当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Heidenheim, 22h30 ngày 13/4: Không dễ cho chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Juventus vs Lecce, 1h45 ngày 13/4: Bừng tỉnh sau cơn mê
![]() |
Đao diễn Nguyễn Hữu Phần. Ảnh: Hà Nội Mới |
"Ngoại tình đang được dung túng"
- Ở cái tuổi gần đến ngưỡng "thất thập cổ lai hy" nhưng ông vẫn rất chịu khó cập nhật công nghệ: dùng e-mail để giải quyết công việc, lên mạng đều, sử dụng Facebook, Uber... Tại sao đạo diễn hiện đại thế lại chọn đề tài có phần trái ngược là nông thôn để gắn bó?
- Trước đây, tôi có chuyên đâu. Tôi từng làm điện ảnh thơ lắm, như Em còn nhớ hay em đã quên, Bản tình ca trong đêm... Và tôi nghĩ đó là hướng đi của mình. Nhưng làm việc thì cứ bị phân công. Phim đầu tiên phải làm là Đất và người (2002). Sau khi làm xong phim đó, thấy hiệu ứng xã hội lớn quá, nhiều người xem, nhiều người hỏi, nhiều người bàn đến, thế là tôi lại tiếp tục làm đề tài nông thôn và thấy đó là lĩnh vực rất thú vị.
- Nông thôn từng là yếu tố thu hút khán giả truyền hình với những bộ phim như "Đất và người", "Ma làng", "Gió làng Kình", "Bão qua làng"... nhưng đang dần thất thế. Theo đạo diễn, tại sao đề tài này không còn hấp dẫn như xưa?
- Nguyên nhân đầu tiên là do lớp đạo diễn bây giờ khá trẻ. Họ không có nhiều vốn sống về vấn đề nông thôn nên ngại làm. Thường tôi làm phim cũng phải tra Google, ra hiện trường tìm hiểu. Mọi việc đều phải tra. Với người trẻ, có những cái họ tra nhưng cũng không hiểu được.
Thứ hai, nhà đầu tư lo ngại phim về nông dân không thu được quảng cáo. Bây giờ, đó là yếu tố quyết định với truyền hình. Ví dụ, một bộ phim làm mất 200 triệu đồng/tập, nếu có doanh thu dưới 600 triệu đồng thì đài truyền hình thu tất, trên 600 triệu đồng thì nhà đầu tư mới được chia phần trăm.
Những đề tài về thanh niên, thành phố dễ thu quảng cáo hơn và các thương hiệu cũng dễ PR hơn vì phần lớn sản phẩm của họ là dành cho giới trẻ thành phố.
Tuy nhiên, đó là cách nghĩ sai. Dẫn chứng là với tôi, 2 phim Đất và người, Ma làng (2007) có doanh thu quảng cáo rất cao. Đó là phim nhà nước bỏ tiền, mất khoảng 170 triệu đồng/tập, nhưng mỗi tối chiếu thu được hơn 1 tỷ đồng. Phim nông dân vẫn thu được tiền và rất đông người xem.
Nông thôn là một đề tài lớn và quan trọng. Chúng ta vẫn có 70% là nông dân, vấn đề nông thôn vẫn rất nhức nhối. Hầu như mọi chuyện phát triển kinh tế của đất nước này đều là vấn đề nông thôn chứ không phải vấn đề thành phố. Nếu phản ánh đúng thì người xem đông vô cùng vì nó đụng đến mọi tầng lớp, kể cả người ở thành phố, vì không ít trong số họ là những người xuất thân từ nông thôn.
Tuy nhiên, nông thôn ngày nay chuyển biến rất nhanh nên việc chọn đề tài gì ở nông thôn để phản ánh cũng rất khó.
- 2015 đề tài ngoại tình chiếm sóng phim truyền hình Việt. Theo đạo diễn, tại sao lại có hiện tượng này?
- Hôn nhân gia đình là một đề tài ăn khách. Phim đầu tiên về đề tài này tạo được hiệu ứng là Bánh đúc có xương (2014). Phim đụng vào vấn đề ai cũng quan tâm là mối quan hệ con dâu - mẹ chồng. Cũng từ đó người ta bắt đầu lao vào đề tài ngoại tình như Mưa bóng mây, Hôn nhân trong ngõ hẹp... làm nó trở thành trào lưu, bị làm quá nhiều vì thấy dễ khai thác và ai cũng có vốn sống. Những anh đạo diễn 40 tuổi hay thấp hơn cũng có vốn sống.
Khai thác một hiện tượng xã hội là tốt. Tuy nhiên, thái độ của ta trong chuyện đó như thế nào mới là quan trọng. Nếu theo quan niệm cũ, phê phán kịch liệt thì chúng ta có thể bị gán là người cực đoan, không cởi mở. Vì thế, chúng ta lại phê phán ngoại tình một cách nhẹ nhàng, như một cơn mưa bóng mây thoáng qua, rồi gia đình vẫn được tồn tại. Thái độ đó lại làm cho chúng ta có suy nghĩ là hình như các nhà làm phim đang dung túng, bênh vực, khuyến khích ngoại tình. Điều này làm nội dung bị phản nghịch, gây khó chịu.
Gia đình là đề tài khó giải quyết và họ đang làm một cách dễ dãi. Nếu xu hướng này còn tiếp tục thì sẽ gây tác động xấu. Đó chính là việc chúng ta phải cân nhắc.
"Tại sao phải mắng diễn viên?"
- Nếu làm phim vào thời điểm này, đạo diễn sẽ chọn chủ đề nào?
- Với tôi, một là nông thôn, hai là xã hội - hình sự. Phim hình sự không phải đuổi bắt, đánh võ mà là về tâm lý, khủng hoảng của con người. Trong tương lai, tôi sẽ tìm kiếm những kịch bản như thế, chẳng hạn về chia gia tài con cái, thù hận xưa cũ, con hoang... những thứ là vấn đề lớn ở thời đại bây giờ và rút ra được nhiều bài học cho gia đình xã hội.
- Theo đạo diễn, hạn chế của phim truyền hình Việt hiện nay nằm ở đâu?
- Vừa rồi, tại Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 35 (tổ chức tại Quảng Bình, tối 19/12/2015), phim Khi đàn chim trở về đạt giải Vàng. Đó là phim về đề tài buôn lậu gỗ, bảo vệ rừng, to tát và chính thống. Nhưng về mặt nghề thì đó không phải là phim hay. Phim quy định nhân vật nào xấu cứ xấu, nhân vật nào tốt là cứ tốt, từ đầu đến cuối. Tôi thích nhân vật là phải chuyển biến.
Tôi cho rằng, lý do khiến tôi thành công được là vì trong phim của tôi, nhân vật đều có tính cách. Đấy là cái rất quan trọng.
Văn học có Chí Phèo - Thị Nở. Còn phim của tôi có Chu Văn Quềnh. Đó là một nhân vật thành công, đến mức người ta bảo đi xem Chu Văn Quềnh chứ không phải đi xem Đất và người.
Nhân vật có tính cách làm người ta chú ý và ta nói được mọi điều qua nhân vật đó. Phim truyền hình của chúng ta đang thiếu những nhân vật có tính cách.
- Gần đây, đạo diễn ấn tượng với phim truyền hình nào nhất?
- Trên TV vừa rồi có phim Đối thủ kỳ phùng. Đó là một phim có kịch bản, kết cấu tốt nên tạo được sự hấp dẫn cho người xem. Tuy nhiên, cái khó chịu nhất của phim đó là cách xưng hô không đúng với đời thực.
Ngoài ra, cách xây dựng nhân vật Lê Định Sơn không thuyết phục được tôi. Đó là một nhân vật xấu nhưng lại có một mối tình rất đẹp. Nên thành ra một đằng anh ta chà đạp phụ nữ, một đằng anh ta tôn thờ một người phụ nữ. Đó là chuyện bịa, không thật. Nhân vật như thế không có được những phẩm chất kia. Người xấu không thơ được như thế, nếu có cũng không phải như vậy.
- Thế còn diễn viên, đạo diễn có yêu thích một diễn viên đặc biệt nào không?
- Lâu rồi tôi không làm phim nhưng ấn tượng với Phương Oanh của Đối thủ kỳ phùng. Đó là một người diễn hay.
Còn phần lớn những diễn viên trẻ hiện nay bị trẻ con quá. Tôi đi làm như là làm việc với những đứa cháu. Chúng ngây ngô quá, tôi không thích. Tôi thích những người hiểu biết một chút.
- Nguyên tắc của đạo diễn khi làm phim là gì?
- Đầu tiên, với tôi, khâu chuẩn bị là quan trọng nhất. Hiện nay, khâu này của các nhà làm phim hơi ẩu. Người ta cứ mang nguyên kịch bản văn học ra hiện trường. Tôi thì làm phim theo kiểu cổ, phân cảnh, cảnh này toàn, cảnh kia trung... một cách cụ thể. Khi ra hiện trường cố gắng thực hiện điều mình nghĩ.
Thông thường, khá lắm thì làm được 80% những gì mình nghĩ. Không bao giờ thực hiện được hết vì có nhiều khó khăn lắm. Nhưng nếu như không chuẩn bị, ra hiện trường nó lộn xộn, kết quả là làm ra những tác phẩm thiếu cẩn thận, thiếu hợp lý.
Thứ hai, mọi người thường hình dung trên phim trường, ông đạo diễn là người lắm mồm, quát tháo... Tôi thì làm phim êm dịu hơn, ít khi to tiếng. Khi muốn nói gì, tôi kéo người đó ra một chỗ nói nhỏ vài câu nên không khí đoàn làm phim luôn vui vẻ.
Vui vẻ rất quan trọng vì làm phim không phải dựa vào một người mà rất nhiều người. Một cô diễn viên mà bị mắng đến mức bực tức thì không thể diễn hay được. Vậy thì tại sao phải mắng?
![]() |
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần trên trường quay. Ảnh: Lao Động |
- Có thể nói Nguyễn Ngọc Tư là "nhà văn của nông dân". Có bao giờ đạo diễn có ý định chuyển thể phim của chị?
- Tôi có chứ. Anh Nguyễn Phan Quang Bình từng làm phim điện ảnh Cánh đồng bất tận. Đó là một phim thành công về mặt nghệ thuật, một phim đẹp, sâu sắc nhưng không thành công về mặt thị trường.
Trong phim truyền hình tôi cũng rất thích truyện của chị. Như Cải ơi từng được làm phim truyền hình 2 tập, đề tài rất hay. Phim về một người đàn ông lạc con, bỏ đi theo gánh hát, mỗi lần trước khi diễn, ông đều cầm mic gọi "Cải ơi, tía đây". Phim rất miền tây và rất hay.
Nguyễn Ngọc Tư có nhiều truyện chỉ tả cảnh sinh hoạt, phải gom nhiều truyện vào nhau mới tạo ra được kịch bản phim.
Phim truyền hình thì tôi thích làm phim ngắn tập hơn là dài tập. Vì bây giờ người ta không có nhiều thời gian để xem phim. Hơn nữa, phim ngắn tập thường cô đọng, xúc tích hơn.
- Con trai đạo diễn theo nghiệp cha và cũng khá thành công (đạo diễn trẻ Nguyễn Hữu Trọng của series phim "5s online"). Hai cha con đạo diễn có ấp ủ một dự án chung trong tương lai?
- Không, không bao giờ tôi làm với con. Hiện tại, tôi cũng không giúp gì được cho Trọng cả. Vì nó là teen, khác lắm. Suy nghĩ, cách làm việc khác nhau... Làm với nhau thì cãi nhau mất!
Chẳng hạn, những khi anh về khuya, con bé luôn gọi điện, giục bố nhanh về nhà. Tuy nhiên, sau khi anh lờ tịt, không nghe điện thoại thì nó không gọi nữa mà sẽ thức để chờ.
Nó chờ anh bất kể đêm khuya hay là gần sáng, bất kể ngày mai được nghỉ hay thi học kỳ. Nó chờ đợi nhưng không bao giờ trách móc, khuôn mặt luôn lộ rõ nỗi vui mừng khi đèn ô tô của bố quét vào ô cửa sổ căn phòng nó ngủ.
Anh nhiều lần kể với tôi, rằng Nhím luôn là đứa chạy ra mở cửa cho anh vào nhà nên anh gần như sợ đôi mắt của cô con gái nhỏ. Khi mẹ nó giận, bà ngoại nó bĩu môi và hai đứa trẻ kia ngủ tít, chỉ có Nhím là đứa lặng lẽ pha cho anh cốc nước, lấy cho anh cái khăn.
Có khi anh say quá, hình như còn bị cảm, anh vừa nóng vừa lạnh, vừa vã mồ hôi vừa gai hết sống lưng, vẫn thấy tấm lưng bé nhỏ của con gái đang áp sát vào lưng bố như muốn truyền hơi ấm. Con bé 7 tuổi trong cái váy ngủ rộng lùng thùng, với đôi mắt sáng trong veo và mái tóc rối bời đêm khuya trông đã đảm đang như một bà mẹ vậy!
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngày anh và chị ly dị, chỉ có Nhím là đứa duy nhất trong ba đứa con của anh không khóc. Anh hỏi nó, có muốn đi với bố không thì con bé lắc đầu. Nó ở lại cùng chị Tôm và em Tép của nó, trong ngôi nhà bố để lại cho mẹ và bà ngoại.
Tiền nuôi ba đứa con, anh chu cấp hoàn toàn, cam kết thanh toán không thiếu bất kỳ một tờ hoá đơn nào từ trường học và trung tâm ôn luyện. Ngay cả hỗ trợ cuộc sống của chị trong một năm đầu đi tìm lại việc làm anh cũng cam kết nhiều hơn cả mức chị yêu cầu. Anh đàng hoàng, đĩnh đạc và hào phóng. Anh chỉ cần ra đi.
Mẹ Nhím bắt đầu lại công việc của mình. Chị lục lại ngăn tủ cũ, mang ra tấm bằng đại học đã cất đi hơn chục năm nay rồi, mới tinh, vẫn thơm nguyên mùi nhựa của cái túi cài nút hột.
Chị lạc hậu hơn hẳn, từ bộ quần áo đến hiểu biết về xã hội. Đến đâu xin việc người ta cũng bảo, chị chỉ có kiến thức thôi chứ mọi kỹ năng đều thiếu. Số tiền anh hỗ trợ cuộc sống trong một năm đầu xin việc, chị định bụng để dành nhưng rồi cũng quyết định rút ra, mua những bộ quần áo mới cho mình.
Cô bán hàng ngạc nhiên, chị là bà mẹ ba con thật sao? Cơ thể chị vẫn còn đẹp quá! Bộ nào cũng như người ta thiết kế cho chị vậy. Đây, chị mua đi, em hứa sẽ tặng thêm đôi tất, chị cho em xin kiểu ảnh để đăng lên fanpage cửa hàng. Quần áo đẹp thì cần thêm tóc đẹp, túi và giày cũng vậy... Chị biết người bán hàng không nói dối, vì chị còn đang ngỡ ngàng về vẻ đẹp của mình.
Nhím chụp ảnh mẹ bằng điện thoại, gửi cho bố ngắm. Anh thường ít khi bận tâm đến chị, vì mọi nghĩa vụ về tiền, anh chuyển khoản xong rồi. Vậy mà tấm hình mẹ Nhím trong bộ trang phục mới, tôi thấy anh lưu vào điện thoại của mình. Có một cái gì đó vô hình nhưng vẫn còn chặt chẽ, giữa người đàn ông tôi yêu, với gia đình cũ của anh. Tôi nghĩ đến lại thấy mình nghèn nghẹn nhưng không thể nào diễn tả bằng lời.
Sinh nhật Nhím, con bé bảo mẹ sẽ tổ chức ở nhà, con bé mời bố và tôi đến dự. Tôi hỏi, có nên không, anh ấy bối rối, rồi nhanh chóng gật đầu. Đúng thôi, tôi phải đến cùng anh chứ, không nên để anh một mình trong những tình huống ấy. Dù gì chúng tôi cũng sẽ trở thành vợ chồng mới của nhau. Nhím thấy bố và tôi đến thì tỏ rõ vui mừng. Tôi không rõ con bé vui vì bố hay vì tôi nữa.
Đến khi cắt bánh, con bé nhất định đòi được cắt một mình. Con dao sắc lẻm gọn gàng trong bàn tay của nó. Từng góc bánh được cắt ra gọn ghẽ. Nhím nhờ Tôm và Tép tắt điện đi, nhà thắp lên toàn nến, rồi con bé đưa cho tôi miếng bánh.
Tôi nhận rồi, Nhím ngẩng mặt lên nhìn tôi bằng cái nhìn da diết khôn cùng, ánh mắt nó long lanh vì nước mắt: “Bánh cắt ra rồi, như gia đình con không thể nào liền lại với nhau, con chúc bố và cô không bao giờ bị cắt ra thế này!”.
Anh nói với tôi rằng muốn suy nghĩ lại về mối quan hệ này, bởi anh vẫn nghĩ quá nhiều về vợ con mình. Tôi lặng lẽ gật đầu. Anh nói đúng...
(Theo Dân trí)
" alt="Vì sao đàn ông ngoại tình nhưng khó bỏ vợ con?"/>Nguồn gốc của câu nói “happy wife, happy life” chưa được xác định, nhưng được dự đoán xuất hiện ở đầu thế kỷ 20. Lần đầu tiên là trong bài thơ đăng trên tờ báo in của Anh năm 1903 nói về tiền lương lao động và xung đột thời đó. Một quảng cáo bất động sản ở bang Texas (Mỹ) năm 1958 cũng sử dụng ngạn ngữ này.
Năm 2014, Đại học Rutgers ở New Jersey (Mỹ) nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của đàn ông và phụ nữ trong các cuộc hôn nhân kéo dài nhiều năm. Tổng cộng 394 cặp vợ chồng kết hôn trung bình 39 năm và có ít nhất một người từ 60 tuổi trở lên tham gia.
TS Deborah Carr, trưởng nhóm nghiên cứu, cùng đồng sự phân tích dữ liệu mà các đối tượng khảo sát đánh giá về cuộc sống cá nhân và hạnh phúc trong hôn nhân của họ trên thang điểm 1-4.
Kết quả cho thấy một người đàn ông có thể không hạnh phúc trong hôn nhân nhưng vẫn hài lòng với cuộc sống của mình nếu vợ anh ta thấy vui vẻ. Ví dụ, nếu đánh giá hôn nhân của mình ở mức 1, người chồng vẫn có thể chấm điểm cuộc sống cá nhân cao hơn nếu bạn đời hạnh phúc.
Về cơ bản, nếu vợ thấy hài lòng, chồng cũng sẽ hạnh phúc.
![]() |
Người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc gia đình. Ảnh:IFS. |
Năm 2019, Harry Benson, Giám đốc của tổ chức nghiên cứu về hôn nhân Marriage Foundation có trụ sở tại Vương quốc Anh, cùng với GS Steve McKay từ Đại học Lincoln (Mỹ) tiến hành nghiên cứu về hạnh phúc gia đình.
Họ sử dụng dữ liệu từ Millennium Cohort Study để khảo sát 13.000 gia đình có con trong những năm 2000-2001.
Theo đó, các ông bố và bà mẹ đều được hỏi “Anh/chị có hạnh phúc trong mối quan hệ của mình?” khi con họ 9 tháng tuổi. Kể từ đó, các gia đình được khảo sát thêm 5 lần.
Nhóm nghiên cứu xem xét sự thay đổi của những gia đình này khi con họ 14 tuổi.
Kết quả cho thấy cả bố và mẹ đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình. Tuy nhiên, hạnh phúc của mẹ chắc chắn là yếu tố quan trọng hơn.
Cụ thể, khi mới sinh con, nếu người mẹ hài lòng với hôn nhân, nhiều khả năng cô vẫn sẽ ở bên chồng sau 14 năm. Những bà mẹ không hạnh phúc có nhiều khả năng chia tay hơn là các ông bố không hạnh phúc.
Người mẹ hạnh phúc cũng có nhiều khả năng sinh con cái ít gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần ở tuổi vị thành niên hơn. Điều này đúng cho cả bé trai và gái.
![]() |
Một người vợ vui vẻ có nghĩa là cuộc sống gia đình hạnh phúc. Ảnh:Love Learnings. |
Các ông bố hạnh phúc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con cái, nhưng chỉ tác động tới bé trai.
Những phát hiện này đúng với mọi sắc tộc, độ tuổi khi sinh con, tình trạng kết hôn và có bằng đại học hay không của đối tượng khảo sát. Nó cũng không liên quan tới việc nam hay nữ đóng vai trò nào trong gia đình như kiếm tiền, chăm con, quán xuyến việc nhà.
IF Studies khẳng định sự hài lòng của người mẹ có tác động đặc biệt lớn đến cuộc sống gia đình sau này. Do đó, một người vợ vui vẻ quả thực có nghĩa là cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Paul Coleridge, chủ tịch của Marriage Foundation, nói thêm: “Trong tất cả cuộc thảo luận đương thời về vai trò thích hợp của bố và mẹ trong gia đình ngày nay, điều cốt yếu vẫn là vai trò quan trọng của người vợ/người mẹ như là kim chỉ nam. Các ông bố sẽ giúp ích cho bản thân và con cái nếu khắc cốt ghi tâm rằng việc chung tay, tử tế, yêu thương bạn đời không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là sức mạnh, sự tự tin”.
Theo Zing
" alt="Vợ vui vẻ, gia đình sẽ hạnh phúc"/>Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Al Muharraq, 23h00 ngày 14/4: Kết quả dễ đoán
![]() Khoảnh khắc đầu tiên và cuối cùng khi nữ công an gặp con Lần đầu tiên cũng chính là lần duy nhất người mẹ ấy được nhìn thấy con. Sau đó không lâu chị trút hơi thở cuối cùng khi đã dành hết sự sống cho giọt máu của mình... " alt="Con trai 'nữ công an từ chối trị ung thư' giờ ra sao?"/>Con trai 'nữ công an từ chối trị ung thư' giờ ra sao?
P.V " alt="Trịnh Kim Chi cùng con gái lễ chùa đầu năm"/>国际新闻
全网热点 |