Ban nhạc B Band mà Huy Bảo là thành viên nòng cốt gắn bó Trịnh Thăng Bình suốt thời gian qua. Họ đồng hành nhau trong các show diễn lớn nhỏ ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt, Hạ Long...
Trong ký ức của anh, Huy Bảo điển trai, thu hút các cô gái bởi ngón đàn tài hoa và giọng "trầm hơn cả đàn bass", sống tình cảm và thích pha trò hoạt náo chọc cười đồng nghiệp.
Một số đêm diễn Huy Bảo không tham gia chơi nhạc vẫn mua vé xem ban nhạc và Trịnh Thăng Bình biểu diễn. "Khi tôi hỏi tại sao, cậu ấy trả lời rất đáng yêu: 'Em rảnh nên đến ủng hộ, xong sẽ đi chơi cùng mọi người'", ca sĩ nhớ lại.
Tuấn Boni - thành viên 18B Band - chia sẻ: "Tôi và anh Huy Bảo quen biết, chơi nhạc cùng nhau gần 10 năm từ thời đánh guitar ở quán cóc đến những dấu mốc lớn nhỏ trong sự nghiệp. Ngày trước, chúng tôi hay đùa ai mất trước thì người còn lại sẽ không thèm đến thắp nhang nhưng đâu ngờ anh đi đi sớm và đột ngột quá".
Vũ Hoàng nhớ hồi năm 2019, Huy Bảo nhận lời Tuấn Boni gia nhập 18B Band thi Ban nhạc Việt để "cùng nhau chơi vui với âm nhạc, sau này còn có kỷ niệm nhắc lại". Anh thấy may mắn khi cùng đàn anh và nhóm nhạc tạo nên những ký ức đẹp khó quên.
Ca sĩ Trương Thế Vinh từng lập Voi biển band, cùng Huy Bảo đi diễn, rong ruổi nhiều vùng miền quay MV như Happyn, Rước dâu, Hoa nở không màu và Giận chơi thôigiai đoạn 2020 - 2021.
"Một quãng thời gian ngắn bên nhau nhưng ít nhất anh em mình đã lưu lại được vài kỷ niệm đẹp. Cảm ơn Bảo đã tin và đi với anh, tiếc là anh không làm được như đã định, tiếc là chưa kịp ngồi lại với nhau", anh xót xa.
Ca sĩ Trung Quân sững sờ phút nghe tin Huy Bảo mất. Anh chia sẻ: "Thằng bé hiền lành nhất trong mấy đứa ban nhạc mình chơi. Trêu cái gì cũng im im cười thôi. Kiếp sau lại đánh đàn cho anh hát nhé".
Ca sĩ Lê Minh nhóm MTV đăng tải tấm hình chụp cùng Huy Bảo trong một đại nhạc hội ở Vũng Tàu hồi tháng 2 năm nay cùng chú thích: "Hôm nay, tôi thêm nó vào thư mục 'Mãi là anh em' để lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất của chúng ta cùng âm nhạc.
Hôm nay, sự hóm hỉnh, nghịch ngợm của đứa em dễ thương không còn nữa. Nụ cười của em đã tắt nhưng tình cảm gắn bó với Fam Band và MTV sẽ không bao giờ nguội lạnh. Yên nghỉ nhé em trai Huy Bảo, mãi là anh em".
Ca sĩ Đào Mác sốc vì từng nhiều lần làm việc cùng Huy Bảo. Anh nhớ nhất lần gặp nhau tại chương trình Rock Symphony đã lắng nghe Huy Bảo mở lòng chia sẻ nhiều điều.
Ca sĩ, nhạc công Huy Bảo tên đầy đủ là Bùi Ngươn Huy Bảo, sinh năm 1992. Anh đa tài, hát hay và biết chơi nhiều nhạc cụ. Năm 2019, Huy Bảo gia nhập 18B Band thi Ban nhạc Việt, được 4 HLV chọn và về đội nhạc sĩ Phương Uyên.
Sau cuộc thi, Huy Bảo và các thành viên 18B Band vẫn giữ quan hệ tốt với "sư phụ" Phương Uyên. Anh chăm chỉ hoạt động, tham gia chơi bass cho nhiều chương trình lớn nhỏ khắp Việt Nam.
Linh cữu ca sĩ, nhạc công Huy Bảo được quàn tại nhà riêng ở đường Nguyễn Cảnh Chân, Quận 1 TP.HCM. Tang lễ diễn ra từ ngày 30/8 - 1/9, sau đó đưa anh đi hỏa táng Đa Phước Viên, huyện Bình Chánh.
Huy Bảo và nhóm 18B trình diễn liên khúc 'HongKong1 - Người ta nói':
My Lê
![]() |
Đoạn tin đòi tiền chuộc viết bằng tiếng Trung. |
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn nguồn từ công ty tình báo Mỹ Flashpoint đưa tin các tác giả của mã độc tống tiền WannaCry làm ảnh hưởng đến máy tính của 150 quốc gia hai tuần trước có thể đến từ phía nam đại lục Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan hoặc Singapore.
Các dữ liệu phân tích ngôn ngữ trên phần mềm độc hại này cho thấy nó được những người nói tiếng Trung Quốc bản xứ với ngữ điệu miền nam tạo ra.
Trong báo cáo đăng tải trên website, Flashpoint – công ty chuyên cung cấp thông tin tình báo nguy hại đến công việc kinh doanh toàn cầu – khẳng định kết luận với “độ tin tưởng cao”. Trước đó cũng xuất hiện nhiều báo cáo dựa vào phân tích mã cho thấy các lập trình viên Triều Tiên là người viết ra phần mềm.
Phần mềm độc hại WannaCry khi xâm nhập vào máy tính sẽ khóa thông tin máy, và hiện lên một đoạn thông báo bằng 28 thứ tiếng đòi một khoản tiền chuộc để chủ máy lấy lại thông tin.
Theo Flashpoint, các tay tin tặc đã viết tin nhắn trên bằng tiếng Trung Quốc trước, sau đó dùng phần mềm dịch của Google để chuyển ngữ sang các thứ tiếng khác.
Bản báo cáo của Flashpoint có viết: “Đoạn tin nhắn dùng từ bang zu (幫組) thay vì bang zhu (幫助), có nghĩa là “giúp đỡ”, đồng nghĩa với việc đoạn tin nhắn được viết qua hệ thống nhập chữ vào bằng tiếng Trung chứ không phải là dịch từ một phiên bản tiếng khác. Trong đó, đoạn tin nhắn còn sử dụng một số cụm từ chỉ sử dụng trong vùng địa lý nhất định. Như từ libai ( 禮拜 ) có nghĩa là 'tuần', thường được sử dụng tại miền nam Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Singapore”.
Không chỉ có vậy, một số câu trong phiên bản tiếng Trung không xuất hiện trong tin nhắn bằng các thứ tiếng khác, như “thậm chí ông trời cũng không thể loại bỏ được những tài liệu này” hay “Hãy bình tĩnh, chúng tôi tuyệt đối không lừa đảo các người”.
Tuy nhiên, kết luận của Flashpoint đã vấp phải một số nghi ngờ từ dư luận.
Zhang Kefeng – giáo sư ngôn ngữ Trung Quốc tại Đại học Jimei ở Hạ Môn (Phúc Kiến) giải thích: “Từ ‘libai’ không chỉ được sử dụng ở miền nam Trung Quốc. Rất nhiều khu vực tại miền bắc cũng sử dụng từ này trong ngôn ngữ hàng ngày. Rất khó có thể nhận biết sự khác biệt vùng miền trong chữ viết Trung Quốc ngày nay, đặc biệt là đối với những người được giáo dục. Bọn họ có thể có giọng địa phương khác nhau nhưng đều viết một kiểu giống nhau”.
Trong khi đó, nhiều người Bắc Kinh cũng thừa nhận họ sử dụng từ “libai” thường xuyên.
Ông Tang Wei – phó Chủ tịch Công ty an ninh mạng Rising cho biết phân tích của Flashpoint có những thông tin hữu dụng song còn quá sớm để đưa ra kết luận.
Theo Baotintuc
" alt=""/>Mã độc WannaCry có thể đến từ Trung QuốcVề mục tiêu tổng quát, Đề án nêu rõ, Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào hoạt động sẽ là tiền đề thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.
Phát triển kho dữ liệu tổng hợp với dữ liệu gắn với con người và các dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ là trụ cột dữ liệu chính để tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số và hình thành xã hội số.
Hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước và doanh nghiệp từ đó triển khai các giải pháp kết nối để chia sẻ, sử dụng lại và phát triển các mô hình, ứng dụng phân tích dữ liệu chuyên sâu để tạo ra nhiều giá trị mới, sản phẩm dịch vụ mới và động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số của Việt Nam.
Cung cấp hạ tầng phục vụ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia và hình thành kho thông tin định danh số cho cho công dân, tổ chức trong thực hiện các thủ tục hành chính, kết hợp cùng việc tích hợp đồng bộ, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia khác sẽ giúp phát triển Chính phủ số và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không còn phù hợp, gia tăng sự hài lòng của người dân với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trên nền tảng dữ liệu số.
Đồng thời, thúc đẩy các giao dịch thương mại trên môi trường số được thường xuyên, liên tục, an toàn và minh bạch hơn. Hình thành và từng bước mở rộng kho dữ liệu về con người để người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng phục vụ sáng tạo, triển khai các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số.
Chính phủ cũng chỉ rõ các mục tiêu cụ thể mà Trung tâm dữ liệu quốc gia cần đạt được về dữ liệu, quy hoạch kiến trúc dữ liệu, phân tích và khai thác dữ liệu; hạ tầng, thiết bị CNTT; cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính; phát triển chính phủ điện tử; phát triển kinh tế xã hội.
Trong đó, về dữ liệu, mục tiêu đặt ra là hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác kho dữ liệu tổng hợp, triển khai ngay việc tổng hợp dữ liệu liên quan đến công dân Việt Nam và người nước ngoài sinh sống, có hoạt động tại Việt Nam làm tiền đề phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển kinh tế xã hội. Việc này sẽ được hoàn thành cơ bản vào năm 2025.
Đến hết năm 2025, hoàn thành cơ bản xây dựng, đưa vào khai thác kho dữ liệu tổng hợp được đồng bộ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia và phối hợp khai thác với kho dữ liệu về con người.
Từ năm 2026, triển khai việc phân tích dữ liệu chuyên sâu hỗ trợ công tác xây dựng chính sách, quy hoạch chiến lược phát triển quốc gia; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới trên nền các dữ liệu số được khai thác từ các kho dữ liệu dùng chung và kho dữ liệu mở, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Người dân, doanh nghiệp được khai thác dữ liệu từ Trung tâm dữ liệu quốc gia
Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, tại Đề án, Chính phủ đã xác định 3 nhóm nhiệm vụ cần hoàn thành gồm xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng, vận hành trung tâm; đảm bảo các điều kiện quản lý, vận hành trung tâm, trong đó có giao rõ đơn vị chủ trì và thời gian thực hiện từng nhiệm vụ.
Sáu nhóm giải pháp sẽ được tập trung triển khai thời gian tới gồm có: Cơ chế, chính sách; bảo đảm nhân lực; khoa học và công nghệ; huy động vốn và phân bổ đầu tư; bảo đảm kết nối mạng truyền dẫn thông suốt giữa Trung tâm dữ liệu quốc gia và các bộ, ngành và địa phương; hợp tác quốc tế.
Nhằm bảo đảm hiệu quả của Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia, quá trình thực hiện được chia thành 3 giai đoạn triển khai cụ thể, gồm giai đoạn xây dựng cơ sở (từ năm 2023 đến năm 2025), giai đoạn mở rộng (từ năm 2026 đến hết năm 2028) và giai đoạn phát triển (từ năm 2029 đến hết năm 2030).
Đề án cũng quy định, đối tượng sử dụng dịch vụ của Trung tâm dữ liệu quốc gia gồm các bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, với các bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, những hệ thống sử dụng hạ tầng nhà trạm, hạ tầng CNTT tại vùng dùng chung của Trung tâm dữ liệu quốc gia gồm: Kho dữ liệu dùng chung, kho dữ liệu mở được đồng bộ từ kho dữ liệu tổng hợp tại vùng chuyên dụng; các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; các hệ thống của cơ quan, tổ chức khối Đảng, Quốc hội, tổ chức chính trị - xã hội; các hệ thống của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan nhà nước có nhu cầu sử dụng hạ tầng nhà trạm, hạ tầng CNTT tại trung tâm.
Người dân và doanh nghiệp thực hiện cung cấp và khai thác dữ liệu thông tin của mình và dữ liệu trong kho dữ liệu mở tại vùng dùng chung của Trung tâm dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật.