Chiều nay bệnh nhân được ra viện nhưng tiếp xúc chậm, cơ còn yếu. Ảnh: BVCC. |
Ngày 9/8, nhận định bệnh nhân thở HFNF không hiệu quả, các bác sĩ quyết định chuyển sang thở máy không xâm nhập. Đến 16h, SpO2 tụt, bệnh nhân bắt đầu thở máy qua nội khí quản từ ngày 10-26/8.
Bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi cho biết, từ ngày 20 đến 25/8, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.
Ngày 27/8, bệnh nhân được thở máy qua khai khí quản, đến ngày 30/8, bệnh nhân hồi tỉnh và mở mắt tự nhiên. Từ ngày 9-26/9, bệnh nhân tỉnh táo hơn, đáp ứng với tiếng gọi và kích thích đau, có phản xạ ánh sáng. X-quang phổi cải thiện, bệnh nhân chỉ còn thở oxy qua T-Tube 6l/p.
Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 trong 5 lần từ 19/8 tới 26/9, đều có kết quả âm tính.
"Đây là trường hợp lội ngược dòng từ cửa tử trở về cửa sinh thành công. Nhiều bệnh nhân khác có các triệu chứng và diễn biến tương tự nhưng đều đã tử vong”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Chiều nay, bệnh nhân ra viện với kết quả X-quang phổi cải thiện, các xét nghiệm chức năng gan, thận, tim mạch tạm ổn. Bệnh nhân tỉnh, nhưng tiếp xúc chậm, cơ còn yếu, thở oxy qua T-Tube 2 l/p.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Nguyễn Hiền
Chiều 25/9, Đà Nẵng tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người nước ngoài đang làm việc, cư trú trên địa bàn.
" alt=""/>Từng bị tiên lượng tử vong, bệnh nhân CovidMột nguồn tin từ VTVcab cho hay, VTVcab đang thực hiện các thủ tục cần thiết để khởi kiện các trang web cố tình vi phạm bản quyền, không chấp hành pháp luật bản quyền của giải Champions League và Europa League tại Việt Nam (thường được gọi là Cúp C1).
Trước đó, trong hai ngày 1/3 và 9/3/2017, VTVcab đã có văn bản báo cáo Bộ TT&TT và Sở TT&TT Hà Nội về các trang báo điện tử và trang tin điện tử đã liên tục vi phạm bản quyền hai giải đấu bóng đá mà VTVcab sở hữu bản quyền. Trong hai văn bản này, VTVcab đã chỉ đích danh các trang báo và trang tin điện tử vi phạm, đồng thời đề nghị Bộ TT&TT và Sở TT&TT Hà Nội có biện pháp chấn chỉnh, nhắc nhở các đơn vị này ngừng hành vi vi phạm, cũng như có trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại cho VTVcab.
Cũng theo nguồn tin từ VTVcab, ngay sau khi được cấp trở lại quyền phát sóng hai giải đấu trong khuôn khổ Cúp C1 từ tháng 9/2016, để kịp thời ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra, VTVcab đã triển khai hàng loạt biện pháp kỹ thuật để bảo về nguồn tín hiệu của giải đấu phát sóng trên các kênh thể thao không bị rò rỉ ra ngoài. Đồng thời, thành lập một đội kiểm tra, rà soát việc tuân thủ bản quyền trong lúc diễn ra các trận đấu. Từ đó kịp thời phát hiện hành vi vi phạm để có biện pháp ngăn chặn, đồng thời cảnh báo cho các đơn vị vi phạm. Tuy nhiên có khá nhiều trang web cố tình phớt lờ cảnh báo của VTVcab và không chấp hành pháp luật bản quyền của giải Champions League và Europa League tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, VTVcab là đơn vị duy nhất sở hữu bản quyền phát sóng Champions League và Europa League sau khi mua bản quyền từ KJ Sports n Media (KJSM) đơn vị độc quyền và có toàn bộ bản quyền truyền thông của tất cả các trận đấu mùa giải 2016 - 2017 và 2017 - 2018 trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là hai giải đấu bóng đá lớn thu hút hàng triệu người hâm mộ Việt Nam theo dõi qua truyền hình. Chính vì thế, bản quyền hình ảnh các trận đấu, chương trình tổng hợp, các clip bàn thắng được Liên đoàn bóng đá Châu Âu (UEFA) và KJSM kiểm duyệt, giám sát chặt chẽ.
" alt=""/>VTVcab tính chuyện khởi kiện các trang báo điện tử vi phạm bản quyền Cúp C1Như vậy, việc một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ xác định người đó là chủ sở hữu đối với đất.
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, người đứng tên trên sổ đỏ được hưởng các quyền lợi sau:
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
![]() |
Nhờ người khác đứng tên trên sổ đỏ tức là trao toàn quyền đối với bất động sản cho người đó có thể phát sinh nhiều rủi ro (Ảnh minh hoạ) |
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
- Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
- Được chuyển đổi, mua bán, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…
Như vậy, trường hợp nhờ người khác đứng tên trên sổ tức là đang trao toàn quyền đối với bất động sản cho người đứng tên hộ, rất dễ mất trắng tài sản hoặc dẫn đến tranh chấp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhờ người khác đứng tên trên sổ đỏ là hành vi trái pháp luật. Về mặt pháp lý, người được nhờ đứng tên trên Giấy chứng nhận được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng/sở hữu đối với nhà, đất, trong khi thực tế họ không phải là chủ sở hữu thực sự của nhà đất.
Thực tế cuộc sống cho thấy, vì một số lý do, không ít người thay vì tự đứng tên sổ đỏ đã nhờ người khác đứng tên hộ. Vậy nếu đã nhờ người khác đứng tên sổ đỏ, khi muốn lấy lại mảnh đất đó phải làm thế nào?
Trước tiên, bạn cần tiến hành thỏa thuận với người được nhờ đứng tên hộ về việc chuyển quyền sử dụng đất (sang tên Gấy chứng nhận quyền sử dụng đất) từ người đó sang bạn. Nếu người đó đồng ý, hai bên có thể chuyển quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng tặng cho có công chứng, chứng thực và thực hiện sang tên tại Phòng tài nguyên môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Trong trường hợp bạn không thể thỏa thuận với người đó để chuyển quyền sử dụng đất, bạn có thể khởi kiện lên tòa án để được giải quyết.
Tòa án nhân dân nơi có đất sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết vụ việc. Khi đó, bạn cần phải chứng minh được mình là chủ sở hữu nhà đất thật sự. Bạn cần cung cấp các giấy tờ, giao dịch chứng minh về thỏa thuận nhờ người đứng tên sổ đỏ và phải có người làm chứng. Nếu hai bên không có thỏa thuận bằng văn bản thì phải có các chứng cứ khác để chứng minh.
Tòa sẽ căn cứ vào kết quả xác minh nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, chứng cứ, tài liệu các bên đưa ra để quyết định ai là chủ nhân thực sự của bất động sản.
Thông thường, việc khởi kiện đòi lại nhà đất nhờ người khác đứng tên hộ sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Không ít trường hợp người nhờ người khác đứng tên bị mất trắng tài sản của mình.
Do đó, để đảm bảo những quyền lợi được pháp luật bảo hộ, tốt nhất không nên nhờ người khác đứng tên sổ đỏ.
Đăng Duy (Tổng hợp)
Nhiều trường hợp bạn bè, người thân góp tiền mua chung đất đã không thể nhìn mặt nhau do phát sinh tranh chấp về việc khai thác hoặc định đoạt “số phận” mảnh đất đó.
" alt=""/>Cách lấy lại đất khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ