Loạt vi phạm về phí bảo trì chưa có quy địnhĐây là đề xuất được Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn nêu ra tại báo cáo kết quả chính của 18 kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư đối với 18 chủ đầu tư và 17 ban quản trị (đã được thành lập) tại 24 nhà/cụm nhà chung cư có nhiều đơn khiếu nại gay gắt kéo dài tại Hà Nội.
Có thể thấy, lần đầu tiên thanh tra về phí bảo trì Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra hàng loạt chỉ ra hành vi vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì; quản lý, sử dụng nhà chung cư của các chủ đầu tư, ban quản trị.
Với 18 kết luận thanh tra đã yêu cầu chủ đầu tư thực hiện gửi vào tài khoản, quyết toán để chuyển kinh phí bảo trì sang cho ban quản trị, số tiền là 338,6 tỷ đồng; buộc trả lại cho người dân 2.080m2 thuộc sở hữu chung đã chiếm dụng, lấn chiếm về cho cư dân (tương đương số tiền khoảng 62,4 tỷ đồng đối với 5/18 Chủ đầu tư; xử phạt vi phạm hành chính 8 chủ đầu tư với số tiền 1,03 tỷ đồng. Chánh Thanh tra cũng cảnh cáo một số chủ đầu tư do cung cấp hồ sơ, tài liệu không đầy đủ, thiếu trung thực.
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Xây dựng, quá trình thanh tra đã phát hiện ra 26 hành vi vi phạm hành chính trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư.
 |
Quá trình thanh tra cho thấy có những hành vi vi phạm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì đã quy định nhưng mức xử phạt thấp thiếu tính răn đe và hàng loạt hành vi chưa quy định tại Nghị định số 139/2017 |
Đáng lưu ý, trong số này có 3/26 hành vi đã quy định nhưng mức xử phạt thấp thiếu tính răn đe, đã được đề xuất tăng mức xử phạt tối đa 300 triệu đồng/hành vi; 23/26 hành vi chưa quy định tại Nghị định số 139/2017.
Cụ thể, về phía chủ đầu tư, cơ quan thanh tra cho biết có 15 hành vi vi phạm. Trong số này, có 3/15 hành vi vi phạm với mức xử phạt thấp đã quy định tại Nghị định số 139 như: Không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định; không bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng thời hạn hồ sơ nhà chung cư cho ban quản trị; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung hoặc tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp.
Ngoài ra còn có 12/15 hành vi vi phạm chưa được quy định tại Nghị định số 139 như: Không mở tài khoản hoặc chậm mở tài khoản kinh phí bảo trì bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư; Không thông tin về tài khoản phần sở hữu chung nhà chung cư trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hoặc phần diện tích khác của nhà chung cư;
Không đóng hoặc đóng không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đối với diện tích căn hộ, phần diện tích khác mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua vào tài khoản đã lập theo quy định tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng; tính toán sai kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư so với quy định; Không công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định…như tại chung cư: Riverside Garden (số 349 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân) chủ đầu tư là Liên danh Công ty CP Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Prosimex và Công ty CP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam (nay là Công ty CP Tập đoàn Videc), Chung cư hỗn hợp Hateco Hoàng Mai chủ đầu tư Công ty CP Hateco Hà Nội....
 |
Tại chung cư Riveside Garden, tại thời điểm thanh tra tháng 12/2020, chủ đầu tư còn “om” hơn 13 tỷ đồng phí bảo trì trên tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng đã thu của khách hàng |
Một số hành vi vi phạm khác cũng được chỉ ra để đưa vào bổ sung cho Nghị định thay thế Nghị định số 139 như: Không lập kế hoạch bảo trì hằng năm hoặc lập kế hoạch bảo trì không đầy đủ nội dung; Không có hoặc chậm có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư khi đã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu nhưng không đủ số người tham dự theo quy định.
Tái phạm hành vi tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung hoặc tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp; Không quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định nhưng chủ đầu tư đã bàn giao một phần hoặc toàn bộ kinh phí bảo trì; Không có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư biết để theo dõi sau khi bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì cho ban quản trị.
Có thể kể đến thời điểm thanh tra tháng 12/2020, tại các chung cư chủ đầu tư và một số chủ sở hữu đã ngăn chia không gian kỹ thuật, sảnh, hành lang, sân thượng phần sở hữu chung thành một số phòng cho ban quản lý dự án, đơn vị quản lý vận hành tạm sử dụng hoặc kinh doanh không đúng theo hồ sơ bản vẽ thiết kế được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như Cụm chung cư Văn phòng Quốc hội (Xuân Phương, Nam Từ Liêm) của Công ty CP Đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông Đà 7; toà nhà F,G,H,K,L thuộc tổ hợp chung cư cao tầng khu hỗn hợp nhà ở HH02 (KĐT Dương Nội, Hà Đông). Quá trình làm việc với đoàn thanh tra, chủ đầu tư đã nhận thức được trách nhiệm và chủ động khắc phục.
Về phía ban quản trị, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã chỉ ra có 9 hành vi vi phạm chưa quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP cần được bổ sung. Trong đó, vi phạm phổ biến nhất mà ban quản trị mắc phải đó là nhận bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư khi chưa có biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định. Bên cạnh đó là việc không lập kế hoạch bảo trì hằng năm hoặc lập kế hoạch bảo trì không đầy đủ nội dung…
Kiến nghị ra chỉ thị chấn chỉnh quỹ bảo trì chung cư toàn quốc
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết qua 18 kết luận thanh tra và giải quyết, xử lý rất nhiều đơn thư về phí bảo trì cho thấy có 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tranh chấp, đơn thư khiếu nại gay gắt, kéo dài, căng băng rôn tại các đô thị lớn. Trong đó trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư, một phần trách nhiệm thuộc cư dân (khi vưa có ban quản trị) và ban quản trị nhà chung cư.
 |
Đề xuất ra Chỉ thị "Chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên toàn quốc" (Ảnh: Đã 7 năm nay người dân chung cư Hòa Bình Green City vẫn chưa được cấp sổ hồng, 40 tỷ đồng phí bảo trì chủ đầu tư chưa bàn giao cho ban quản trị quản lý) |
Thứ nhất là nhận thức pháp luật, cách thức, thái độ làm việc để tìm được tiếng nói chung để đi đến thống nhất giữa chủ đầu tư và ban quản trị;
Thứ hai là việc chủ đầu tư thay đổi công năng, mục đích sử dụng, lấn chiếm, sử dụng các phần thuộc sở hữu chung nhà chung cư;
Bên cạnh đó, là việc chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ra ban quản trị nhà chung cư; chủ đầu tư tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu không thành công nhưng không có hoặc chậm có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức;
Thứ tư, chủ đầu tư và ban quản trị nhà chung cư không thống nhất được việc phân chia diện tích chung riêng và diện tích mà chủ đầu tư giữ lại;
Chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ, chậm bàn giao hồ sơ nhà chung cư.
Thứ sáu là việc chưa quyết toán số liệu kinh phí bảo trì, đa phần các nhà chung cư chưa quyết toán số liệu kinh phí bảo trì do chưa thống nhất được tỷ lệ % phần diện tích mà Chủ đầu tư giữ lại và tính lãi phần kinh phí bảo trì gốc.
Từ thực tế trên, Thanh tra Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung 23/26 hành vi vi phạm còn thiếu và tăng mức xử phạt cao nhất 300 triệu đồng/hành vi đối với 3/26 hành vi vi phạm về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư vào Nghị định thay thế Nghị định số 139/2017 về xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời, đề xuất lãnh đạo Bộ giao Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản phối hợp với Thanh tra Bộ để xây dựng dự thảo Chỉ thị của Bộ trưởng về "Chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên toàn quốc" nhằm đảm bảo tính răn đe, sự nghiêm minh của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư hiện nay.
Hà Nội thúc chủ 'chung cư dát vàng' bàn giao ngay 40 tỷ phí bảo trì Vừa qua, UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Hòa Bình chủ đầu tư chung cư Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy) khẩn trương thực hiện quyết định số 1270 ngày 27/3/2020 của UBND TP Hà Nội nộp phạt 125 triệu đồng do vi phạm hành chính về quản lý sử dụng nhà chung cư trước ngày 10/7. Đồng thời bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì khu chung cư Hòa Bình Green City cho ban quản trị nhà chung cư theo quy định. “Nếu Công ty Hoà Bình cố tình không thực hiện, UBND quận báo cáo Sở Xây dựng trình UBND TP xem xét xử lý theo quy định” – văn bản nêu rõ. Về việc bàn giao kinh phí bảo trì, UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, mặc dù ban quản trị đã nhiều lần yêu cầu, UBND quận và UBND phường Vĩnh Tuy đã nhiều lần họp hướng dẫn, đôn đốc nhưng chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao (theo chủ đầu tư báo cáo khoảng 40 tỷ đồng) cho ban quản trị quản lý. |
Hồng Khanh

Hà Nội giục chủ chung cư ‘dát vàng’ nộp tiền sau hơn 1 năm ra ‘trát’ phạt
UBND quận Hai Bà Trưng vừa có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Hoà Bình khẩn trương thực hiện quyết định của UBND TP Hà Nội ban hành từ tháng 3/2020 về việc nộp phạt 125 triệu đồng, bàn giao quỹ bảo trì chung cư Hòa Bình Green City.
" alt="Kiến nghị Bộ trưởng Xây dựng chấn chỉnh việc om phí bảo trì chung cư"/>
Kiến nghị Bộ trưởng Xây dựng chấn chỉnh việc om phí bảo trì chung cư
Chị Vương Thị Anh (32 tuổi, trú xóm 3, thôn Liên Ấp, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có hoàn cảnh hết sức éo le. Cha đẻ của chị bị tâm thần do di chứng của chiến tranh. Vì hoàn cảnh gia đình, chị không có điều kiện ăn học như bạn bè cùng trang lứa. |
Chị Anh bị ung thư, một mình nuôi con và chăm cha già bị tâm thần |
Nghỉ học giữa chừng, chị Anh xin vào làm công nhân tại một nhà máy trên địa bàn huyện. Năm 2017, chị quen và yêu một người đàn ông. Nhưng khi chị mang bầu, người đàn ông đó lại bỏ rơi chị.
"Ngày con cất tiếng khóc chào đời, tôi tủi thân vô cùng khi những người phụ nữ xung quanh đều có chồng, có người thân chăm sóc, còn tôi chỉ một mình lủi thủi", chị kể. Sinh con xong, sức khoẻ của chị yếu dần, trên cổ xuất hiện một khối bướu.
Ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán đây là một khối u lành tính. Tuy nhiên, khoảng tháng 9/2021, chị cảm thấy nặng cổ, đau ở sau gáy, đầu thỉnh thoảng choáng váng. Đi khám tại Bệnh viện huyện Tiên Du rồi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân căn bệnh.
Tới khi vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương, qua các xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ phát hiện chị Anh đã mắc ung thư tuyến giáp, chỉ định phẫu thuật gấp. Tin dữ đó như sét đánh ngang tai với người phụ nữ bất hạnh, nghèo khổ.
Nghĩ hoàn cảnh nhà mình còn khó khăn, con quá nhỏ, cha bị phình động mạch vành tim vừa đặt ống Stein hết hơn 300 triệu đồng, chị đã khóc rất nhiều. Toàn bộ số tiền lo cho cha, chị phải vất vả ngược xuôi mới lo được. Giờ căn bệnh hiểm nghèo ập xuống, chị chẳng còn thiết sống nữa.
Tương lai mịt mù
Trước khi bị bệnh, chị Anh gần như là trụ cột chính trong nhà. Mẹ đẻ chị ngoài 60 tuổi bị u khớp gối chưa có tiền đi chữa. Cha mắc bệnh tâm thần, thêm một loạt bệnh tuổi già như tiểu đường, cao huyết áp, suy thận. Vậy nên chị Anh không dám đến bệnh viện làm phẫu thuật theo lịch hẹn của bác sĩ.
Đầu tháng 11/2021, sau khi vay mượn được chút tiền, chị mới dám tiếp tục điều trị. Ca mổ kéo dài nhiều giờ đồng hồ và cũng chỉ có một mình chị Anh ở bệnh viện tự xoay sở, lo liệu cho bản thân.
 |
Hoàn cảnh gia đình chị Vương Thị Anh lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Sau khi mổ, chị cần tiến hành xạ trị, điều trị bằng i ốt nhằm tránh sự phát triển của khối u. Tổng số tiền thuốc cùng các khoản viện phí khác hết hơn 27 triệu đồng dù cho bảo hiểm đã chi trả một phần.
"Mẹ tôi phải đi vay nhiều nơi mới được chút tiền, giờ nhà chúng tôi không còn ai làm ra kinh tế, thật sự hết cách rồi", chị thở dài. Niềm an ủi duy nhất của người phụ nữ đó là đứa con hiếu thảo. Thấy mẹ ốm liên miên, cậu bé ngày nào cũng gọi điện, gọi điện bày tỏ nhớ mong đến bật khóc.
Bệnh tình tiến triển nặng, chị buộc phải nghỉ làm một thời gian dài. Giờ đây, nhà không còn tiền, cũng chẳng thể vay mượn thêm ai được nữa, chị Anh có khả năng không thể điều trị dứt điểm căn bệnh ung thư tuyến giáp.
“Lắm lúc nghĩ mà buồn, tuyệt vọng vô cùng. Giờ hết tiền, mặc dù các bác sĩ nói căn bệnh ung thư tuyến giáp của tôi có hy vọng cao nhưng lấy đâu ra tiền đi viện đây. Nếu không chữa rồi chẳng may có mệnh hệ gì, con tôi biết phải làm thế nào?”, chị Anh rưng rưng.
Lãnh đạo xã Việt Đoàn xác nhận, gia đình chị Vương Thị Anh thuộc diện hộ nghèo. Chị vừa phát hiện mắc căn bệnh ung thư và đang nuôi con nhỏ nên cuộc sống càng thêm chật vật. Rất mong hoàn cảnh của chị Anh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Vương Thị Anh, xóm 3, thôn Liên Ấp, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Số điện thoại:0359965427.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.023(chị Vương Thị Anh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. " alt="Mắc bệnh ung thư, mẹ đơn thân xót lòng nghĩ tương lai con nhỏ"/>
Mắc bệnh ung thư, mẹ đơn thân xót lòng nghĩ tương lai con nhỏ
IELTS là bài thi chuẩn quốc tế đánh giá khả năng Anh ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay với hơn 3,5 triệu lượt thi mỗi năm (năm 2018). Tại Việt Nam, IELTS lần đầu được biết đến là kỳ thi điều kiện dành cho những ứng viên của học bổng Chevening (Học bổng chính phủ Anh). Sau này, cùng với xu thế du học toàn cầu, IELTS được biết đến rộng rãi hơn như phần chuẩn bị bắt buộc cho những học sinh có ý định du học..Cuộc đua đầu tư cho con học, luyện thi chứng chỉ IELTS ngay từ cấp THPT càng trở nên “nóng” hơn khi nhiều trường Đại học hàng đầu trong nước có xu hướng mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh qua chứng chỉ IELTS. Bên cạnh đó, nhiều gia đình lựa chọn cho con theo học các chương trình liên kết quốc tế 2+2 hay 3+1 giữa các trường Đại học Việt Nam và các trường Đại học quốc tế. Khi có chứng chỉ IELTS/TOEFL iBT, học sinh ứng tuyển không phải học dự bị bổ sung tiếng Anh.
Thực hiện mục tiêu kép với chứng chỉ IELTS ngay tại cấp THPT
Có chứng chỉ IELTS (yêu cầu tối thiểu thường trên 6,0) là điều kiện cần để ứng tuyển xét học bổng hay du học. Vì vậy, các bậc cha mẹ thường tìm kiếm trung tâm luyện thi IELTS cho con ngay từ năm lớp 10.
Năm 2021, nhiều trường Đại học hàng đầu công bố đề án tuyển sinh thông qua xét tuyển thẳng bằng chứng chỉ IELTS: Trường Đại học Ngoại thương (từ 6.5), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (từ 5.5), trường Đại học Bách khoa Hà Nội (từ 6.0), Khối Đại học Quốc gia Hà Nội (từ 5.5), Đại học Thương mại (từ 5.5), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (từ 4.5)… Thí sinh có điểm số IELTS từ 4,0 cũng được miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Với hiệu lực 2 năm kể từ ngày thi, việc có chiến lược học tập đúng đắn để sở hữu chứng chỉ IELTS ngay tại cấp THPT có thể giúp học sinh hoàn thành mục tiêu kép, vừa có thể theo đuổi ước mơ du học, vừa đảm bảo khả năng vào những trường Đại học hàng đầu trong nước.
 |
|
Môi trường luyện thi chứng chỉ IELTS cho học sinh THPT
Việc lựa chọn phương thức ứng tuyển (bằng chứng chỉ IELTS hay xét điểm thi THPT) vào Đại học mơ ước cũng đang có sự thay đổi. Rõ ràng, lựa chọn con đường thông qua chứng chỉ IELTS có ưu thế hơn về sự chủ động. Những thí sinh có chứng chỉ IELTS năm lớp 11 có thể dành thời gian luyện thi các môn khác (như Toán, Vật lí, Hoá học, Ngữ văn…) hoặc tập trung cải thiện điểm cho mục tiêu du học.
Một khoá luyện thi IELTS tại các trung tâm hiện nay có thể lên đến 20-30 triệu đồng, trong thời gian ít nhất từ 3 tháng. Đây là một khoản chi phí không nhỏ. Hơn nữa, không phải trung tâm nào cũng đảm bảo chất lượng đồng đều, chiến lược ôn luyện phù hợp cho từng học sinh; chưa kể cha mẹ và học sinh mất nhiều thời gian và công sức do việc ôn luyện đều thực hiện ngoài giờ học ở trường. Bên cạnh đó, hai kỹ năng khó cải thiện điểm nhất Writing - Viết và Speaking - Nói cần có thời gian trau dồi và luyện tập để tiến bộ bền vững.
Với việc tổ chức dạy và ôn thi chứng chỉ IELTS ngay từ năm lớp 10, cam kết đầu ra IELTS từ 6,5, THPT Archimedes Đông Anh đang là một trong những ngôi trường thu hút đông đảo phụ huynh trên địa bàn thủ đô quan tâm thời gian gần đây.
THPT Archimedes Đông Anh cam kết hoàn thành IELTS từ 6.5
Chương trình học và ôn thi chứng chỉ IELTS là một phần trong chương trình tiếng Anh tổng thể của THPT Archimedes Đông Anh. Học sinh được trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai thông qua chương trình học cơ bản và nâng cao, văn học Anh, viết luận và thuyết trình bằng tiếng Anh kết hợp các cuộc thi, sự kiện thường niên.
Điểm 4 bài thi IELTS sẽ phản ánh thực chất 4 kỹ năng sử dụng tiếng Anh của học sinh và có lộ trình đánh giá, cải thiện bền vững chứ không riêng kỹ thuật làm bài. THPT Archimedes Đông Anh cam kết học sinh hoàn thành chứng chỉ IELTS với điểm số từ 6.5.
Bên cạnh chứng chỉ IELTS, học sinh lớp Chất lượng cao cũng được học và ôn thi chứng chỉ SAT (theo năng lực, cam kết đạt 1300/1600), hoàn thành chứng chỉ Microsoft Office Specialist từ 2 kỹ năng. Đồng thời, học sinh cũng được học trải nghiệm/ gắn liền thực hành ở hầu hết các môn học; tư vấn, định hướng nghề nghiệp; hoạt động thể chất với các bộ môn và CLB đa dạng; giao lưu quốc tế về nghệ thuật và văn hoá, tham gia các hoạt động vì cộng đồng… nhằm giúp phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
THPT Archimedes Đông Anh tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 Mức học bổng lên tới 75 triệu đồng/ năm. Lớp Chất lượng cao: cam kết 100% đỗ Đại học Top 10. Địa điểm học tốt nhất cho học sinh yêu thích khoa học tự nhiên. Liên hệ: 0818 212 919 |
Ngọc Minh
" alt="Sẵn sàng cho ‘cuộc đua’ IELTS ngay từ khi vào lớp 10"/>
Sẵn sàng cho ‘cuộc đua’ IELTS ngay từ khi vào lớp 10