Nhà phát triển LMHTRiot Games đã tung ra tiểu sử của vị tướng mới nhất,ịtướngmớinhấtNeekolàdânđồngtínhận định bóng đánhận định bóng đá、、
Nhà phát triển LMHTRiot Games đã tung ra tiểu sử của vị tướng mới nhất,ịtướngmớinhấtNeekolàdânđồngtínhnữnhận định bóng đáNeeko, vào đêm qua (19/11) theo giờ Việt Nam. Ngoài tiểu sử của Neeko, Riot còn giới thiệu về nơi ở hiện tại của cô nàng.
Và nếu bạn chưa có thời gian nghiền ngẫm tiểu sử của Neeko, chắc chắn sẽ bỏ sót một thông tin rất quan trọng: Cô nàng là vị tướng đồng tính thứ hai trong LMHT. Người chơi đã nhận ra rằng Neeko “dường như” giống tướng nữ nhiều hơn là nam trong những câu nói đặc trưng (quotes) in-game.
Matt Dunn, cây viết cao cấp của Riot, đã xác nhận Neeko thích phụ nữ bởi cô nàng là dân “một đồng tính nữ.”
Sau Varus, Neeko là vị tướng thứ hai trong lịch sử LMHTđược xác nhận mang giới tính khác với dáng vẻ bên ngoài. Trước đó, phần cốt truyện của Varus, sau khi được làm lại, đã được hé lộ trong video ca nhạc “Varus: As We Fall” được phát hành vào cuối năm ngoái.
Phía Riot nói rằng, sự đa dạng về giới tính là một “mục tiêu rõ ràng” trong quá trình phát triển LMHT. Trong cuộc phỏng vấn với Pixel, nhà sản xuất Tyler Eltringham đã nói thêm về việc bổ sung nhân vật đồng tính trong game.
“(Riot Games) không đến và nói chúng ta cần một vị tướng đồng tính”, trích lời Eltringham. “Trong một thế giới mà một con rồng vũ trụ ghé thăm hành tinh của bạn và một người nào đó ném con gấu bông rực lửa về phía bạn, hai người hôn nhau sẽ không khiến ai đó phải nhắm nghiền mắt lại đâu.”
Dĩ nhiên, giới tính thực sự của Neeko không ảnh hưởng tới cô trong LMHT. Nhưng khi Blizzard công khai Tracer là hero đầu tiên của Overwatch, Riot biết rằng fan đang rất quan tâm tới phần cốt truyện, tiểu sử của các vị tướng LMHT.
Đừng quên Neeko sẽ ra mắt ở bản cập nhật 8.24 - dự kiến sau đây khoảng hai tuần lễ.
Nhạc sĩ Trần Tiến bên góc quán cà phê trước khi vào buổi ghi hình
Chiến tranh không chỉ có tiếng súng mà có cả tiếng yêu có đúng vậy không thưa nhạc sĩ vì nghe nói ông suýt làm rể Lào vì "Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp"?
Đây là một bài hát tôi viết khi mới 19 tuổi, sau khi bài Thanh niên ra tiền tuyếncủa tôi được giải. Thấy tôi sáng tác được, hát cũng không đến nỗi nên nhạc sĩ Đỗ Nhuận đưa tôi sang Lào cùng đoàn. Sang Lào, chúng tôi ở chiến trường C ở chân núi Phu Then. Chúng tôi ở trong một cái hang, đi hát và biểu diễn khắp các chiến trường. Hồi đó, chúng tôi được xem là lính tình nguyện Lào.
Gia đình Hoàng thân Xu-pha-nu-vông cũng ở đó. Tôi cứ đi ra đi vào thì gặp công chúa Lào, cô ấy hình như hơn tôi 2, 3 tuổi gì đó nhưng rất đẹp. Tôi viết bài "Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp". Cô ấy thích rồi xin phép cha đặt tên cho tôi bằng tiếng Lào là Xổm Bun. Nghe thì nó ghê ghê nhưng khi được biết tiếng Lào có nghĩa là "Người được hạnh phúc vĩnh viễn" thì tôi thấy thích thú.
Tôi ở đó 5, 6 tháng, rồi tới ngày về thì nhạc sĩ Đỗ Nhuận mới nói cô gái con Hoàng thân muốn cưới tôi làm chồng, ý tôi thế nào. Vui thì vui rồi, nhưng lúc đó tôi còn ít tuổi, chưa biết yêu là gì, lại chưa được cầm tay cô ấy nên chưa có cảm xúc gì cả.
Và rồi, ông lại được nổi tiếng với bài "Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp" thủa ấy theo kiểu 'thị phi' ?
Ngày đó, ca sĩ đứng trên sân khấu chỉ đứng im và hát, tự nhiên 'lọc lòi' ra tôi vừa hát vừa nhún nhảy. Có người thích thú, ấn tượng cái đêm tôi hát mãi, cũng có người không thích. Nhưng giờ tôi nghe nói Tùng Dương hát lại bài này của tôi, tôi cũng ưng vì hình như Tùng Dương ngoài hát thì múa cũng rất dẻo.
Cho tới giờ, đã ở tuổi 70, ông nhìn nhận cuộc sống của ông qua ngần ấy năm, nó có được như cái têm Xổm Bun mà "Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp" đó tặng ông?
Không, tôi không được như thế, đấy chỉ là ước mơ thôi. Niềm hạnh phúc vĩnh viễn nó không có thật. Bạn thử lấy ví dụ cho tôi, bạn, hay bạn của bạn, người thân của bạn có cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu chưa? Tôi nghĩ, không có hạnh phúc nào mà lại không trải qua đau khổ, mà không có đau khổ nào vĩnh cửu thì làm gì có hạnh phúc nào vĩnh cửu, phải không bạn?
Vậy, chọn cách rời xa Thủ đô để đi về vùng biển vắng, là cách mà ông vẫn đang kiếm tìm một hạnh phúc cho riêng mình?
Không, tôi sinh ra cạnh dòng sông Hồng. Tôi biết sông nào rồi cũng sẽ chảy ra biển cả nên tôi chọn biển Vũng Tàu là chỗ ở tuổi già của mình.
70 tuổi, nhạc sĩ Trần Tiến vẫn giữ được chất giọng trầm ấm
Nhưng như ông nói, sông nào cũng chảy ra biển cả, sao ông không chọn thành phố biển khác gần Hà Nội thôi, để có nhiều dịp tề tựu với người thân họ hàng?
Bạn nói cũng đúng, nhiều biển để tôi chọn thật, nhưng sao tôi không chọn Quảng Ninh nhỉ, vì biển ở Quảng Ninh thì chỉ có mùa hè, còn mùa đông rét lắm không tắm được. Tôi không chọn Đà Nẵng hay Nha Trang bởi vì 2 nơi này dù không có mùa đông nhưng lại có gió Lào, nóng lắm. Tôi chọn Vũng Tàu vì nó không có gió Lào và mùa đông. Có vậy thôi mà.
Cuộc sống của một 'gã du ca' một thời, bây giờ lại chọn thành phố nhỏ bé để sống, nó có bị gò bó quá với ông không?
Đâu có, tôi vẫn du ca đó thôi, chỉ có điều không du ca với người mà du ca với cá, với tôm, với gió biển và những con sóng. Tôi chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, chứ đâu có phải là chuyển về đó là nằm yên đâu. Với lại Vũng Tàu, nó như một Hà Nội thu nhỏ, tôi ở đây vẫn cứ y như ở Thủ đô thôi.
Ông nói cũng có lý, vậy chọn nơi ở mới, sức khoẻ của ông có vẻ rất tốt, không giống như khi tôi gọi điện hẹn phỏng vấn ông lúc nào cũng kêu đang mệt...
Đâu có, tôi vẫn đang rất mệt, chẳng qua là trước mặt mọi người tôi cố tỏ vẻ cười nói, nhất là với phụ nữ, ai mà tỏ vẻ mệt mỏi ra cho được.
Tôi năm nay 70 tuổi, lại bỏ thuốc lá rồi, nên có vẻ mệt lắm.
Bỏ thuốc lá là người khoẻ ra và còn lên cân cơ mà, sao lại yếu được cơ chứ?
À, vì hút thuốc bao nhiêu năm, ngoài việc thuốc là làm hại phổi của tôi ra thì nó còn có trong máu của tôi. Như "bạn" tôi vậy. Giờ bỏ nó, máu cũng không còn tồn tại nó nữa, tôi thấy mệt, như mất đi một người bạn.
Đùa vậy thôi chứ cuộc sống của tôi giờ ổn. Giờ tôi chỉ quan tâm tới sức khoẻ của mình, làm sao cho chất lượng cuộc sống tốt, không đau ốm nhiều, làm sao để cúi xuống buộc cái dây giày không bị đau xương cốt... Tuổi già thế là vui rồi.
Cảm ơn ông về những chia sẻ!
T.Lê
" alt="Nhạc sĩ Trần Tiến: Tôi có xem tivi đâu!" width="90" height="59"/>