Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp tiếng Anh của ứng viên phải có quyết định thành lập của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học. Tiêu chí đánh giá năng lực ngoại ngữ phải rõ ràng và được công khai để ứng viên biết.
Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn gồm các thành viên có trình độ ngoại ngữ đáp ứng quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 2 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg và có chuyên môn phù hợp với chuyên môn của ứng viên cần thẩm định năng lực ngoại ngữ.
Tổ thẩm định khả năng giao tiếp tiếng Anh gồm các thành viên có trình độ tiếng Anh phù hợp, trong đó có thành viên là giảng viên tiếng Anh.
Kết quả xét của Hội đồng Giáo sư các cấp phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đào tạo và trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
Hội đồng Giáo sư nhà nước cũng đã quyết định tiếp tục điều chỉnh lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
Cụ thể, lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021 được điều chỉnh như sau:
30/7/2021: Thời điểm tính hạn cuối cùng của hồ sơ ứng viên.
29/10/2021: Thời điểm cuối cùng ứng viên gửi bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư lên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
15/11-6/12/2021: Các Hội đồng Giáo sư cơ sở xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
20/12/2021: Hạn cuối cùng các Hội đồng Giáo sư cơ sở nộp cho Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
27/12/2021: Hạn cuối cùng Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước bàn giao hồ sơ ứng viên cho các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
30/12/2021-21/1/2022: Các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
10/2/2022: Hạn cuối cùng các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành nộp cho Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
21/2-28/2/2022: Hội đồng Giáo sư nhà nước họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.
Phương Chi
Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa quyết định điều chỉnh lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021.
" alt=""/>Công khai kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ của ứng viên GS, PGSCùng với các nền tảng lớn trên khắp thế giới như Tencent, Weibo, MySpace, X, Deezer, LinkedIn, AdultFriendFinder, Adobe, Canva, VK, Daily Motion, Dropbox, Telegram…, ứng dụng Zing của Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nguồn rò rỉ dữ liệuđược xếp hạng ở cấp độ ‘nguy hiểm cao’, với 164 triệu hồ sơ người dùng được thống kê.
Theo các chuyên gia an ninh quốc tế, mặc dù số lượng hồ sơ bị rò rỉ rất lớn, song chúng có thể có nhiều bản sao do được tập hợp lại từ nhiều cuộc tấn công khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá sơ bộ về tính chất dữ liệu bị rò rỉ cho thấy chúng đều chứa nhiều thông tin nhạy cảm, không chỉ là thông tin xác thực đơn thuần.
Điều đó có nghĩa là chúng đã được tin tặc tập hợp một cách có chủ đích, chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc tấn công mạng quy mô lớn trong thời gian tới. Dữ liệu dạng này sẽ là nền tảng để tin tặc triển khai các hình thức tấn công như đánh cắp danh tính ở quy mô chưa từng có, lừa đảo bằng kỹ thuật xã hội, các cuộc tấn công mạng có chủ đích đối với cá nhân hoặc tổ chức và truy cập trái phép vào các tài khoản cá nhân.
Đặc biệt, các chuyên gia dự đoán khả năng sẽ có sự gia tăng đột biến các cuộc tấn công nhồi thông tin xác thực ngay trong những tuần tới, sau khi kho dữ liệu này bị các chuyên gia phát hiện và công bố.
Đây là phương pháp tự động sử dụng tên người dùng và mật khẩu đã đánh cắp được để giành quyền truy nhập trái phép vào các tài khoản trực tuyến.
Những người dùng có thói quen sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản trên các nền tảng ứng dụng khác nhau sẽ đối mặt với nguy cơ bị chiếm quyền kiểm soát tài khoản trên hàng loạt các ứng dụng khác nhau.
Người dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình trước tác động của vụ rò rỉ dữ liệu này?
Với quy mô của vụ rò rỉ, tất cả người dùng Việt Nam trên nền tảng trực tuyến, đặc biệt là Zing, cần nhanh chóng thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản. Việc lựa chọn các mật khẩu mạnh là một trong những cách thức tối ưu để tự bảo vệ mình trước nguy cơ của các cuộc tấn công.
Đồng thời, người dùng nên lựa chọn kích hoạt phương thức bảo mật xác thực đa yếu tố cho tất cả các ứng dụng có sẵn, giám sát các nỗ lực lừa đảo và không chia sẻ quá mức thông tin cá nhân trực tuyến.
Người dùng cũng có thể chủ động kiểm tra xem tài khoản của mình có bị rò rỉ hay không bằng cách sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí.
Về lâu dài, người dùng Internet được khuyến cáo nên sử dụng trình quản lý mật khẩu bảo mật độc lập để có thể tạo ra mật khẩu dài và ngẫu nhiên cho các tài khoản trực tuyến. Ngoài ra, để chắc chắn hơn, thậm chí có thể cân nhắc sử dụng khóa bảo mật phần cứng.
Quy mô của vụ rò rỉ khiến nhận thức của cá nhân và các biện pháp bảo mật chủ động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trước tình trạng lộ dữ liệu chưa từng có này.
(theo NBC)
Khi đến trường, các em luôn thực hiện hành động “khoanh tay cúi chào” các thầy cô giáo và các cô, các bác nhân viên. Không chỉ thực hành trong nhà trường, các em còn coi hành động đó như một thói quen tốt khi đi trên đường hay khi gặp gỡ cư dân nơi mình sinh sống.
Ban giám hiệu Trường THCS Đô thị Việt Hưng nhận định, việc kết hợp với gia đình là một nhân tố giúp các em hình thành thói quen “khoanh tay cúi chào” nhanh hơn. Vì thế, trong các buổi họp phụ huynh, thầy cô cũng trao đổi các nội dung này và phối hợp cùng bố mẹ hướng dẫn, duy trì nếp chào hỏi cho các con.
Hiệu trưởng Trường THCS Đô thị Việt Hưng cho biết: Văn hóa “khoanh tay cúi chào” trong nhà trường được 100% cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện. Đây là nét văn hóa mang dấu ấn riêng của trường.
Tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) từ trước tới nay, nhà trường rất quan tâm tới văn hóa ứng xử của học sinh, đặt mục tiêu đưa việc chào hỏi trở thành một thói quen với học sinh.
Không khó để bắt gặp hành động “ Khoanh tay - mỉm cười - cúi chào” trong và ngoài nhà trường. Quan trọng hơn, phía sau hành vi ấy là nụ cười, là niềm vui của cả học sinh và thầy cô, ông bà, cha mẹ...
Trường THCS Gia Thụy (quận Long Biên) cũng đã xây dựng chuyên đề và phát động văn hoá chào hỏi trong toàn trường. Ngoài việc giáo dục dưới cờ, nhắc nhở trong các tiết sinh hoạt, nhà trường lồng ghép việc này vào các môn học đạo đức, giáo dục công dân, đồng thời tuyên truyền về văn hóa chào hỏi trên loa phát thanh và các nền tảng mạng xã hội, website của trường.