũng muốn có một mái ấm nhưng tiếc thay tôi vẫn chưa làm quen được với một cô gái nào. Cho đến một hôm, người bạn của mẹ tôi mới gợi ý để tôi quen với vợ tôi bây giờ", ông nhớ lại.
Họ gặp nhau được vài lần. Người phụ nữ ấy người miền Bắc mới vào miền Nam vài năm làm giúp việc cho một gia đình gần đó. Không bao lâu sau đó họ nên duyên chồng vợ.
Ông kể tiếp: 'Đối với nghề bán báo, vợ tôi hoàn toàn xa lạ. Sau khi nghỉ việc vợ tôi về phụ với chị tôi một thời gian cho đến năm 1996 thì chúng tôi chính thức mở ra một sạp báo kéo dài đến bây giờ.
Với sạp báo này, hàng ngày vợ tôi phải có mặt từ sáng sớm đến chiều tối. Bất cứ giờ nào cũng có người đến mua báo. Tôi vẫn cứ trên chiếc xe đạp len lỏi khắp hang cùng ngõ hẹp để giao báo và bán báo. Thời gian này làm ăn cũng tương đối nhưng kéo dài không lâu. Mạng internet xuất hiện và ngày càng rộng rãi. Lượng khách đọc báo giấy giảm dần cho đến hôm nay chỉ còn khoảng 30% so với thời cao điểm".
Hơn 20 năm miệt mài với nghề bán báo, giờ đây sức mua không còn nhiều nên buộc lòng họ thu bớt thời gian bán báo. Mỗi ngày, buổi sáng vợ chồng ông đến tận các cơ quan báo chí để nhận báo bán tới trưa là vừa đủ để nghỉ.
 |
Ông Sơn và vợ |
"Cái gì cũng thế anh ạ - ông nói với tôi - lên tới đỉnh cao rồi cũng phải rơi xuống. Báo giấy hôm nay đã rất giảm sút về số lượng phát hành. Nhưng có lẽ vì thế mà chúng tôi có thêm thời gian dành cho nhau. Trưa về, chúng tôi bên nhau, lo cho nhau từng miếng ăn giấc ngủ. Chúng tôi vẫn chưa có mụn con nào nên tất cả tình yêu thương dành hết cho nhau. Vui buồn cùng san sẻ với nhau. Những lúc đau bệnh luôn có nhau. Tuy lấy nhau đã lâu nhưng tình yêu vẫn nồng nàn như thuở ban đầu".
Đã trưa, vài giọt mưa rơi xuống. Ông xin phép đứng lên phụ vợ dọn hàng. Nhìn ông bà bên nhau chúng tôi thầm nghĩ, dường như đây là cặp tình nhân hơn là vợ chồng. Từng cử chỉ, từng ánh mắt luôn thể hiện yêu thương vô bờ bến.
Tôi nói với ông: "Ở các nước tiên tiên báo giấy vẫn còn hoạt động mạnh. Bên mình cũng thế, chỉ có điều không bằng thời vàng son thôi". Ông bật cười, nói: "Báo giấy ở nước người ta phát miễn phí cho người đọc. Báo mình đến thời điểm rục rịch lên giá vì giá giấy lên cao. Không biết rồi báo giấy sẽ đi về đâu và những người như chúng tôi sẽ ra sao...".

Chiếc đùi gà nóng hổi và cậu bé nghèo ở Sài Gòn ngày Tết thiếu nhi
Sau khi đọc bài báo trên VietNamNet, một tổ chức từ thiện đã tìm đến để trao quà cho bé Thanh Tú, đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo ở TP.HCM.
" alt="Chuyện người đàn ông hơn 20 năm bán báo dạo ở Sài Gòn"/>
Chuyện người đàn ông hơn 20 năm bán báo dạo ở Sài Gòn
Bạn đã bao giờ lắng nghe để hiểu bố mẹ mong gì dịp Tết này? Thực ra, các đấng sinh thành tuổi 50+ thường ấp ủ những ước mong giản dị mà thiết tha; hiếm khi nói ra…Sum họp và đồng hành cùng bố mẹ
Nữ “phượt thủ” tuổi 62 - cô Lê Thị Bích Thủy, một trong số những nhân vật truyền cảm hứng cho các bậc cha mẹ tuổi 50+ qua bộ ảnh “Ước Mơ Luôn Xanh” do Ensure thực hiện, chia sẻ: “Điều ước đầu tiên chắc chắn bậc cha mẹ nào cũng mong là gia đình có những phút giây sum họp bên nhau ngày Tết. Nhưng con gái cô cuối năm rất bận, thường xuyên phải công tác xa nhà. Cô không đòi hỏi sum vầy theo nghĩa giống như ngày xưa, tức là con phải về sớm, phụ giúp hết thảy mọi công việc chuẩn bị Tết nhất, rồi ở nhà suốt mấy ngày Tết với cha mẹ. Quan trọng là chất lượng những khoảng thời gian bên nhau vui vẻ ra sao, thì mới đúng nghĩa sum vầy!”
Có suy nghĩ cởi mở, cô Thủy cho biết “lịch Tết” của mình sẽ là đi siêu thị cùng với con gái, rồi 30 cúng kiếng ông bà. Mùng 1 đón Tết nhà nội, mùng 2 ở nhà, mùng 3 cúng đưa ông bà xong thì cô sẽ đi chơi, “xuất hành” chinh phục cung đường biển Cam Ranh.
 |
Ba mẹ mong sum vầy cùng con cái những ngày đầu xuân |
Chú Hà - người lái tàu vừa đến tuổi về hưu cho biết ước mơ của mình là: “Cả nhà về quê mấy ngày giáp Tết. Sau đó có thể hai vợ chồng chú sẽ rong ruổi với nhau trên xe máy đi xuyên Việt”.
Với đấng sinh thành tuổi ngoài 50, ước mơ giản dị nhất những ngày Tết đến bao giờ cũng là ước mơ sum vầy cùng con cái, tận hưởng một cái Tết ý nghĩa. Kế đến nữa là vài dự tính nho nhỏ cho “thỏa nguyện” tuổi 50+.
Điều đáng quý là hòa cùng nhịp sống hối hả của thời hiện đại, không ít bậc cha mẹ tuổi ngoài 50 cũng cởi mở trong quan điểm hơn khi quan tâm đến chất lượng khoảng thời gian gia đình trải qua bên nhau hơn là số lượng. Trong trái tim của nhiều bậc cha mẹ, chỉ cần con yêu thương và biết nghĩ đến gia đình, thì đó đã là món quà quý giá.
Những chăm sóc nho nhỏ
Thử làm một cuộc “phỏng vấn” chớp nhoáng với những người con trưởng thành, nhiều người đã chọn cách lắng nghe những ước mơ tuổi 50+, để rồi từ đó âm thầm hành động, biến những khoảnh khắc sum vầy thành khoảng thời gian đáng nhớ cho cả gia đình.
Gặp chị Tuyền - con gái của cô Bích Thủy, chị thổ lộ: “Đúng như mẹ nói, thú thật cuối năm mình rất bận, đôi khi đi công tác xa 20-25 ngày do làm ngành xuất nhập khẩu. Thế nhưng, mình không muốn mẹ cảm thấy trống trải khi con cái chưa kịp về. Cách của mình là thường xuyên thăm hỏi nếu chưa thể về nhà; tranh thủ tối đa thời gian lúc đã về, ít nhất là nấu mấy món cùng mẹ làm mâm cơm cúng Tết”.
Tuy bận rộn với công việc nhưng chị Tuyền luôn cố gắng dành thời gian bên mẹ
Khoa - con trai chú Hà, chàng trai 24 tuổi đang là nhân viên một công ty tài chính tại TP.HCM, cũng chia sẻ: “Mình biết ước mơ của ba mẹ là gia đình sẽ có được một khoảng thời gian thật trọn vẹn bên nhau. Vì vậy, mình đã thu xếp để cả nhà cùng về quê 1 tuần trước Tết để gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, đến 28-29 Tết sẽ về lại Sài Gòn.
Công việc tại công ty tài chính những ngày cuối năm bao giờ cũng bận rộn nhưng may mắn là trước Tết 1 tuần mọi thứ sẽ xong hết nên mình có thể dành thời gian này bên ba mẹ, để mang đến cho ba mẹ những khoảnh khắc Tết thật trọn vẹn. Ngoài ra, một bí mật chưa dám nói, tùy vào mức lương thưởng cuối năm, mình sẽ cố hết sức hỗ trợ để ba mẹ thực hiện chuyến xuyên Việt của riêng ba mẹ như mơ ước”.
Thấu hiểu sức khỏe cũng là nền tảng để thực hiện mọi ước mơ của người lớn tuổi, những người con trưởng thành không quên có những chăm sóc thật ý nghĩa nâng niu sức khỏe cha mẹ, ngay từ những ngày giáp Tết và trọn vẹn mọi ngày khác trong năm.
Chị Tuyền - con gái của nữ phượt thủ tuổi 62 Lê Thị Bích Thủy tâm tình: “Mình không thể lúc nào cũng bên cạnh mẹ theo nghĩa đen. Nhưng mình luôn ‘bên cạnh’ theo cách đồng hành cùng ước mơ và động viên, chăm sóc sức khỏe của mẹ, như tặng mẹ từng hộp sữa Ensure để nhắc mẹ duy trì một chế độ dinh dưỡng thật đầy đủ và cân bằng, khuyến khích mẹ thực hiện được những ước mơ riêng như hỗ trợ tài chính, tặng mẹ những món đồ đi phượt mà mẹ rất thích…”.
 |
Chị Tuyền đồng hành cùng mẹ để mẹ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng |
Với Khoa, từ khi biết ước mơ của ba mẹ Tết này là đi xuyên Việt, chàng trai tuổi 24 cũng đã âm thầm thực hiện những chăm sóc sức khỏe cho ba mẹ của mình: “Rủ” ba mẹ ra công viên tập thể dục, chọn từng loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho ba mẹ. “Mình cũng đặt riêng cho ba mẹ một tour ở Phan Thiết, Nha Trang. Dành riêng cho ba mẹ thôi, vì mình biết ba mẹ muốn có chuyến đi riêng với nhau…”, chàng trai 24 tuổi bật cười hóm hỉnh.
 |
Cô Nhung nhận món quà sức khỏe bất ngờ từ Khoa |
 |
Chú Hà, cô Nhung hân hoan khi nhận món quà bất ngờ từ con trai |
Vậy đấy, dù con ở gần hay còn đang ở xa, dù con về nhà ngày 23 tháng Chạp hay tận 30 Tết, quả thật luôn có những cách rất riêng để khiến đấng sinh thành cảm nhận được không khí sum vầy. Ấy là những sẻ chia thật trọn vẹn và ân cần kể cả khi bận rộn. Và ấy là những chăm sóc nho nhỏ, như từng hộp sữa con đặt vào ba lô du lịch của ba mẹ, như lời nhắc nhở mỗi sớm mai: “Mẹ nhớ giữ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối mỗi ngày…”.
Thu Hiền
" alt="Bố mẹ mong ước gì khi Tết đến Xuân sang?"/>
Bố mẹ mong ước gì khi Tết đến Xuân sang?