Hiệp hội Taxi Hà Nội tố nhiều xe phù hiệu ngoại tỉnh hoạt động tại Hà Nội. (Ảnh minh họa. Nguồn: Zing)

Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa có đơn kiến nghị gửi đến Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội về việc các hãng taxi có phù hiệu ngoại tỉnh hoạt động kinh doanh trên địa bàn nội thành Hà Nội.

Tại thời điểm triển khai cấp phù hiệu “Taxi Hà Nội” (tháng 9/2015), số lượng xe taxi phù hiệu ngoại tỉnh kinh doanh tại Hà Nội ước tính là 1.000 xe.

Tuy nhiên, phía Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng: “Đến thời điểm này số lượng xe phù hiệu ngoại tỉnh chủ yếu do các Sở GTVT Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên cấp đã vượt quá con số 3.000 xe và hàng ngày kinh doanh công khai tại các cổng bệnh viện, bến xe …”. Một số cái tên được nhắc đến trong bản kiến nghị này là: Sao Thủ Đô, Sao Thủ Đô Group, GoTaxi...

" />

Taxi phù hiệu ngoại tỉnh cài ứng dụng gọi xe hoạt động “chui” tại Hà Nội

Kinh doanh 2025-04-11 19:44:54 882

Hiệp hội Taxi Hà Nội tố nhiều xe phù hiệu ngoại tỉnh hoạt động tại Hà Nội. (Ảnh minh họa. Nguồn: Zing)

Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa có đơn kiến nghị gửi đến Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội về việc các hãng taxi có phù hiệu ngoại tỉnh hoạt động kinh doanh trên địa bàn nội thành Hà Nội.

Tại thời điểm triển khai cấp phù hiệu “Taxi Hà Nội” (tháng 9/2015), số lượng xe taxi phù hiệu ngoại tỉnh kinh doanh tại Hà Nội ước tính là 1.000 xe.

Tuy nhiên, phía Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng: “Đến thời điểm này số lượng xe phù hiệu ngoại tỉnh chủ yếu do các Sở GTVT Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên cấp đã vượt quá con số 3.000 xe và hàng ngày kinh doanh công khai tại các cổng bệnh viện, bến xe …”. Một số cái tên được nhắc đến trong bản kiến nghị này là: Sao Thủ Đô, Sao Thủ Đô Group, GoTaxi...

本文地址:http://web.tour-time.com/html/865c898592.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Moreland City vs Bulleen Lions, 17h00 ngày 8/4: Khách đáng tin

{keywords} 

Ngày 25/5, Broadcom tuyên bố mua lại VMware. Đây là một trong các vụ thâu tóm công nghệ lớn nhất lịch sử, chỉ sau thương vụ 69 tỷ USD giữa Microsoft và hãng game Activision Blizzard (đang diễn ra), thương vụ 67 tỷ USD giữa Dell và EMC năm 2016.

Mua lại VMware sẽ giúp Broadcom đa dạng hóa kinh doanh, dịch chuyển từ mảng kinh doanh cốt lõi là thiết kế và bán bán dẫn sang phần mềm doanh nghiệp, lĩnh vực có biên lợi nhuận cao hơn. Các sản phẩm của VMware đang được doanh nghiệp sử dụng để vận hành máy chủ riêng cũng như máy chủ đám mây một cách hiệu quả.

Broadcom là công ty bán dẫn nổi tiếng thế giới và thường xuyên “mua sắm” các hãng khác làm động lực tăng trưởng trong những năm gần đây. Trước đó, gã khổng lồ này đã mua CA Technologies năm 2018 với giá 18,9 tỷ USD và Symantec năm 2019 với giá 10,7 tỷ USD. Dù vậy, từ năm 2019, Broadcom không thực hiện vụ thâu tóm lớn nào. Vào tháng 3, CEO Hock Tan cho biết họ có đủ năng lực để làm một vụ mua bán lớn.

Broadcom từng muốn mua Qualcomm vào năm 2018 với giá 116 tỷ USD trước khi kế hoạch bị cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngăn cản với lý do nguy cơ an ninh quốc gia. VMware tách ra từ Dell vào cuối năm 2021. Dell đã mua VMware khi mua EMC năm 2016. Michael Dell, CEO kiêm nhà sáng lập hãng máy tính Dell, đang nắm 40% cổ phần VMware.

Bên cạnh việc thông báo mua lại VMware, Broadcom cũng báo cáo kết quả kinh doanh quý II, cao hơn dự đoán của các nhà đầu tư và cung cấp kết quả kinh doanh dự phòng quý III khả quan. Cụ thể, doanh thu của hãng tăng 23% lên 8,1 tỷ USD. Ông Tan chia sẻ bộ phận lưu trữ máy chủ và mạng lưới hoạt động mạnh mẽ trong quý II và còn tiếp tục đà tăng trong quý sau.

Du Lam (Theo CNBC)

Elon Musk nâng mức đóng góp cá nhân mua lại Twitter

Elon Musk nâng mức đóng góp cá nhân mua lại Twitter

Hồ sơ mới tiết lộ cho thấy tỷ phú người Nam Phi có kế hoạch nâng mức đóng góp cá nhân lên 33,5 tỷ USD cho thương vụ mua lại nền tảng mạng xã hội Twitter.

">

Broadcom công bố thương vụ bạc tỷ thôn tính VMware

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay robot tại một doanh nghiệp viễn thông. (Ảnh: Getty)

Ngày nay, Nga là một trong số ít những quốc gia có nền tảng nội địa cạnh tranh được với các dịch vụ trực tuyến phương Tây. Trong nhiều năm, Nga tự hào sở hữu hệ thống ngân hàng trực tuyến hiện đại nhất châu Âu, thậm chí hơn cả Nhật Bản. Trong ngắn hạn, công nghệ là một trong ngành tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Nga, kết quả của lực lượng kỹ sư đông đảo bậc nhất thế giới cùng hệ thống giáo dục kỹ thuật trên toàn quốc được đánh giá cao.

Dù vậy, nhiều vấn đề sống còn vẫn chưa biến mất. Hạ tầng Internet Nga được xây dựng trên nền công nghệ Mỹ, chủ yếu là Cisco. Từ giữa thập niên 90, ngành công nghiệp địa phương không thể mang đến công nghệ hiện đại do chúng đi sau phương Tây từ 20 tới 25 năm. Trong vòng 3 năm, hơn 70% tổng số trạm điện thoại liên tỉnh của Nga được thay bằng loại kỹ thuật số tiên tiến do nước ngoài sản xuất. Từ đó, Internet Nga đi qua và được điều hướng bằng công nghệ Mỹ.

Nga cũng đi sau phương Tây trong sản xuất phần cứng, đặc biệt là vi chip. Dù có nhiều nỗ lực trong những năm 1990, 2000 nhằm phát triển một đối thủ ngang tầm Silicon Valley tại thị trấn Zelenograd cách Moscow 25 dặm, tuy nhiên, tất cả đều thành thảm họa. Kỹ sư phần mềm Nga có thể thiết kế một sản phẩm tốt nhưng quy mô nhỏ, khi xử lý lượng dữ liệu khổng lồ cần thiết, như với hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu lớn, chúng thường thất bại. Ngay cả Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) cũng buộc phải chạy cơ sở dữ liệu chống khủng bố trên nền tảng Oracle, một công ty Mỹ.

Trong khi các nền tảng mạng xã hội Nga vẫn được người dùng trong nước ưa chuộng, WhatsApp đã có bước đột phá nhờ tính năng chat nhóm, thứ mà các giáo viên và người dân sống ở khu chung cư yêu thích. Hầu hết người Nga cũng xem YouTube, còn Microsoft Office hiện diện trong hầu hết máy tính cả nước.

Đó là thực trạng của 7 năm trước. Thay thế nhập khẩu là một trong các mục tiêu chính sách lớn của Điện Kremlin. Nhà quản lý viễn thông Roskomnadzor bận rộn cung ứng phần cứng cho hạ tầng Internet quốc gia để phục vụ cái gọi là “chủ quyền Internet”. Bộ Thương mại Nga yêu cầu các nhà phát triển phần mềm như 1C và Parus điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với vi xử lý do Nga sản xuất. Mục tiêu của chính phủ là 70% mua sắm công nghệ dựa trên chip nội địa vào năm 2023. Nhằm thực hiện mục tiêu này, tập đoàn quốc doanh Vnesheconombank đã tiếp quản nhà máy chip tại Zelenograd để tái khởi động sản xuất.

Chính phủ cũng đẩy mạnh để biến MyOffice do một công ty Nga sản xuất trở thành bộ ứng dụng mặc định trên laptop và máy tính, thay thế Microsoft Office. Đồng thời, Bộ phát triển Kỹ thuật số soạn thảo các quy định để yêu cầu tất cả trường học, hệ thống y tế và quan chức chính phủ chuyển sang “nền tảng giao tiếp công việc” được chính phủ hậu thuẫn, bao gồm phần mềm email, nhắn tin và video call trong nước. Bộ Giáo dục ra quy định, buộc giáo viên phải liên lạc với học sinh, phụ huynh qua ứng dụng nhắn tin của Nga, gây ảnh hưởng lớn đến WhatsApp và Zoom.

Với những giải pháp mà Nga chưa có sẵn, Điện Kremlin chuyển sang hướng sử dụng nguồn mở. Chẳng hạn, các Bộ ngành, cơ quan nhà nước được đề nghị bỏ Oracle sang dùng giải pháp dựa trên hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu PostgresQL. Dù đây không phải sản phẩm của Nga mà được phát triển tại Đại học California, người ta tin rằng công nghệ nguồn mở sẽ miễn nhiễm với các lệnh trừng phạt phương Tây.

Tất nhiên, Nga cũng muốn đảm bảo YouTube gặp cạnh tranh từ các nền tảng nội. Năm 2019, Yandex ra mắt dịch vụ video và Rutube được tái đầu tư với các nguồn vốn mới từ Gazprom Media.

Nỗ lực tự cường công nghệ của Nga đã có thành quả. Chẳng hạn, Trung tâm đổi mới Skolkovo năm 2021 cho biết Mir đã vượt qua Visa và Mastercard trở thành nhà cung cấp thẻ tín dụng hàng đầu quốc gia, được 42% người Nga sử dụng. Mir do Hệ thống thanh toán thẻ quốc gia Nga điều hành, được phát triển nhằm chống lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Những phương thức Điện Kremlin triển khai để buộc người Nga dùng công nghệ Nga có thể “thô sơ” song lại hiệu quả. Chính phủ Nga cũng đang đạt những bước tiến chậm mà chắc trong việc hướng mọi người vào một thế giới kỹ thuật số của riêng mình.

Du Lam 

">

Nga nỗ lực độc lập công nghệ, thoát khỏi lệ thuộc phương Tây

Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Tukums, 23h00 ngày 9/4: Quá chênh lệch

Biên bản làm việc giữa ông Từ Lương - Phó Giám đốc Sở TT&TT, bà Mỵ Trân - Phó Chánh Thanh tra Sở và Đàm Vĩnh Hưng vào chiều 6/2 tại Sở TT&TT TP. HCM ghi nhận: Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng do mong muốn thông tin sớm cho mọi người biết về tình hình dịch virus corona nên đã đăng thông tin sai "Hai người Trung Quốc bị nhiễm virus đã chết tại Chợ Rẫy" trên fanpage 3,3 triệu theo dõi có dấu tick xanh ngày 26/1.

Ngay sau khi xác minh lại, ca sĩ đã gỡ bỏ thông tin nói trên vào tối cùng ngày.

Đàm Vĩnh Hưng cho rằng đã kịp thời sửa sai, nhận thức nghiêm túc về chấp hành pháp luật nên mong được Sở TT&TT xem xét xử lý nhẹ. Anh cũng cam kết chấp hành đúng quy định pháp luật về việc cung cấp thông tin trên mạng Internet.

Theo nguồn tin từ Sở TT&TT, Đàm Vĩnh Hưng đã đến gặp và làm việc sớm hơn dự kiến (thay vì ngày 11/2 như thông tin ban đầu) nên Sở nhận định đây là tinh thần thiện chí của ca sĩ.

Thanh tra Sở kết luận Đàm Vĩnh Hưng đã đăng thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội theo điểm e Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng.

Vì vậy, đại diện Thanh tra Sở yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng chấp hành đúng quy định pháp luật, đính chính lại thông tin trên fanpage của mình và chịu trách nhiệm vi phạm hành chính cho hành vi cung cấp nội dung sai. Việc phạt hành chính sẽ căn cứ theo điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Tuy nhiên, vì Nghị định 174/2013/NĐ-CP chưa quy định về trường hợp tài khoản cá nhân (fanpage Đàm Vĩnh Hưng Official) cung cấp nội dung thông tin sai sự thật nên mức phạt áp dụng tại điểm a, Khoản 3 điều này sẽ là 50%; hay Đàm Vĩnh Hưng sẽ nộp phạt hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng.

{keywords}
Đàm Vĩnh Hưng nhận sai, đã đính chính thông tin sai.

Tối 6/2, Đàm Vĩnh Hưng chính thức công khai cải chính thông tin sai cũng như giãi bày về nghi vấn trốn tránh. Anh viết:

"Gửi đến công chúng và những nguời cũng vội vã như tôi,

Ở thời điểm ban đầu khi bắt đầu đối diện với dịch Corona, cũng vì quá lo lắng cho nguời thân bạn bè, các fan... tôi đã hấp tấp, chưa kiểm chứng thông tin nên đã vô tình truyền đi những thông tin tiêu cực chưa chuẩn xác.

Vậy nên tôi cũng mong quý vị đừng vội vã đón nhận những thông tin thêu dệt, không có căn cứ về tôi.

Tôi không giết người, cướp của hay buôn bán ma tuý nên chưa bao giờ phải lẩn tránh. Tôi luôn có trách nhiệm với những gì mình đã làm. Nếu như tôi không có thái độ đúng mực thì chắc chắn, cơ quan chức năng đã không dành cho tôi những lời lẽ trân trọng như trong văn bản tôi đăng ngay dưới đây.

Tôi không mong ai cũng sẽ thấu hiểu, nhưng chỉ mong đừng ai bị bất kỳ những luồng thông tin bẩn nào dẫn dắt để quy chụp và đánh giá sai những điều mà tôi đã làm và cống hiến.

Tóm lại, tôi đã tìm thấy bài học dành riêng cho mình ở sự cố, tai nạn nghề nghiệp lần này. Tôi đã không ngần ngại chủ động liên lạc với cơ quan quản lý để trình bày sự việc và lắng nghe sự tư vấn cũng như thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của một công dân khi vi phạm pháp luật.

Nộp phạt hành chính nghiêm túc và rút kinh nghiệm cho bản thân. Tôi sẽ chọn lọc và kiểm chứng kỹ các nguồn tin trước khi chia sẻ với mọi người.

Ở những thời điểm như thế này, chúng ta phải luôn bình tĩnh và tỉnh táo để cảm nhận thật sâu sắc những thứ đang diễn ra. Giữ gìn sức khoẻ và luôn cập nhật những thông tin chính thống nha mọi người".

Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong quản lý, cung cấp, sử dụngdịch vụ Internet và thông tin mạng.
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
...
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;


Cẩm Lan

Sở gửi giấy mời tận nhà Đàm Vĩnh Hưng vì viết sai về virus corona

Sở gửi giấy mời tận nhà Đàm Vĩnh Hưng vì viết sai về virus corona

Trong tuần tới, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM sẽ gửi giấy mời về nơi cư trú của Đàm Vĩnh Hưng. Trước đó, Sở đã cố gắng liên lạc nhưng nam ca sĩ tắt máy.

">

Đàm Vĩnh Hưng nhận sai, xin lỗi vì đưa tin sai về dịch virus corona

{keywords}

Các thầy, cô giáo và sinh viên lớp K36 trong chuyến thực tế

Nếu được lựa chọn một lần nữa

Kể từ khi thành lập năm 1990 đến nay, Khoa Báo chí & Truyền thông đã đào tạo hơn 10.000 cử nhân hệ chính quy và phi chính quy, cùng hơn 350 thạc sĩ và tiến sĩ, phục vụ hiệu quả cho nền báo chí Việt Nam và ngành công nghiệp truyền thông nước nhà. Số lượng sinh viên của Khoa có việc làm sau khi tốt nghiệp một năm luôn đạt tỷ lệ gần 90%. Hơn 100 cựu sinh viên của Khoa đoạt giải Báo chí Quốc gia và giải báo chí của các ngành, các cấp.

GS Hà Minh Đức, nguyên Chủ nhiệm Khoa đầu tiên trong hai nhiệm kỳ 1990-2000 viết: Khoa Báo chí và Truyền thông ở vào tuổi 25, tuổi thanh niên sung sức. Một phần tư thế kỷ, tuy thời gian không dài, nhưng cũng đủ để phát triển và có nhiều thành tựu trong giảng dạy, nghiên cứu.

Một phần tư thế kỷ, chặng đường chưa dài đối với một địa chỉ đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhưng đã đủ để cho nhiều cây bút, nhiều gương mặt trưởng thành. Chúng tôi học K42 (1997- 2001), khóa học sau 7 năm Khoa Báo chí được thành lập, may mắn được truyền thụ kiến thức từ những thầy cô là các nhà khoa học, những giáo sư, tiến sĩ tên tuổi đã tham gia giảng dạy tại Khoa từ khóa đầu tiên như GS Hà Minh Đức, PGS.TS Đỗ Xuân Hà, GS.TS Đỗ Quang Hưng, TSKH Đoàn Hương, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, PGS.TS Vũ Quang Hào, PGS.TS Dương Xuân Sơn, PGS.TS Đinh Văn Hường...

Chủ nhiệm lớp K42B ngày đó là cô giáo trẻ Đặng Thị Thu Hương, nay là PGS.TS, Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông. Những gương mặt còn lạ lẫm ngày nào giờ đã trở thành những nhà quản lý, những cây bút năng nổ, sắc sảo tại nhiều cơ quan báo chí. Có anh Phùng Công Sưởng đã được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong. Có những gương mặt, cái tên đã trở thành thân thuộc như: Trần Lưu (Báo Sài Gòn Giải phóng), Mỹ Quyên (Báo Thanh niên), Trương Công Tú (Đài THVN), Chí Sơn (Đài THVN), Thùy Linh (Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam), Hoàng Nhật (Báo Thể thao Văn hóa)…

Nhìn lên các khóa trước và cả nhiều khóa sau này, từng nấc thang tiếp nối, Khoa Báo Tổng hợp chính là cội nguồn đào tạo nhiều tài năng báo chí nước nhà. Không ít cựu sinh viên đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các cơ quan báo chí TƯ và địa phương như nhà báo Thục Hạnh, Tổng biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam; nhà báo Phạm Anh Tuấn, Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamnet... Bên cạnh đó, họ còn là nhiều gương mặt truyền hình được công chúng yêu mến như Hồng Quang, Đỗ Đức Hoàng, Việt Hà, Bùi Thu Thủy, Bùi Hồng Phúc, Vũ Thanh Hường; nhiều cây bút xuất sắc, sáng tạo và dũng cảm…

Nhân kỷ niệm 25 năm xây dựng và phát triển, tại lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức vào sáng 22.10, Khoa Báo chí và Truyền thông vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Đảng, Nhà nước trao tặng. Trong hành trình 25 năm, Khoa cũng đã vinh dự được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý khác: Năm 2009, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội trao tặng vào các năm 2000, 2005, 2010, 2013, 2015; Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2015; của Hội Nhà báo Việt Nam năm 2015 và UBND tỉnh Cà Mau năm 2015. Tiếp nối các thế hệ đi trước, đội ngũ giảng viên của Khoa hiện nay phần lớn là những cán bộ trẻ tuổi, năng động và nhiệt huyết. 100% giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó 29% cán bộ giảng dạy của khoa là PGS, 43% đạt học vị Tiến sĩ. Nhiều cán bộ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp ở Liên Xô, Anh, Úc, Hàn Quốc…, và là các chuyên gia uy tín trong giới học thuật, nghiên cứu báo chí truyền thông.

Đội quân báo Tổng hợp đang làm việc tại Báo Văn Hóa khá đông, đa phần là những cây bút chủ lực, xông xáo trên những trang viết về văn hóa- văn nghệ, kinh tế- xã hội, du lịch, thể thao…

Những năm tháng công tác tại Báo Văn Hóa là quãng thời gian chúng tôi được gắn bó với công việc viết lách, gắn với những chuyến đi thực tế tìm hiểu đời sống văn hóa, xã hội ở mọi vùng miền, được đi qua trải nghiệm đầy yêu thương và xúc cảm mà nghề báo mang lại.

Những tích lũy kiến thức từ trường học đã trang bị cho mỗi phóng viên không chỉ là kỹ năng tác nghiệp mà nhiều hơn, là khả năng sáng tạo, nắm bắt vấn đề và triển khai ý tưởng. Không ít vấn đề gai góc, câu chuyện học thuật hay những góc khuất hậu trường thu hút sự chú ý của dư luận… đã được Báo Văn Hóa tiếp cận theo một góc độ riêng, có chiều sâu và giàu ý thức nhân văn.

Yêu nghề, nghề chẳng phụ. Nhà báo Bùi Thu Thủy (VTV3, Đài THVN, cựu sinh viên K37) tâm đắc: Tôi không nhớ thầy giáo nào đã nói trên lớp, nghề báo là nghề đặc biệt, nó cho các em cơ hội gặp gỡ nhiều người, từ bác đạp xích lô đến Thủ tướng Chính phủ.

Chính bài học đó đã làm tôi có sự tự tin để gặp và phỏng vấn nhiều người cho nghề báo của mình. Đúng vậy! Cơ hội gặp gỡ nhiều người; được trải nghiệm nhiều cung bậc xúc cảm, từ hạnh phúc tột cùng đến đớn đau bất hạnh; được lang bạt đôi chân đến nhiều vùng đất… đã trở thành một phần máu thịt của người làm báo.

Vẫn luôn háo hức, vẫn luôn thấy như mới trong mỗi lần đặt bút. Và nếu được lựa chọn một lần nữa, chắc có lẽ sẽ rất rất nhiều cựu sinh viên báo Tổng hợp vẫn lựa chọn mái nhà ấy, con đường ấy là tình yêu chung thủy của mình.

Sức trẻ tràn đầy

{keywords}

Sinh viên được trang bị các kỹ năng làm việc thực tế

Sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông của Đại học KHXH&NV Hà Nội sau khi tốt nghiệp về công tác tại Báo Văn Hóa khá đông và đã góp phần đem lại cho tờ Báo Văn Hóa có một bản sắc riêng. Bên măngsét Văn Hóa là slogan “Vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, cùng với đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong tòa soạn, họ đã không ngừng nghỉ phấn đấu vì mục tiêu đó qua từng tin, bài, bức ảnh. Thật đáng tự hào khi hai giải báo chí quốc gia của Báo Văn Hóa có tác giả là những cựu sinh viên của “lò báo Tổng hợp” (loạt bài Xung quanh việc xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh- Huế năm 2005 và loạt bài Khi hiện vật lạ ùn ùn vào di tích năm 2014). Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, xin chúc mừng và chia vui cùng các thầy, cô, sinh viên và cán bộ Khoa Báo chí và Truyền thông - Đại học KHXH&NV Hà Nội. Chúc “lò báo Tổng hợp” tiếp tục đào tạo ra những nhà báo tài đức vẹn toàn cho đất nước. Trần Đăng Khoa Tổng Biên tập Báo Văn Hóa

“Đương kim” Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương là sinh viên xuất sắc của khóa đầu tiên, du học ở Anh và đỗ tiến sĩ báo chí. Những gương mặt đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ nhiệm Khoa cũng đều là những cựu sinh viên khóa I, khóa III. Sức trẻ tràn đầy, các khóa học sau này đã và đang được đào tạo theo khuynh hướng hiện đại, cập nhật với phát triển của báo chí thế giới. Lấy người học làm trung tâm, gắn lý thuyết với thực hành là tiêu chí trong đổi mới đào tạo của Khoa. “Khoa Báo chí và Truyền thông hiện là một trong hai cơ sở đào tạo và nghiên cứu báo chí, truyền thông lớn nhất ở Việt Nam, đào tạo 3 bậc học, từ cử nhân đến tiến sĩ ngành Báo chí.

Điểm khác biệt của Khoa Báo chí và Truyền thông là sinh viên được trang bị toàn diện các kỹ năng, nghiệp vụ về các loại hình báo chí và truyền thông (từ báo in, phát thanh, truyền hình đến báo điện tử) chứ không theo các khoa chuyên ngành được phân chia ngay từ năm đầu. Điều này tạo cơ hội rộng mở hơn cho sinh viên khi tốt nghiệp ra trường. Mô hình này vì vậy đã và đang được các Khoa Báo chí và Truyền thông tại ĐH KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học Huế cùng áp dụng…”, Chủ nhiệm Khoa Đặng Thị Thu Hương chia sẻ.

Điểm những dấu mốc trong 25 năm qua, PGS.TS Đinh Hường, nguyên Chủ nhiệm Khoa hai nhiệm kỳ 2001- 2010 nhìn lại: Tháng 4.2008, ĐHQG Hà Nội đã quyết định bổ sung tên Khoa Báo chí thành Khoa Báo chí và Truyền thông. Năm 2012, Khoa mở ngành Quan hệ Công chúng (PR), đánh dấu bước trưởng thành mới, đa dạng hóa ngành đào tạo, tạo cơ hội cho những người đam mê với công việc còn khá mới mẻ này tại Việt Nam.

Kể từ năm 2013, sau khi xây dựng thành công chương trình đào tạo cử nhân ngành Quan hệ Công chúng, Khoa Báo chí và Truyền thông là địa chỉ duy nhất tại Việt Nam đào tạo cả hai ngành học: Báo chí và Quan hệ Công chúng. Chương trình Thạc sĩ định hướng ứng dụng ngành báo chí chuẩn bị đưa vào giảng dạy cũng sẽ là chương trình Cao học báo chí đầu tiên ở Việt Nam chú trọng các môn học tác nghiệp và kỹ năng nghề báo.

Cũng theo Chủ nhiệm Khoa Đặng Thị Thu Hương: “Chương trình đào tạo của Khoa được thiết kế theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra, căn cứ theo yêu cầu của xã hội để xây dựng các module học phần. Khoa Báo chí và Truyền thông là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô hình đào tạo theo phương thức tín chỉ (áp dụng từ năm 2009 và điều chỉnh toàn diện theo chiều sâu từ năm 2012), tạo điều kiện cho người học chủ động tích lũy các học phần, chủ động tiến độ học tập và có khả năng ra trường sớm hơn quy trình đào tạo niên chế từ 6 tháng đến 1 năm…”.

(Theo Báo Văn Hóa)

">

25 năm 'lò báo Tổng hợp'

友情链接