![]() |
Hình ảnh sau khi đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của nhiều người cùng với sự phẫn nộ.
Thông tin về sự việc, ông Nguyễn Thế Lâm, Trưởng phòng GD-ĐT TP Nam Định (tỉnh Nam Định) xác nhận sự việc cô giáo Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu đánh học sinh lớp 4 vì viết bài chậm khiến em này bị bầm tím một bên tay.
Ông Lâm cho biết, theo báo cáo nhanh của Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu, sau khi nắm được thông tin, nhà trường đã xuống gia đình học sinh để xác minh sự việc.
Theo ông Lâm, cô giáo này đã dùng thước nhựa của học sinh đánh vào bả vai của cháu.
“Khi về nhà, mẹ cháu thay quần áo mới thấy có vết bầm nên đã chia sẻ với một người dì ở bên Nhật và người dì này đã chia sẻ thông tin lên mạng xã hội chứ gia đình chưa phản ánh với nhà trường”, ông Lâm thông tin.
Theo ông Lâm, hiện, nhà trường đã tạm đình chỉ công tác đối với cô giáo và yêu cầu kiểm điểm, làm tường trình về sự việc.
Còn về phía gia đình học sinh không có ý kiến gì và cũng đã gỡ bài đăng tải trên mạng xã hội.
Trao đổi với VietNamNet tối ngày 30/5, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định cho biết, do sự việc được phản ánh vào ngày nghỉ nên Sở mới nhận được báo cáo nhanh từ phòng GD-ĐT.
Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được thông tin, Sở đã chỉ đạo phòng GD-ĐT TP Nam Định kiểm tra thông tin và báo cáo với lãnh đạo Sở. Quan điểm của Sở GD-ĐT là xử lý nghiêm nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
"Sở GD-ĐT Nam Định đã yêu cầu nhà trường gặp gia đình học sinh xác minh ngay thông tin sự việc; có phương án đưa học sinh đi kiểm tra, làm công tác tư tưởng cho em. Đông thời yêu cầu giáo viên tường trình, kiểm điểm. Tùy vào mức độ, nhà trường và phòng GD-ĐT xem xét, đề nghị UBND TP xử lý theo quy định", đại diện Sở GD-ĐT Nam Định cho hay.
Hải Nguyên
Cô giáo chủ nhiệm lớp có học sinh đứng ngoài cổng trường giữa buổi trưa nắng đã nhận lỗi và phân trần lý do xảy ra sự việc.
" alt=""/>Cô giáo đánh học sinh bầm tím tay vì viết bài chậmNăm nay, có 1.894 tác phẩm gửi về dự Giải, trong đó, có 1.774 tác phẩm đủ điều kiện dự vòng Sơ khảo. Quá trình chấm Sơ khảo được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. 157 tác phẩm vào Chung khảo, được Hội đồng thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn 9 giải A, 24 giải B, 46 giải C, 45 giải khuyến khích.
Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, tác phẩm dự giải đã bám sát chủ đề lớn từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và mặt khác của đời sống đất nước, phản ánh đậm nét sự kiện quan trọng của đất nước.
Nhìn chung tác phẩm tham dự có chất lượng tốt, khá đồng đều, khoảng cách giữa báo chí Trung ương và báo chí địa phương được thu hẹp ở nhiều nhóm thể loại. Hầu hết tác phẩm bám sát thực tiễn, có tính thời sự cao, đi vào điểm nóng trong năm 2022.
Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, nội dung có tính phát hiện vấn đề mới, phản biện chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; đề xuất nhiều giải pháp kiến tạo, cách làm hay có sức lan tỏa.
Các Liên chi hội, các cấp Hội lớn vẫn duy trì được chất lượng tác phẩm dự giải tốt như: Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, TTXVN, Bộ Công an, Bộ TT&TT, Báo QĐND, Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội, Hội Nhà báo TP.HCM...
Năm nay, ảnh báo chí có nhiều tác phẩm tốt hơn năm trước, đặc biệt ở một số đơn vị địa phương đã có sự đầu tư tốt cho tác phẩm, gửi bài dự thi nhiều hơn, có những bộ ảnh thể hiện tính phát hiện đề tài, cách thể hiện chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, bà Đỗ Thị Thu Hằng cũng nêu thực tế, vẫn còn tình trạng một số đơn vị gửi tác phẩm chưa đúng hướng dẫn, nhiều cấp Hội gửi tác phẩm rất muộn. Một số địa phương chưa dành thời gian nghiên cứu, lựa chọn những tác phẩm thật sự xuất sắc, nổi trội.
Về tác phẩm ảnh báo chí chưa đạt giải cao trong một số năm gần đây, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi chia sẻ, đây là thực tế của giải báo chí quốc gia và nhiều giải báo chí khác.
Hội đồng giải báo chí quốc gia đã nhiều lần đặt vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lợi cho biết, so với các thể loại khác, số lượng tác phẩm ảnh báo chí gửi đến dự giải rất ít. Chất lượng của tác phẩm ảnh cũng không cao như mong đợi.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam bày tỏ sự trăn trở "đây là thực trạng đáng buồn", bởi ảnh báo chí là thể loại quan trọng, khi 1 bức ảnh có giá trị thông tin gấp nhiều lần chữ viết.
Ông Nguyễn Đức Lợi đánh giá, trên báo in và báo điện tử nhiều tác phẩm ảnh rất tốt, thời sự, kỹ thuật, nội dung hay nhưng không gửi dự giải mặc dù Hội đồng giải đã cố gắng ưu tiên thể loại này cho gửi trực tiếp đến Hội đồng giải mà không cần qua cấp chi hội.
Những năm qua Hội Nhà báo đã tổ chức một số hội thảo về ảnh báo chí, nhưng theo ông Lợi, điều quan trọng nhất là cần sự quan tâm của các cơ quan báo chí và nhà báo đến thể loại này.
Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII - năm 2022 được tổ chức trọng thể vào tối thứ 4 ngày 21/6 tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.
Giải đáp mối băn khoăn của Hiệp hội Ngân hàng về việc các tổ chức tín dụng sẽ chỉ còn duy nhất một sự lựa chọn là áp dụng chữ ký số, Bộ TT&TT nêu rõ: Các tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn sử dụng các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử thể hiện sự chấp thuận để giao dịch theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
Với lĩnh vực ngân hàng, Bộ TT&TT cho hay: Pháp luật về ngân hàng đã quy định các biện pháp xác thực mà khách hàng là tổ chức, cá nhân cần thực hiện gồm OTP, SMS, thẻ ma trận OTP, dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học, chữ ký số… tương ứng với từng loại giao dịch. Quy định này phù hợp với pháp luật về dân sự, giao dịch điện tử hiện hành.
Cũng trong nội dung phúc đáp góp ý của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Bộ TT&TT đã phân tích rõ các lý do chính để cơ quan soạn thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy không thống nhất với đề xuất của Hiệp hội việc 'Tổ chức tạo lập chữ ký điện tử bảo đảm an toàn được cung cấp chữ ký điện tử cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng trong giao dịch với chính cơ quan, tổ chức đó’.
Cụ thể, theo Bộ TT&TT, việc cho phép cơ quan, tổ chức tạo lập cung cấp chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện giao dịch với chính tổ chức đó sẽ dẫn đến tình trạng: Mỗi ngành, lĩnh vực, tổ chức, cơ quan xây dựng hệ thống tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn riêng chỉ để phục vụ hoạt động giao dịch với chính cơ quan, tổ chức của mình; mỗi người dân sẽ có nhiều chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn để giao dịch trong từng ngành, từng lĩnh vực… trong khi chỉ với 1 chữ ký số công cộng là người dân đã có thể giao dịch trong tất cả các ngành, lĩnh vực.
“Việc đầu tư hệ thống, công nghệ phục vụ tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn với độ an toàn, bảo mật cao đòi hỏi chi phí lớn. Do đó, việc mở rộng về tổng thể sẽ gây lãng phí nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực, tài nguyên quốc gia”, đại diện Bộ TT&TT đánh giá.
CA công cộng đã cấp miễn phí hàng triệu chữ ký số cá nhân
Nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng chữ ký số để đảm bảo an toàn cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch trên không gian mạng, song ông Phùng Huy Tâm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam thuộc Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA, cũng cho rằng: Việc triển khai chữ ký số công cộng là người dùng dịch vụ ngân hàng, tài chính sẽ có thêm lựa chọn phương thức xác thực an toàn.
“Hơn thế, chỉ cần có 1 chữ ký số công cộng duy nhất, người dùng có thể dùng chung cho tất cả các ứng dụng trên môi trường mạng, từ xác thực đăng nhập đến xác thực giao dịch đảm bảo ràng buộc trách nhiệm pháp lý được kiểm chứng chống chối bỏ. Việc này giúp cho tất cả các bên cùng có lợi, tăng tính trải nghiệm và tuân thủ các quy định mới nhất của pháp luật về bảo vệ dữ liệu, giao dịch tài chính, ngân hàng và Luật Giao dịch điện tử 2023”, ông Phùng Huy Tâm chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên VietNamNetvề sự lo ngại của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam rằng, áp dụng chữ ký số công cộng sẽ làm tăng chi phí cho người dùng, ông Phùng Huy Tâm thông tin: Hiện tại, 100% tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động đều đã sử dụng ít nhất 1 chữ ký số công cộng đại diện cho đơn vị để thực hiện các giao dịch điện tử như kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, phát hành hóa đơn điện tử, ký kết hợp đồng điện tử, giao dịch ngân hàng… Thời gian qua, việc chỉ dùng 1 chữ ký số cho tất cả giao dịch điện tử đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian, nhân sự.
Với các cá nhân, theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, thời gian qua, các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA) công cộng đã cấp miễn phí hàng triệu chữ ký số cá nhân để người dân ký khi dùng dịch vụ công. Hiện tại, người dân có thể dễ dàng đăng ký và sở hữu 1 chữ ký số cá nhân mà hoàn toàn không mất chi phí đăng ký, duy trì hiệu lực của chữ ký số.
Chi phí sử dụng dịch vụ với người dùng cá nhân cũng đã được các CA công cộng đưa ra theo nhu cầu sử dụng đặc thù của mỗi đối tượng khách hàng với đa dạng các hình thức cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như, hình thức sử dụng thuê bao trọn gói không giới hạn lượt ký và ứng dụng ký có giá từ 5.000 đồng/tháng; hình thức tính phí theo lượt ký khi có phát sinh nhu cầu ký số với giá từ 1.000 đồng/lượt.
Tính đến tháng 7/2024, các CA công cộng đã cấp miễn phí hàng triệu chữ ký số cá nhân để người dân ký khi dùng dịch vụ công, và tiến tới bao phủ khoảng 50% dân số trưởng thành tại Việt Nam trong thời gian tới.
“Chúng tôi cho rằng việc sử dụng 1 chữ ký số cho mọi giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân là hoàn toàn phù hợp và tối ưu về chi phí, trải nghiệm khách hàng; không làm phát sinh thêm các chi phí không cần thiết khi phải sử dụng, quản lý thêm nhiều chữ ký số với các mục đích sử dụng khác nhau”, ông Phùng Huy Tâm khẳng định.