您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Colo
Nhận định78人已围观
简介 Linh Lê - 22/04/2025 09:14 Nhận định bóng đá ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Colo
Nhận địnhLinh Lê - 22/04/2025 09:14 Nhận định bóng đá ...
阅读更多Cảnh 'ăn bờ ngủ bụi' của 4.800 tài xế xe container ở cửa khẩu Lạng Sơn
Nhận định- Trên thùng lạnh còn gì ăn không bây?
- Còn hai con cá ướp muối là hết trơn luôn rồi anh ơi.
Hai người đàn ông đặc giọng miền Tây nói lớn để nghe rõ trong không gian đầy tiếng máy lạnh đang chạy, giữa một vùng bãi đỗ đặc kín container nằm im bất động. Đó là anh Trần Khánh Trung, một tài xế chở nông sản từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để xuất sang Trung Quốc.
Làm công việc tài xế đến nay cũng chục năm, mỗi chuyến đánh hàng từ Đồng Tháp, anh Trung mất chừng 2 ngày là hoàn tất thông quan trên cửa khẩu Tân Thanh. Nhưng cũng chừng ấy năm, lần đầu tiên anh kẹt ở đây tới gần nửa tháng.
Phía Trung Quốc đóng cửa, bãi xe Tân Thanh chật cứng, anh Trung và hơn 1.000 tài xế khác phải dừng ở khu phi thuế quan Pác Luống (xã Tân Thanh). Đoạn đường chưa đầy 10 km từ khu phi thuế quan Pác Luống lên tới cửa khẩu Tân Thanh, hàng dài container nối đuôi nhau nằm im trên đường quốc lộ. Các tài xế chịu cảnh thiếu thốn, ăn ngủ tại chỗ để trông coi hàng hóa và nhích xe lên cửa khẩu.
Dừng thông quan, các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn quá tải
Tính đến sáng 18/12, theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã có hơn 4.800 xe container nằm chôn chân tại các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma. Từ ngày 8/12, phía Trung Quốc đã thực hiện tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm (huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Những ngày tiếp sau đó, năng lực thông quan tại các cửa khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chỉ còn khoảng vài chục đến 200 xe. Có ngày không xe nào sang được khi khu vực cửa khẩu nước bạn đóng chặt.
Khu vực đường phân quản giữa Việt Nam và Trung Quốc đóng cửa im lìm.
Phần lớn mặt hàng xuất khẩu là nông sản được chở từ các tỉnh Đồng Tháp, Bình Định, Bình Thuận, Tiền Giang... Có những xe đã nằm chờ gần 20 ngày vẫn chưa được trả hàng. Nhiều nhất là cửa khẩu Tân Thanh với 2.842 container, chủ yếu là khu vực bến xe Bảo Nguyên (sát cửa khẩu), khu phi thuế quan Pác Luống và một phần xe nằm dọc trên đường. Cửa khẩu Hữu Nghị đang tồn 1.312 xe, chủ yếu nằm trong bãi Dốc Quýt.
Tại khu vực bến Dốc Quýt - nơi chờ xe lên cửa khẩu Hữu Nghị - nhiều xe nằm từ ngày 7/12 đến nay chưa xuất bến. Lực lượng chức năng gồm công an, biên phòng, y tế... có mặt 24/24h để giữ trật tự và an toàn khu vực bến bãi. Do các tài xế đến từ nhiều nơi, việc kiểm soát trong thời điểm dịch bệnh rất quan trọng. Đều đặn 3 ngày một lần, các tài xế được làm xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo sức khỏe.
8h sáng, tài xế Trần Khánh Trung nặng nhọc mở cửa sau của container để khí lạnh được lưu thông. Chạy hơn 1.700 km từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) lên đến cửa khẩu Tân Thanh xuất hàng, hai tài xế được trả công 6 triệu đồng/người. Chuyến này container của anh chứa 35 tấn xoài keo. Trước khi đi, anh Trung dự tính khoảng 2 ngày là xong việc. Từ giờ đến Tết, anh cố thêm đôi chuyến nữa là "ấm cái bụng".
"Chạy gần đến Lạng Sơn rồi thì anh em trên này gọi điện nói tắc biên. Cũng chẳng quay đầu được nữa nên chúng tôi cứ đánh xe lên rồi nằm bãi chờ. Năm nào chẳng tắc, nhưng cứ nghĩ dăm hôm rồi thông như mọi lần chứ không nghĩ lâu như này", anh Trung kể.
Xe của anh vẫn còn nằm dưới bãi phi thuế quan, cách cửa khẩu Tân Thanh chừng 8 km. Tính đến sáng 18/12, khu vực này có tới hơn 1400 xe nằm chờ trong tổng số 2.842 xe tắc ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh.
Do đặc thù mặt hàng là xoài keo, anh Trung phải chạy máy lạnh để giữ nhiệt ở mức ổn định 6-8 độ C để bảo quản. Mỗi ngày, anh chi từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng tiền dầu chạy máy. Đó là hoàn cảnh chung của hàng nghìn tài xế đang kẹt tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, khi mặt hàng xuất khẩu tại đây chủ yếu là nông sản như mít, xoài, thanh long, dưa hấu...
Nếu bảo quản không tốt hoặc thời gian trong thùng lạnh quá lâu, chất lượng hàng sẽ giảm, thanh long bắt đầu héo, mít đen vỏ ngoài, xoài bị chín... thậm chí là hỏng, phải vứt bỏ.
35 tấn xoài keo của anh trung khi nhập còn xanh, đến nay đã bắt đầu đổi màu vỏ. Ngày nào các tài xế như anh cũng phải mở thùng để kiểm tra hàng hóa. Đôi lúc họ phải bổ ra thử xem hoa quả đã chín đến mức nào. "Tốc độ này mà nhích lên được Tân Thanh chắc thêm chục ngày nữa. Khi ấy thì hoa quả chín hết, có khi còn hỏng quá nửa", mân mê những quả xoài còn lạnh trên tay, anh Trung nói.
Nếu tình trạng ùn ứ tiếp tục kéo dài, anh có khả năng phải bù lỗ cho container hàng lần này. "Giờ thì còn tính gì tiền lương nữa, coi như hết sạch rồi. Kho xoài keo mà chín hỏng thì chỉ có nước bán nhà để đền hàng. 35 tấn hàng tính sơ cũng 200-300 triệu rồi", anh Trung bơ phờ nói.
Xe chở hàng được phân làm hai loại: hàng nóng và hàng lạnh. Xe lạnh có động cơ làm lạnh, giữ được hoa quả lâu hơn, chừng trên 10 ngày. Xe nóng là các xe để hở, thời gian bảo quản nông sản ngắn. Đối với các phương tiện này, cơ quan chức năng tại các bên đỗ sẽ ưu tiên thủ tục để được đi trước. Tuy nhiên vì lượng xe thông quan mỗi ngày tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh rất thấp, có ngày cửa khẩu đóng hẳn, không có xe qua nên nhiều xe chở hàng nóng cũng đã đợi cả tuần nay. Trong cái nắng hanh những ngày giữa tháng 12, nhiều xe mít đã chín nức mùi thơm lại càng khiến những tài xế thêm nỗi lo canh cánh.
Các xe chở nông sản không sử dụng máy lạnh được ưu tiên đi trước nhưng vẫn nằm tắc trên đường vào cửa khẩu Tân Thanh.
Nỗi lo hàng hóa hư hỏng không chỉ của riêng mình anh Trung mà của tất cả tài xế đang mắc kẹt tại khu vực cửa khẩu này. Ròng rã nhiều đêm, họ thức tới khuya để nhích từng mét đưa xe về khu vực bãi đỗ gần cửa khẩu. Xe vào bãi sẽ phải chịu mức thuế 400.000 đồng/ngày. Nhưng nhiều ngày liên tiếp, họ vẫn chẳng biết khi nào thì có thể thông quan.
Cứ vừa nhích xe được khoảng 2-3 m, anh Hoàng Hải lại lùi về chiếc giường nhỏ phía sau ghế lái để ngồi nghỉ. Hai tuần qua, khu vực chưa đầy 2 m2 trở thành nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của anh. Xe của anh đến Lạng Sơn từ ngày mùng 4, đến nay đã được nửa tháng, anh còn 1 km nữa mới tiến xe vào đến bãi Tân Thanh.
"Cứ tiến xe vào bãi trước đã còn ngày nào thông quan được thì chưa biết", anh Hải nói. Nam tài xế cũng cho biết thêm thông thường với mỗi chuyến đánh hàng từ Tiền Giang lên cửa khẩu, anh được trả 7 triệu tiền công. Nhưng chuyến này bù tiền bến bãi, tiền dầu chạy máy để giữ lạnh cho nông sản cũng ngốn gần hết phần tiền công ấy.
Hàng nghìn tài xế ăn ngủ tại chỗ để trông hàng và chờ thông quan
14h, các tài xế xếp hàng chờ tại khu vực tắm dịch vụ trong bãi xe. "Tầm này nắng nhất ngày, tranh thủ đi tắm cho đỡ lạnh", anh Trung nói. Trước cửa có treo biển 25.000 đồng/lượt, đây là giá cho một xô nước nóng và một xô nước lạnh. Dịch vụ này chỉ mới được mở gần đây, khi những người tài xế đã phải "nhịn tắm" nhiều ngày.
Còn với những tài xế đang cho xe nằm chờ trên đường thì không có cơ hội được sử dụng dịch vụ đó khi họ phải ở lại xe trông hàng và không có phương tiện di chuyển. Việc ăn uống, tắm rửa những ngày này cũng bớt quan trọng khi nỗi lo về hàng hóa đang đè trên vai họ.
- Trung, tối ăn với tụi này không?
- Xe bên đây còn hai con cá ướp muối thôi. Em ra mua thêm bó rau góp vào tối ăn chung nhé.
Anh Trung đáp lại lời người tài xế xe hàng kế bên. Kẹt trong bãi phi thuế quan cạnh nhau cũng chục ngày, họ đâm ra quen biết. Thỉnh thoảng lại xin nhau quả ớt, quả chanh, hôm nào hết thức ăn mấy người tài xế lại góp vào nấu ăn chung cho tiết kiệm. Hàng thực phẩm lưu động được mở mới đây nhưng họ cũng chỉ mua thêm ít rau củ vì giá cả đắt đỏ.
Chạy xe đường xa, những tài xế lâu năm đã quen mang theo dụng cụ nấu nướng để tiết kiệm chi phí. Bếp ga du lịch, gạo, cá ướp muối, trứng... thường được trữ trên khoang lạnh của container. Tuy nhiên thực phẩm chỉ đủ cho 4-5 ngày đường. Họ không ngờ lần này mắc kẹt quá lâu.
"10.000 đồng/bình nước, dùng cho cả ăn uống, đánh răng rửa mặt. Rồi tiền ăn, tiền bến bãi... không tiết kiệm từng đồng thì tiền đâu mà bù vào được", anh Trung nói.
Ra khỏi khu vực bến bãi, hàng dài xe chở hàng nằm nối nhau dọc đường B2 để vào cửa khẩu Tân Thanh. Nhóm tài xế chở hàng nóng đến Lạng Sơn từ 5 ngày trước. Với những mặt hàng không bảo quản lạnh, thời gian chờ hàng ngắn hơn nên họ được ban quản lý bến xe ưu tiên thủ tục cho đi trước. Thế nhưng vẫn phải chịu cảnh dậm chân tại chỗ khi khu vực cửa khẩu đã hết chỗ dồn xe.
"Xe này không chạy dầu để làm lạnh nên công ty hoặc các thương lái không trả thêm chi phí gì cả. Toàn bộ là các tài chịu hết", một lái xe trong nhóm nói.
Còn cách khu vực cửa khẩu chừng 1 km là nhóm của tài xế Nguyễn Văn Hoàng. Chạy xe từ Bình Định, chở hơn 20 tấn thanh long, ông Hoàng đã trong cảnh mắc kẹt này được nửa tháng. Vì nằm giữa đường nên xung quanh không có dịch vụ tắm rửa hay bán thực phẩm, nước sạch như trong bến bãi.
200 lít nước ông trữ trong thùng dưới gầm xe là nguồn nước dùng ít ỏi trong những ngày này. Đi cùng ông Hoàng là tài xế Hồ Văn Thìn. Hai người đàn ông thay nhau người trông xe, người chợp mắt. Khoang lái 2 m2 với tấm đệm chỉ đủ một người nằm phía sau cánh lái trở thành nơi ngủ nghỉ của họ đã nhiều ngày.
Cùng góp gạo thổi cơm với ông Hoàng còn có xe của của ông Phạm Văn Nhân ngay cạnh đó. Những người đàn ông từ Phan Thiết, Bình Định, Đồng Tháp... mỗi người một nơi rồi quen thân nhau từ lúc cùng chịu cảnh ùn ứ.
"Có ngày nhích được vài mét, hôm thì nằm im vì trên cửa khẩu họ đóng. Những xe ở đây đều kẹt gần hai chục ngày rồi. Dân lái xe chúng tôi thì xuề xòa nên dễ chơi với nhau. Anh em thì đều cảnh thiếu thốn nên đồ ăn uống ai có gì góp nấy ăn cho vui", ông Nhân nói.
Ông Nhân kể những người tài xế ở đây ít thì 2-3 ngày, nhiều thì cả tuần nay chưa tắm vì thiếu nước. Thế nhưng chuyện tắm gội cũng không khiến ông bận tâm bằng hàng hóa. Ngày nào xe của ông Nhân cũng chạy máy lạnh để bảo quản 20 tấn thanh long đến nay đã chớm héo. Nhiều hôm sốt ruột, người đàn ông lớn tuổi liên tục kiểm tra nhiệt độ rồi lại xem đến những thùng hàng.
Làm lái xe đã lâu năm, ông Nhân nhiều lần chứng kiến cảnh tắc biên kéo dài. "Anh em nào chạy cho công ty thì công ty chịu. Ai chạy ngoài, ôm hàng thì đồng lương chẳng còn lại phải lo thêm bù lỗ. Hàng mà hư hỏng có ông chịu 200-300 triệu là chuyện bình thường. Người thì đi vay, người bán nhà đi để đền", ông Nhân tâm sự.
"Chưa có năm nào tắc lâu vậy này. Tưởng kiếm thêm chút tiền sau Covid-19 về ăn Tết với gia đình cho ngon nhưng tình trạng này thì xong chuyến hàng chắc nghỉ dài luôn chứ chạy gì nữa", ông Nhân nói trong lúc nằm nghỉ trên chiếc võng mắc tạm trong khoang lái.
Buổi tối trên vùng cao, nhiệt độ chênh lệch nhiều so với ban ngày, nhóm tài xế tranh thủ nhóm lửa rồi ngồi sưởi ấm. Chưa biết khi nào sẽ được thông quan cũng không thể làm gì để giải quyết tình trạng hiện tại, họ chỉ còn cách nằm chờ rồi phó mặc chuyến này cho may rủi.
Chiều 18/12, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành tiếp tục thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.
Đối với Bộ Công Thương, Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục đàm phán với các bộ, ngành, địa phương phía Trung Quốc để tăng thời gian thông quan tại cửa khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam; chủ động nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và các vấn đề phát sinh tác động đến hoạt động giao nhận, thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa để có giải pháp xử lý phù hợp.
Trong khi các bãi xe quanh khu vực cửa khẩu đã quá tải nhiều ngày, lượng xe container vẫn tiếp tục dồn về tỉnh Lạng Sơn. Ngày 17/12 thống kê được 4.785 xe nằm chờ, đến ngày 18/12 tăng thêm 46 xe nữa.
Theo ZingNews
...
阅读更多Đại diện Hoài Linh trao 5,1 tỷ cho Quảng Ngãi, Huế và Quảng Trị
Nhận địnhÔng Trần Việt Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Triệu Phong xác nhận với VietNamNet, sáng nay 2/6, đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh đã đến trụ sở của đơn vị để trao tặng số tiền 1,5 tỷ đồng ủng hộ cho người dân địa phương bị thiệt hại trong đợt lũ lụt năm 2020. Đại diện NSƯT Hoài Linh trao thêm 1,5 tỷ tiền hỗ trợ lũ lụt cho Quảng Trị “Đoàn nghệ sĩ trao bằng tiền mặt. Do số tiền lớn nên chúng tôi đã nhờ một ngân hàng mang máy đếm tiền sang đếm sau đó gửi số tiền này vào tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Triệu Phong tạm thời. Ngay trong tuần này, chúng tôi sẽ giải ngân số tiền này về với bà con", ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, theo kế hoạch thống nhất trước đó, huyện sẽ tổ chức người dân các xã đến để phía đoàn nghệ sĩ trao tiền trực tiếp trong ngày 12/5. Tuy nhiên thời điểm đó tỉnh Quảng Trị phát hiện những ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và chính quyền cũng đang căng sức để tổ chức tốt hoạt động bầu cử nên phải hoãn lại đến hôm nay.
"Chúng tôi đã thống nhất với nhà tài trợ chỉ trao tượng trưng rồi phát về cho dân chứ không tập trung đông người để phòng chống dịch”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, việc tặng quà này đã được phía nghệ sĩ Hoài Linh liên hệ cách đây 2 tháng, danh sách người hưởng thụ cũng đã được chính quyền lập, gửi vào cho phía nhà tài trợ. Theo kế hoạch 1,5 tỷ đồng này sẽ trao cho 1.500 hộ dân, mỗi hộ nhận 1 triệu đồng.
Như vậy tính đến ngày 2/6, Quảng Trị đã nhận 3,9 tỷ đồng từ đại diện nghệ sĩ Hoài Linh.
Trao gần 1,1 tỷ đồng ở Thừa thiên Huế
Cũng trong sáng nay, 2/6, ông Phan Cảnh Ngưu - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền (tỉnh TT-Huế) xác nhận với VietNamNet rằng vào ngày 31/5, đại diện đoàn từ thiện của các nhà hảo tâm và nghệ sĩ Hoài Linh đã đến trao số tiền 750 triệu đồng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2020.
Người dân xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) nhận tiền hỗ trợ từ đoàn từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh. Trong đó, đoàn đã trao 500 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho người dân trên địa bàn huyện Quảng Điền và trao tặng 5 gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại do mưa lũ, mỗi gia đình 50 triệu đồng để sửa chữa lại nhà cửa.
Tại huyện Phong Điền, đoàn thiện nguyện đã đến thăm và trao số tiền 320 triệu đồng cho người dân trên địa bàn vào ngày 31/5.
Trong đó, đoàn hỗ trợ cho 200 hộ dân gặp khó khăn trong đợt bão lũ vừa qua mỗi hộ 1 triệu đồng, trao tặng 2 căn nhà tình thương, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng cho hai hộ dân là chị Nguyễn Thị Chồn và chị Trần Thị Hẹ ở xã Phong Xuân.
Tại địa bàn xã Phong Xuân, đoàn từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh và các nhà hảo tâm cũng trao số tiền 20 triệu đồng cho đoàn thanh niên và dân quân xã Phong Xuân hỗ trợ lực lượng chức năng tìm kiếm người mất tích ở Thủy điện Rào Trăng 3.
Trao 2,5 tỷ đồng ở Quảng Ngãi
Ông Bùi Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi vừa cho VietNamNet biết, đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh đã chuyển số tiền 2,5 tỷ đồng cho UBMTTQVN huyện Trà Bồng, thị xã Đức Phổ và TP.Quảng Ngãi trao đến những hộ dân bị thiệt hại do bão, lũ trong năm 2020.
Theo ông Thọ, huyện miền núi Trà Bồng được hỗ trợ 500 suất quà trị giá 1 triệu đồng/suất và 10 căn nhà trị giá mỗi căn 50 triệu đồng. Đối với các xã ven biển của TP.Quảng Ngãi và thị xã Đức Phổ, mỗi đơn vị được hỗ trợ 500 suất quà và 5 căn nhà.
“Đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh thông báo cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi về hoạt động hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng mưa bão trong năm 2020, sau đó họ làm việc trực tiếp với các địa phương. Hoạt động này bắt đầu từ ngày 29/5 và đến thời điểm này việc trao tiền hỗ trợ đến với người dân đã cơ bản hoàn thành”, ông Thọ nói.
Chính quyền thị xã Đức Phổ trao tiền hỗ trợ của đoàn nghệ sĩ Hoài Linh cho người dân. Trong khi đó, ông Lê Kim Trinh, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Trà Bồng xác nhận, nghệ sĩ Hoài Linh đã hỗ trợ cho những hộ gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ của huyện số tiền 1 tỷ đồng.
“Sau khi nhận được tiền từ đoàn nghệ Hoài Linh, chúng tôi đã đề nghị các xã lập danh sách người dân bị thiệt hại nặng bởi bão lụt. Ngày 1/6, chúng tôi và cán bộ các xã đã trao 500 xuất quà, trị giá 1 triệu đồng/suất đến tận tay người dân. Đối với 10 căn nhà trị giá 50 triệu đồng, chúng tôi sẽ xin ý kiến cấp trên. Sau đó, đề nghị xã lập danh sách đối với bà con bị thiệt hại nặng do bão lũ. Chúng tôi sẽ họp dân thông báo về việc xây nhà, thiết kế ngôi nhà… để người dân giám sát”, ông Trinh nói thêm.
Ông Trần Ngọc Sa, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Đức Phổ xác nhận, ngày 29/5, đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh đã đến địa phương trao số tiền 750 triệu đồng để giúp bà con nghèo bị thiệt hại do mưa lũ vào cuối năm 2020. “Số tiền 750 triệu đồng mà nhóm đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh hỗ trợ địa phương, trong đó 500 triệu đồng để tặng 500 suất quà, mỗi suất quà 1 triệu đồng tiền mặt cho các bà con có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ bị thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua. Còn 250 triệu đồng hỗ trợ xây dựng 5 ngôi nhà cho 5 hộ dân trên địa bàn thị xã Đức Phổ, mỗi ngôi nhà trị giá 50 triệu đồng”, ông Sa thông tin.
Như vậy tính đến ngày 2/6, đại diện nghệ sĩ Hoài Linh đã trao tổng số tiền là 7,5 tỷ cho 3 tỉnh Quảng Trị, Huế và Quảng Ngãi.
Hương Lài - Quang Thành - Lê Bằng
Hoài Linh bị tố chưa chuyển hơn 14 tỷ đồng từ thiện
Các thông tin về việc Hoài Linh bị tố chưa giải ngân khoản tiền hơn 14 tỷ đồng kêu gọi giúp đỡ đồng bào lũ lụt miền Trung từ 6 tháng trước.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Espanyol, 0h00 ngày 23/4: Bầy dơi bứt phá
- Diễn viên phim người lớn Nhật Bản làm gì khi nghỉ hưu?
- Tử vong sau hút mỡ, thay túi ngực
- MC VTV7 Ninh Quang Trường viết sách 'Chơi cùng con'
- Nhận định, soi kèo Deportivo Cali vs Atletico Nacional, 06h20 ngày 21/4: Làm khó đội khách
- Nỗi khổ khó nói của chủ nhân những chiếc xe tiền tỷ
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Cardiff City vs Oxford United, 21h00 ngày 21/4: Trên bờ vực thẳm
-
Ngày 1/10, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo về Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba. Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức vào 20h ngày 9/10/2020 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam. Giải thưởng Sách quốc gia được tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc; thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết ở mùa giải thứ hai (năm 2019), giải thưởng đã có nhiều thay đổi về cơ cấu, tổ chức. Trong đó, bước đột phá là cho phép các công ty liên kết được đề cử sách dự giải.
Các đại biểu tại buổi họp báo. Về giải thưởng Sách Quốc gia năm nay, ông Nguyễn An Tiêm - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - nói giải thưởng đã huy động được lượng lớn NXB tham gia, đây đều là những đơn vị uy tín trên thị trường.
"Do giãn cách xã hội, chúng ta lùi lịch trao lại, do đó, Hội đồng có thêm thời gian xét giải. Tuy vậy, công tác tổ chức không bị giãn cách, các tiêu chí giải thưởng vẫn được đảm bảo chất lượng, đúng mục đích, ý nghĩa", ông Nguyễn An Tiêm nói.
Giải thưởng Sách Quốc gia thành lập 5 tiểu ban chấm giải tương đương với 5 mảng sách: chính trị - kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn; văn hóa - văn học, nghệ thuật; thiếu nhi.
Ông Hoàng Phong Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xuất bản Việt Nam cho hay, mặc dù diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, nhiều tháng cả nước thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba vẫn thu hút được sự tham gia của 48 NXB trên cả nước. So với năm ngoái, số lượng NXB tăng lên 6 NXB với 362 cuốn sách, 255 tên sách.
“Hội đồng sơ khảo, chung khảo và hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã làm việc khẩn trương, thận trọng, nghiêm túc, khách quan để lựa chọn được những cuốn sách tiêu biểu, có giá trị cao để trao giải. Các cuốn sách, bộ sách đạt giải được đánh giá là những tác phẩm mang tính sáng tạo, mang tinh thần nhân văn sâu sắc, những công trình nghiên cứu khoa học hết sức công phu, nghiêm túc, có nhiều giá trị khoa học, xã hội và thực tiễn cao”, ông Hoàng Phong Hà phát biểu.
Ông Hoàng Phong Hà cho hay, trên cơ sở 2 vòng sơ khảo và chung khảo, hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã trao đổi và thảo luận kỹ trước khi bỏ phiếu bầu chọn các cuốn sách đạt giải. Kết quả, hội đồng giải thưởng Sách quốc gia đã thống nhất trao giải cho 27 cuốn sách, bộ sách, trong đó có 3 giải A (trị giá giải thưởng là 100 triệu đồng), 10 giải B (50 triệu đồng), và 14 giải C (30 triệu đồng).
Tình Lê
Giải sách quốc gia: Các tác phẩm đạt giải A đều được phản biện độc lập
Ngày 11/9, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị Hội đồng Giải thưởng sách quốc gia lần thứ ba.
" alt="27 cuốn sách đạt giải sách quốc gia đều mang tính sáng tạo cao">27 cuốn sách đạt giải sách quốc gia đều mang tính sáng tạo cao
-
Mẫu cửa sổ trời trên xe MG Coupe 1935
Hầu hết các hệ thống cửa sổ trời ngày nay đều chạy điện và đã phát triển nhiều thiết kế, hình dạng và thậm chí còn mang công năng khác nhau. Có thể kiểm đếm như: cửa sổ trời loại tháo rời bằng tay, Spoiler sunroofs (trượt lên trên và đẩy về phía sau), rag-tops (cửa sổ trời dạng gấp, thường làm bằng vải cho xe mui trần), panorama (cửa sổ trời toàn cảnh cho hai hàng ghế), cửa sổ trời bằng tấm năng lượng mặt trời...
Tại Việt Nam, hầu hết các hãng xe ô tô đều đang có sẵn các mẫu xe với phiên bản trang bị cửa sổ trời. Nếu như trước đây chỉ có các dòng SUV và Crossover mới có cửa sổ trời thì hiện nay từ xe cỡ B trở lên đã có trang bị này như Hyundai Accent, Toyota Innova, Mazda6, Kia Sedona... Giá bán giữa phiên bản có và không có cửa sổ trời chênh lệch nhau không quá nhiều, chỉ khoảng vài chục triệu đồng.
Đơn cử như chiếc sedan cỡ B rẻ nhất thị trường hiện nay là Hyundai Accent, phiên bản đặc biệt số tự động 1.4L giá 542 triệu đồng có sẵn cửa sổ trời, đắt hơn bản 1.4L số tự động khoảng 40 triệu đồng.
Người Việt khổ sở với cửa sổ trời
Cách đây hơn 10 năm, khi những mẫu xe nhập khẩu ào ạt tấn công thị trường Việt Nam trước khi Thông tư 20/2011 chấm dứt sự sôi động này, người Việt bắt đầu hào hứng với những mẫu xe có trang bị cửa sổ trời.
Phần lớn xe có trang bị này đều là dòng SUV hoặc Crossover đắt tiền nên đã tạo ra một cảm giác đẳng cấp phân biệt với các dòng xe khác.
Theo thời gian, ngày càng nhiều thương hiệu tại Việt Nam đưa trang bị cửa sổ trời vào sản phẩm, từ xe cỡ B, C, thậm chí cả hatchback cỡ nhỏ. Trong đó loại cửa sổ trời panorama được coi là không thể thiếu khi đặt cạnh không gian nội thất sang chảnh. Hơn nữa, giữa phiên bản không và có cửa sổ trời chỉ chênh nhau vài chục triệu đồng cũng khiến nhiều khách dễ đưa ra lựa chọn.
Tuy nhiên, cũng từ đây các bất cập về cửa sổ trời dần phát sinh khiến nhiều người cảm thấy sang đâu chưa thấy mà chỉ thấy cực, nhất là vào mùa hè.
Anh Đỗ Quang Lâm (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết đã phải mua thêm các tấm cách nhiệt màu bạc để dán lên phần nóc kính cửa sổ trời chiếc Peugeot 5008 của mình. “Nhìn hơi xấu nhưng so với cảm giác đội lò lửa trên đầu khi di chuyển vào mùa hè thì lại thành hợp lý. Đến mùa đông lại gỡ ra”, anh Lâm chia sẻ.
Dán tấm cách nhiệt lên cửa sổ trời để chống...nắng Nhiều chủ xe đã thực hiện như anh Lâm để tránh cái nắng gay gắt mùa hè.
Anh Nguyễn Quốc Thắng, một chủ cửa hàng nội thất trên phố Trần Quang Khải (Hà Nội) chia sẻ rằng, vào thời điểm các tháng 5, 6 và 7, doanh số cửa hàng phần lớn tập trung vào dịch vụ thi công cách nhiệt cho khách. “Nhiều khách đơn giản chỉ dán thêm loại phim cách nhiệt dày cho phần cửa sổ trời, nhưng cũng có khách yêu cầu phải bọc thêm lớp cách nhiệt ở phần cửa trượt bằng vải để bớt cảm giác ngột ngạt”, anh Thắng nói.
Không chỉ chịu cảm giác cái nóng khắc nghiệt mùa hè, mà các chủ xe có cửa sổ trời còn đối mặt mối lo nước mưa giột, gây loang lổ trần xe bằng nỉ.
Như trường hợp khiến anh Nguyễn Duy (Thanh Xuân, Hà Nội) khổ sở vì tìm nguyên nhân. Anh Duy kể: “Tôi chạy chiếc Toyota Venza 2010, mới đây thấy mép vải nỉ chỗ cột A có nước nhỏ giọt mới đem xe ra đại lý Toyota. Nhưng thợ ở đây tìm mãi mà không thấy đường thoát nước để kiểm tra và hẹn để xe lại 2 ngày. Sau đó họ báo giá 3,2 triệu để dỡ toàn bộ cửa sổ trời ra vệ sinh và bôi keo lại”.
Chủ xe này đã dán ni-lon để chống dột qua đường cửa sổ trời Nhiều chủ xe bị tình trạng tương tự như anh Duy đã phải chọn giải pháp khắc phục tạm thời là dán băng keo hoặc tấm nhựa lớn để che chắn không cho nước mưa lọt qua lớp gioăng cao su.
Theo anh Huỳnh Trọng Nhân, chủ gara ô tô Trọng Nhân (phố Lạc Nghiệp, Hà Nội), nếu sử dụng xe có cửa sổ trời, các chủ xe nên lưu ý thường xuyên vệ sinh lau chùi phần khe cửa bởi theo thời gian, bụi bẩn và nước đọng sẽ dễ bị két lại làm giảm đường thoát nước hoặc tăng ẩm gây mục mọt. "Phần lớn khi đi rửa xe ở ngoài, vòi phun và lau chùi đơn giản không thể làm sạch được chi tiết ngóc ngách trong khe rãnh cửa sổ trời. Theo thời gian, chủ xe không quan tâm tới dễ gặp phải hậu quả như kẹt cửa, tắc đường dẫn nước, lão hóa các chi tiết cửa. Xử lý khá tốn kém vì phải tháo toàn bộ cụm chi tiết ra vệ sinh và khắc phục", anh Nhân nói.
Có thể thấy, cửa sổ trời dù là trang bị giúp chiếc xe sang chảnh hơn nhưng với những nước khí hậu mưa nắng nhiều như Việt Nam, sẽ đòi hỏi chủ xe cần phải cân nhắc, bởi đi kèm giá trị đẳng cấp là những phiền toái dễ khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi.
Đình Quý
Theo bạn có nên mua ô tô có trang bị cửa sổ trời hay không? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dùng bìa cứng, xốp dày che chắn cửa sổ trời trên ôtô
Cửa sổ trời ôtô gây không ít phiền toái cho chủ xe, đặc biệt là cửa sổ trời toàn cảnh với màn che mỏng.
" alt="Ô tô có cửa sổ trời: Hữu ích thì ít, phiền toái thì nhiều">Ô tô có cửa sổ trời: Hữu ích thì ít, phiền toái thì nhiều
-
Nhà văn Di Li và tác giả Phan Đăng tại lễ ra mắt sách. “Tôi biết cuốn sách này sẽ gây nhiều tranh cãi, bởi quan điểm là thứ không thể định lượng nên sẽ không bao giờ có đáp số chung nhất. Hơn nữa, khi những quan điểm ít nhiều va chạm đến một số người rất có thể gây chạnh lòng. Nhưng tôi thực lòng mong muốn độc giả tiếp nhận những câu chuyện này với thái độ thiện chí nhất. Bởi cuốn sách là một kết quả nghiêm túc đã được tôi nghiên cứu trong suốt thời gian dài về tính cách của người Việt, bao gồm cả tật xấu và tính tốt", nhà văn cho biết.
Nhà báo Yên Ba viết lời giới thiệu cho cuốn sách: “Có đủ hết trong cuốn sách này những tính cách (và tính nết) mà người ta kiêng kị không nói đến một cách công khai, lại càng tránh tập trung chúng vào một chỗ. Lắc rắc vài hạt tiêu làm cho bát cháo ngon hơn nhưng cả một bát cháo toàn hạt tiêu thì cay lắm, làm sao mà nuốt nổi!
Nhưng câu chuyện ở đây không phải là một bát cháo quá nhiều hạt tiêu; đây là một bát thuốc và nó rất đắng! Viết về tật xấu của người khác là một công việc đầy rủi ro. Viết về tật xấu của một dân tộc, hơn thế là một công việc nguy hiểm. Nhưng tác phẩm này là một trong những bước đi văn chương đầu tiên cho thấy người Việt, ở đây là người viết, người xuất bản, người đọc, đang trưởng thành”.
Tại lễ ra mắt sách, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng khi đọcTật xấu của người Việt ông thấy mình trong đó. "Những tật xấu có trong gia đình, nơi làm việc, xã hội, từ cách ăn, cách ở, cách nói, cách trao quà, nhận quà...
Những tật xấu được Di Li phân tích một cách khoa học, thiện chí và nhân văn. Người đọc thấy được những tật xấu của mình trong đó nhưng không tự ái mà suy nghĩ lại, thay đổi mình. Di Li viết với mong muốn làm sao một ngày nào đó những tật xấu đó dần biến mất, thay vào đó là những vẻ đẹp mà người Việt đã có", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Di Li, sinh năm 1978 tại Hà Nội, được biết đến là một nhà văn, một dịch giả nổi tiếng. Chị từng được xem là hiện tượng của văn học phía Bắc khi rất thành công với thể loại tiểu thuyết trinh thám kinh dị. Tiểu thuyết đầu tayTrại hoa đỏphát hành năm 2009 của Di Li đã tạo ấn tượng rất mạnh mẽ với công chúng. Năm 2022, đạo diễn Victor Vũ lấy cảm hứng từ tiểu thuyết này của Di Li để thực hiện bộ phim cùng tên. Di Li cũng là nữ nhà văn có cách viết đa dạng nhiều thể loại, Tật xấu người Việtlà cuốn sách thứ 27 của chị.
Làm thế nào đặt cuốn sách lên tay những người chưa có thói quen đọc?"Với người lớn, tôi chọn chia sẻ, chẳng hạn đọc cuốn nào hay thì kể lại. Với trẻ em, tôi mới nói đến các hoạt động khuyến đọc vì thói quen phải được hình thành càng sớm càng tốt", tác giả Phương Huyền nói." alt="Tật xấu của người Việt dưới góc nhìn của nhà văn Di Li">Tật xấu của người Việt dưới góc nhìn của nhà văn Di Li
-
Nhận định, soi kèo Colo
-
Sáng 26/6, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà văn Việt Nam ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn học giai đoạn 2021 - 2025. Lễ ký kết nhằm tăng cường phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật các tỉnh/thành phố hoạt động theo định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật.
Lễ ký kết hợp tác công tác quản lý nhà nước về văn học. Đây cũng là sự kiện đưa ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, nhằm sáng tạo ra được nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, đây là một buổi lễ ký kết văn bản vô cùng quang trọng. Với cách nhìn của một nhà văn, nhà quan sát xã hội, ông cho hay: "Chưa bao giờ tôi thấy văn học cần thiết như bây giờ. Tôi mong rằng, với sự hợp tác ký kết này, chúng ta sẽ làm được nhiều điều hơn nữa, nhất là việc phát triển văn học thiếu nhi Việt Nam.
Hầu hết các cuốn sách văn hóa thiếu nhi đều được dịch từ văn học nước ngoài. Tôi không nói điều đó không tốt nhưng có sự khác biệt về văn hóa. Và chính chúng ta có nhiệm vụ cần tạo một môi trường phát triển mà văn học Việt Nam góp phần quan trọng".
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói thêm: "Không có ăn không thể bước đi, không có văn hóa không thể làm gì được. Chúng ta không thiếu ăn như nhiều năm về trước nhưng chúng ta thiếu đi tinh thần, sự chia sẻ và ước vọng. Nhiệm vụ của chúng ta là vạch ra một con đường chi tiết hơn, cụ thể hơn để làm sao đưa văn học nghệ thuật đi vào đời sống một cách rõ ràng và sâu sắc hơn".
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại sự kiện. Có mặt trong sự kiện, nhà văn Chu Lai cũng cho biết đây là một lễ ký kết nhân văn và ý nghĩa. Theo nhà văn Chu Lai, khi xem một vở kịch hay một bộ phim, khán giả đều đánh giá, nhận xét xem bộ phim đó, vở kịch đó có tính văn học hay không. Vì vậy, theo ông văn học là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống. "Điều cần làm là phối hợp độ lắng của văn chương với sự rộn ràng tưng bừng của các lĩnh vực khác", nhà văn Chu Lai chia sẻ.
Ông Nguyễn Quang Vinh - quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho hay, ông và đồng nghiệp đã lắng nghe và hứa sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người. Theo ông, việc làm hôm nay tuy chưa lớn nhưng là một bước quan trọng trong việc kết hợp văn học nghệ thuật với các lĩnh vực văn hóa đời sống khác.
Hà Lan
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cảnh báo khan hiếm văn học cho thiếu nhi
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng sự khan hiếm của văn học thiếu nhi là một cảnh báo. Ngay ở Hội Nhà văn Việt Nam, lâu nay giải thưởng cho văn học thiếu nhi hầu như không có.
" alt="Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Chưa bao giờ văn học cần thiết như bây giờ">Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Chưa bao giờ văn học cần thiết như bây giờ