Năm 2016, Ari Nagel đã gây xôn xao báo giới với câu chuyện làm bố của 22 đứa trẻ nhờ hiến tặng tinh trùng. 3 năm sau, số con của anh đã lên tới 49 đứa cộng với 3 đứa với người vợ đã không sống cùng nhau.
Đứa con lớn nhất của anh đã 16 tuổi, đứa nhỏ nhất 3 tháng. 15 đứa nhỏ khác đang sống ở khắp nơi từ Great Neck, New York tới Ghana, Tây Phi.
‘Chuyện bắt đầu từ đứa đầu tiên. Tới giờ, tôi không giỏi nói ‘không’ nữa’ – Nagel nói.
Anh hiện là giáo sư Toán học của đại học City University of New York nhưng cũng nổi tiếng khắp nơi là người mang lại những đứa con cho phụ nữ độc thân và các cặp đồng tính nữ.
‘Có một phụ nữ từ Fiji đã liên hệ với tôi. Cô ấy muốn tôi bay tới đó’ – Nagel nói.
Vị giáo sư Toán học tự tin khẳng định anh có ‘siêu tinh trùng’ – với 85 triệu tinh trùng/ milliliter (mật độ tinh trùng trung bình là từ 15 triệu tới hơn 200 triệu tinh trùng/ milliliter). Nhưng điều hấp dẫn nhất ở Nagel là anh chưa bao giờ tính phí cho bất cứ ai mặc dù đã giúp được họ việc lớn trong đời. Ngược lại, anh còn giúp những người phụ nữ này tiết kiệm được chi phí so với việc phải ra ngân hàng tinh trùng.
Năm 2016, anh cho biết khoảng một nửa số lần ‘cho’ tinh trùng, anh dùng phương pháp truyền thống – tức là quan hệ trực tiếp với người nhận. Đôi khi, với trường hợp đồng tính nữ, khi Nagel làm việc đó sẽ có mặt cả bạn tình của người kia.
Nhưng đó là chuyện trước đây, bây giờ hiếm khi anh chọn cách quan hệ trực tiếp.
Thay vào đó, anh sẽ gặp họ ở nơi công cộng, rồi tự lấy tinh trùng trong phòng tắm, thậm chí là ở phòng vệ sinh cửa hàng Starbucks, rồi đưa trực tiếp cho người nhận trong một chiếc cốc nguyệt san của phụ nữ. Sau đó, người phụ nữ sẽ đưa số tinh trùng này vào âm hộ của mình ngay tại nhà vệ sinh đó.
Nếu như một số người cảm thấy cách thức này thật kỳ lạ thì các bà mẹ lại nói rằng họ không quan tâm. ‘Tôi tin rằng không ai trong chúng ta có quyền phán xét nơi người khác thụ thai. Điều đó không quan trọng với tôi’.
![]() |
Nagel và những người phụ nữ anh đã giúp đỡ thụ thai |
Người phụ nữ nói rằng chị và người tình đã tới ngân hàng tinh trùng và tốn tới 25.000 USD nhưng không thành công. Đến khi gặp Nagel, ước mơ có con của họ đã thành sự thật.
Nagel cho biết, anh đã gặp gần như tất cả số con của mình, trừ 7 đứa. Với một số đứa, anh còn có quan hệ thân thiết với gia đình, tới dự sinh nhật của chúng và tham gia các hoạt động ở trường học. Có đứa, anh còn có mặt lúc mẹ chúng sinh nở.
Những phụ nữ có con nhờ Nagel thậm chí còn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Thế nhưng, lòng tốt của anh cũng mang lại một số rắc rối. Có 5 phụ nữ đã kiện anh thành công để đòi tiền hỗ trợ nuôi con, ngay cả khi anh đã nói rõ rằng anh chỉ là người hiến tặng tinh trùng.
‘Các luật sư nói với tôi hãy dừng lại, rằng tôi đang khiến mình gặp nhiều rủi ro. Hiện tôi đang hỗ trợ nuôi 9 đứa con, nó tiêu tốn khoảng một nửa số lương của tôi’.
Và gia đình gốc Do Thái của anh cũng đã có một thời gian khó khăn để hiểu được lý do tại sao anh làm việc này. ‘Tôi khiến họ xấu hổ’ – anh chia sẻ.
Tuy vậy, cho tới bây giờ, anh vẫn không thể từ chối những phụ nữ khao khát có một đứa con. Anh nhận được lời đề nghị giúp đỡ từ khắp nơi trên thế giới: Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Nam Phi, Thái Lan, Israel, Trung Quốc và cả Việt Nam.
Câu chuyện của người phụ nữ ở Việt Nam thực sự khiến anh xúc động. Đó là một cô gái khoảng 30 tuổi ngồi xe lăn sau một tai nạn xe máy. ‘Cô ấy nói rằng đứa con là tất cả những gì cô ấy muốn’. Và ngay lập tức, anh cảm nhận được cô sẽ là một người mẹ tuyệt vời. Hiện tại, cô đã có một cặp sinh đôi 2 tuổi và muốn Nagel là cha đỡ đầu của bọn trẻ.
‘Tạo ra một sinh linh và cứu rỗi một cuộc đời là những thời khắc đáng tự hào nhất của tôi’ – anh nói.
Ngân hàng tinh trùng thiên tài được kỳ vọng sẽ chỉ nhận tinh trùng của những nhà khoa học từng đạt giải Nobel.
" alt=""/>Giáo sư Toán học có 52 đứa con khắp thế giới nhờ hiến tặng tinh trùngGia đình có 185 người sống hòa thuận bên nhau (Ảnh: NDTV).
Vì gia đình đông người nên khu bếp của họ như hội trường lớn. Bên ngoài nhà luôn có 80 chiếc xe đạp để làm phương tiện đi lại.
Chia sẻ với tờ NDTV, bà Ladi Devi - con dâu của chủ nhà - cho hay mỗi buổi sáng và tối, 13 bếp lò trong nhà phải hoạt động hết công suất để nấu đồ ăn cho 185 người. Những người phụ trách việc nấu ăn phải dùng 15kg rau và hơn 50kg bột mì để làm chapati - loại bánh mỏng giúp cung cấp tinh bột trong bữa ăn hằng ngày.
Để các thành viên có thể kịp giờ ăn sáng, những người phụ nữ trong nhà cùng thức dậy và nấu từ 5h sáng. Mỗi tháng, gia đình phải chi tiêu 1,2 triệu Rupee (365 triệu đồng) để mua thực phẩm.
Hiện, gia đình này có nhiều thế hệ cùng chung sống với 65 đàn ông, 60 phụ nữ và 60 trẻ em. Trước đây, chủ gia đình là ông Sultan Mali đã qua đời.
Anh Birdichand - con trai của ông Sultan Mali - cho biết cha luôn dạy cả nhà phải sống đoàn kết, thương yêu nhau. Từ trước đến nay, các thành viên trong gia đình luôn sống theo lời dạy đó. Nếu có các tranh chấp xảy ra trong nhà, những người đàn ông lớn tuổi sẽ cùng nhau giải quyết ổn thỏa mọi việc.
Theo lời Birdichand, ngay cả lúc gia đình không có đồng nào trong túi, tất cả mọi người đều ngồi lại trao đổi để giải quyết. Trước đây, gia đình chỉ có 0,64ha đất, nay đã có 96ha nhờ sự chăm chỉ làm ăn.
Những người phụ nữ phải dậy sớm từ 5h sáng để nấu đồ ăn cho cả nhà (Ảnh: amarujal).
Một số thành viên trong gia đình này làm việc cho cơ quan của chính phủ và công ty tư nhân. Trong khi đó, nhiều người khác trồng trọt, chăn nuôi hoặc kinh doanh vật liệu xây dựng, lái máy kéo để kiếm tiền. Những người làm nông nghiệp tự phân chia công việc mỗi ngày, cùng canh tác và thu hoạch mùa màng.
Gia đình kiếm thêm thu nhập bằng cách nuôi 100 con bò để lấy sữa và nuôi gia cầm. Hằng ngày, các thành viên trong nhà từ người già đến trẻ con đều quây quần ăn uống, cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.
" alt=""/>Gia đình có 185 người, mỗi tháng chi 365 triệu đồng mua đồ ăn