Chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 số hóa truyền hình
Ông Đoàn Quang Hoan,ẩnbịtriểnkhaigiaiđoạnsốhóatruyềnhìthủ tướng phạm minh chính Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho biết giai đoạn tắt sóng analog đầu tiên đã cơ bản thành công và đã đến lúc phải chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 của Đề án.
Báo cáo tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 7, 8 của Bộ TT&TT sáng 6/9, ông Hoan cho biết kể từ ngày 15/8 vừa qua, 4 thành phố lớn trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ đã chính thức tắt hoàn toàn các kênh truyền hình analog để chuyển sang phát sóng số. Cùng tắt sóng trong giai đoạn 1 này là một số địa bàn thuộc 19 tỉnh lân cận với bốn thành phố. Do khâu chuẩn bị tốt nên việc tắt sóng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, "gần như không có phàn nàn nào đáng kể, kể cả trên các diễn đàn lẫn truyền thông", ông Hoan nhấn mạnh.
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) tại Hội nghị giao ban QLNN. |
Trước đó, theo ghi nhận của VietNamNettại thời điểm các ngày 15 và 16/8, đánh giá tình hình từ Tổng đài Hỗ trợ Số hóa truyền hình 05111022 và các Sở TT&TT địa phương đều cho thấy người dân ủng hộ việc chuyển đổi từ analog sang số hóa khi số lượng kênh xem được nhiều hơn, phong phú hơn, chất lượng tín hiệu đẹp hơn. Khâu hỗ trợ đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo cũng được triển khai cơ bản đúng tiến độ nên không ảnh hưởng đến việc thu xem thông tin, giải trí của người dân. Đa số các cuộc gọi xin hỗ trợ đến Tổng đài chủ yếu để được tư vấn về chọn đầu thu, cách lắp đặt, thu phát chương trình...
Tuy vậy, ông Hoan cho rằng cần phải sớm triển khai tổng kết Giai đoạn 1 của Đề án trong thời gian tới để rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc triển khai các giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là khâu hỗ trợ đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo. Thực tế là việc hỗ trợ đầu thu trong giai đoạn 1 cũng đã phát sinh một số vấn đề như số hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới của Trung ương khiến cho việc bố trí kinh phí bổ sung từ Quỹ Viễn thông công ích gặp khó khăn, các địa phương còn lúng túng với việc hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của địa phương ra sao, một số nơi xã hội hóa khâu hỗ trợ đầu thu khi hợp tác cùng doanh nghiệp bên ngoài nhưng chậm thống nhất phương án triển khai song song với Quỹ Viễn thông công ích (là đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ đầu thu theo chuẩn Trung ương)...
Bên cạnh đó, ông Hoan cũng cho biết dự kiến vào cuối tháng 9, Ban chỉ đạo Đề án Số hóa truyền hình và Tổ giúp việc sẽ tổ chức các cuộc hội thảo để chuẩn bị triển khai Giai đoạn 2. Một lợi thế của giai đoạn này là 19 tỉnh bị ảnh hưởng đến việc thu xem truyền hình khi 4 Thành phố lớn tắt sóng analog ở giai đoạn 1 đều thuộc nhóm tắt sóng analog trong giai đoạn 2 hoặc 3 của Đề án, do đó khi chuyển đổi thì rất nhiều tỉnh, địa bàn đã chuyển đổi xong ngay từ thời điểm 15/8. Chia sẻ trong một sự kiện trước đây, ông Hoan từng hy vọng lộ trình số hóa sẽ kết thúc sớm 1-2 năm so với dự kiến nếu như việc tắt sóng giai đoạn 1 diễn ra thành công.
19 tỉnh chịu ảnh hưởng toàn địa bàn hoặc một phần địa bàn khi 4 Thành phố lớn tắt sóng đợt 15/8 gồm có: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Vĩnh Long, Hậu Giang Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Nai và Long An. |
T.C
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Getafe vs Barcelona, 03h00 ngày 19/1: Barca bật chế độ “hủy diệt”
- Xem phim “Sinh tử” tập 66 hôm nay ở đâu?
- Yên Bình: Chuyển đổi số thúc đẩy nền hành chính phục vụ
- Mỹ buộc tội 4 hacker quân đội Trung Quốc trong vụ tấn công Equifax năm 2017
- Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Hà Nội, 18h00 ngày 19/1: Khó nuốt trôi
- Dota 2: Tài năng trẻ 17 tuổi người Trung Quốc bỏ team giữa đêm khuya vì không chịu nổi áp lực
- Tin chuyển nhượng 19/8: Barcelona tậu mới, Man City hớn hở
- Nỗi khổ kích “lên” nhưng không chịu “xuống” khi dùng thuốc kích dục