
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, CES 2021 được tổ chức online thay vì tại Las Vegas (Mỹ) như mọi năm. Công ty tham gia sẽ trình diễn sản phẩm trong các phòng trưng bày ảo của ban tổ chức, phần họp báo cũng diễn ra online.
Dù thay đổi hình thức tổ chức, CES 2021 vẫn hứa hẹn quy tụ nhiều công ty lớn. Đây là các sản phẩm đáng chờ đợi của triển lãm năm nay.
 |
Thiết bị nhà thông minh trở thành xu hướng trong bối cảnh học tập, làm việc tại nhà bùng nổ do dịch bệnh. Ảnh: TechHive. |
Nhà thông minh
Sau nhiều năm phát triển, thiết bị nhà thông minh ngày càng được hoàn thiện với nhiều tính năng và ổn định hơn. Nắm bắt xu hướng học tập, làm việc tại nhà, nhiều công ty đã tham gia lĩnh vực tiềm năng này.
Trong thời gian phong tỏa do dịch bệnh, doanh số loa thông minh, máy lọc không khí và máy hút bụi đã tăng vọt. Những thiết bị thông minh có thể xuất hiện tại CES 2021 như camera an ninh, robot hút bụi, đồ gia dụng hoặc đèn thông minh. Sản phẩm bảo vệ sức khỏe cũng có thể trở thành xu hướng khi đây là vấn đề được nhiều gia đình chú trọng.
Để giảm sự lây lan của virus, các công ty có thể mang đến triển lãm những chiếc khẩu trang với công nghệ lọc bụi, thậm chí là phần mềm đo nhiệt độ, nhận diện người không đeo khẩu trang.
 |
Tai nghe true-wireless có thể là tâm điểm của CES 2021. Ảnh: CNET. |
Thiết bị âm thanh
CES 2020 chứng kiến sự bùng nổ của thiết bị âm thanh, đặc biệt là tai nghe không dây hoàn toàn (true-wireless). Theo TechRadar, triển lãm năm nay cũng không ngoại lệ với sự tham gia của nhiều công ty như Sony, JBL...
Đối với Sony, đã một năm từ khi tai nghe true-wireless WF-1000XM3 được ra mắt. Do đó, CES 2021 là thời điểm thích hợp để tung ra bản nâng cấp. Harman cũng xác nhận tham gia triển lãm, dự kiến giới thiệu loạt tai nghe, loa thông minh mới. Đối với Samsung, hãng có thể ra mắt một số loa soundbar dành cho TV tích hợp trợ lý ảo.
Tại CES 2020, lượng tai nghe trùm đầu (over-ear) được ra mắt khá ít, chúng có thể xuất hiện nhiều hơn tại CES 2021 để phục vụ nhu cầu giải trí tại nhà.
 |
TV là một trong những sản phẩm được quan tâm nhiều nhất qua các kỳ CES. Ảnh: CNET. |
Màn hình và TV
TV luôn là dòng sản phẩm trọng tâm tại CES. Theo CNET, Samsung đã công bố sự kiện ngày 6/1 để giới thiệu một số công nghệ màn hình mới. Hãng cũng tiết lộ mẫu TV 110 inch với tấm nền MicroLED, những tính năng mới trên dòng TV QLED để trình diễn tại CES 2021.
Năm ngoái, CES chứng kiến nhiều mẫu TV 8K được ra mắt. Tuy nhiên Stephen Baker, Phó chủ tịch hãng nghiên cứu NPD Group cho rằng TV 8K chưa thể phổ biến trong năm nay.
"Nó vẫn là sản phẩm chưa cần thiết hoặc tạo ra sự khác biệt lúc này", Baker cho rằng doanh số TV 8K sẽ chiếm chưa đầy 1% cho đến năm 2022. Tất nhiên, vẫn có nhiều TV 8K được ra mắt tại CES 2021, nhưng doanh số của chúng sẽ không quá cao.
Một trong những công nghệ màn hình thú vị đang được LG phát triển là tấm nền OLED trong suốt, dự kiến được hãng chia sẻ nhiều hơn tại CES 2021 bên cạnh các dòng TV OLED, NanoCell và NEXTGEN.
Ngoài công nghệ, Baker cho rằng xu hướng TV trong năm 2021 sẽ là tăng kích thước màn hình. "Người dùng đã nhận thấy sự quan trọng của màn hình kích thước lớn và công nghệ mới, hiện đại mang đến nhiều giá trị".
 |
Laptop sẽ xuất hiện nhiều hơn tại CES 2021 sau một năm thành công về doanh số. Ảnh: The Verge. |
Laptop và máy tính
CES 2021 sẽ là sân chơi của laptop. Năm 2020, đại dịch bùng phát giúp doanh số laptop tăng vọt, đó là lý do các hãng như Dell, Lenovo, HP, Asus hay Acer sẽ mang đến nhiều mẫu laptop phục vụ mọi nhu cầu của người dùng.
Theo CRN, AMD và Intel cũng có thể ra mắt những con chip mới tại triển lãm. Trong 2 ngày 11-12/1, đại diện Intel sẽ nói về những đổi mới trong quy trình sản xuất. Trước đó, hãng đã tiết lộ kế hoạch ra mắt CPU Tiger Lake vPro cho máy tính thương mại, Rocket Lake cho máy tính chơi game và Ice Lake cho máy chủ vào đầu năm 2021.
Trong khi đó, AMD sẽ có bài phát biểu vào ngày 12/1. 2020 là năm cạnh tranh gay gắt giữa 2 công ty, và khởi đầu thuận lợi trong năm 2021 sẽ mang đến nhiều lợi thế. Asus có thể trình làng laptop chơi game với card đồ họa RTX 30-series của NVIDIA.
Ngoài ra, một loạt phụ kiện như màn hình, router Wi-Fi, ổ cắm điện, webcam, micro hay thiết bị hỗ trợ livestream có thể xuất hiện tại CES 2021 để phục vụ nhu cầu làm việc, học tập tại nhà.
Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) cũng sẽ được nhắc đến tại CES 2021. Sau nhiều năm phát triển, kính VR giờ đây đã không còn cồng kềnh, giá bán cũng hợp lý hơn (Oculus Quest 2 chỉ 300 USD). Trong khi đó, công nghệ AR tiếp tục được cải tiến dành cho lĩnh vực kinh doanh, tập trung phục vụ công ty nội thất hoặc game.
 |
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến mạng 5G. Ảnh: Variety. |
Thiết bị di động
Smartphone luôn là sản phẩm được chờ đón tại CES, tuy nhiên đây không phải nơi trình làng dòng máy chủ lực mà chỉ là những thiết bị tầm trung, thậm chí là dự án chưa hoàn thiện. Các hãng thường đợi đến tháng 2, khi triển lãm di động MWC được tổ chức để ra mắt những sản phẩm quan trọng.
Dù không phải triển lãm di động lớn nhất, nhiều công nghệ, giải pháp có thể áp dụng cho smartphone thường được giới thiệu tại CES. Năm nay, người dùng có thể chờ đón cảm biến camera, tấm nền màn hình được cải tiến bên cạnh giải pháp dành cho smartphone màn hình gập của Samsung, LG hay TCL.
5G cũng được nhắc đến khi Hans Vestberg, CEO Verizon sẽ phát biểu khai mạc triển lãm với nội dung liên quan đến tiềm năng phát triển của 5G trong lĩnh vực y tế, giáo dục từ xa.
Những năm gần đây, CES luôn là sân chơi của thiết bị đeo. Trong bối cảnh sức khỏe được ưu tiên, các công ty có thể mang đến CES 2021 những mẫu smartwatch, vòng đeo thông minh tích hợp theo dõi sức khỏe, cải tiến từ những phiên bản trước để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
 |
General Motors sẽ ra mắt xe bán tải điện Chevrolet tại CES 2021. Ảnh: Bloomberg. |
Xe hơi
Theo Bloomberg, General Motors đã xác nhận tham gia CES 2021. Tại đây, hãng sẽ mang đến một số ý tưởng gồm xe bán tải điện Chevrolet. Trong khi đó, Sony từng gây bất ngờ khi giới thiệu ý tưởng xe điện Vision-S và thử nghiệm trong tháng 8/2020. Tại CES 2021, công ty Nhật Bản nhiều khả năng sẽ nói chi tiết hơn về sản phẩm sau một năm giới thiệu.
Bên cạnh xe điện, xe tự lái cũng là lĩnh vực được nhiều công ty quan tâm. Dù đã phát triển trong thời gian dài, còn nhiều vấn đề liên quan đến xe tự lái cần được giải quyết. CES 2021 có thể mang đến giải pháp cho những khó khăn này khi Intel sẽ tham gia để nói về đơn vị kinh doanh xe tự lái Mobileye.
Những thiết bị kỳ lạ
Một trong những điều thú vị nhất mỗi kỳ CES là các sản phẩm công nghệ kỳ lạ. Tại CES 2020, chúng ta đã chứng kiến nhiều sản phẩm độc đáo như máy tìm muỗi chạy bằng tia laser, robot cho người cô đơn hay tã em bé gắn cảm biến.
Những sản phẩm kỳ lạ chắc chắn ra mắt tại CES 2021, tuy nhiên với quy mô trực tuyến, chúng có thể xuất hiện khá hạn chế. Digital Trends dự đoán một số sản phẩm có thể được trình làng như robot hỗ trợ nấu ăn hay bộ điều khiển drone bằng một tay.
(Theo Zingnews)

Công nghệ nào sẽ thành trào lưu năm 2021?
Trong năm tới, những trào lưu công nghệ có thể vẫn chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và tác động của nó tới xã hội.
" alt="Những sản phẩm công nghệ sắp xuất hiện đầu 2021"/>
Những sản phẩm công nghệ sắp xuất hiện đầu 2021

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo, liên quan đến thông tin báo chí phản ánh, về vụ lùm xùm vừa xảy ra tại chung cư Topaz City.Cư dân Bảo Sơn 31 tầng đồng loạt treo biển bán nhà
Thu phí gửi xe giá ‘cắt cổ’, chủ đầu tư ‘đút túi’ 700 triệu đồng
Phóng viên VTV bị dọa đánh sau khi gặp đại gia địa ốc
Ngày 14/11, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 11099/VPCP-V.I gửi UBND TP.HCM, liên quan đến phản ánh của báo chí về chung cư Topaz City (đường Cao Lỗ, quận 8).
Theo đó, thời gian gần đây, báo chí đã đăng tải thông tin phản ánh một số bất cập trong PCCC, quản lý, bảo trì chung cư và dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số cá nhân, khi các cư dân đề nghị được làm việc, đối thoại với chủ đầu tư.
 |
Một người phụ nữ dùng dép tấn công cư dân Topaz City |
Về việc này, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét nội dung phản ánh của báo chí, liên quan đến chung cư Topaz City, để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, chung cư Topaz City bắt đầu được bàn giao từ tháng 3/2017. Thời gian qua, cư dân ở đây phản ánh nhiều vấn đề còn tồn tại như: Hệ thống PCCC thường xuyên báo cháy giả nhưng không được xử lý, hạ tầng khu chung cư chưa hoàn thiện; chủ đầu tư chưa có động thái hay thông báo liên quan đến việc cấp chứng nhận chủ quyền cho cư dân; hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ra ban quản trị vẫn chưa được tổ chức và đang có nhiều bất đồng giữa chủ đầu tư và cư dân trong việc lấy ý kiến thành lập ban quản trị...
Ngày 3/11 vừa qua, cư dân Topaz City căng băng rôn trong khuôn viên chung cư, yêu cầu chủ đầu tư ra đối thoại về những vấn đề còn tồn tại. Bất ngờ, một nhóm phụ nữ bịt mặt, xông vào dùng vòi nước, dép, gạch đá tấn công cư dân và đe dọa sẽ còn tấn công nếu cư dân tiếp tục phản đối chủ đầu tư.
Sau vụ việc này, chủ đầu tư chung cư Topaz City, Công ty Cổ phần TM-DV-XD-KD Nhà Vạn Thái, đã đưa ra một số phản hồi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khúc mắc chưa được làm rõ.
Đơn cử việc cấp giấy chủ quyền cho cư dân, Vạn Thái cho rằng, do block B1, B2 và A2 cùng nằm trong một dự án lớn nên việc xác định nghĩa vụ tài chính cần có thời gian. Tiến độ cấp giấy chứng nhận chủ quyền không thuộc quyền quyết định của chủ đầu tư mà phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, theo nhiều luật sư, một dự án khi được Sở Xây dựng cho phép huy động vốn, thì phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Đây là điều kiện cơ bản không thể thiếu. Do vậy, nhiều người nghi ngờ không biết lý do chủ đầu tư đưa ra là thật hay vì sổ đỏ dự án này vẫn đang thế chấp trong ngân hàng nên chưa thể làm thủ tục cấp giấy chủ quyền cho cư dân.
Khắc Thành

Nữ cao thủ rút lui, dân Topaz City được gì sau hỗn chiến?
Sau vụ đụng độ giữa cư dân chung cư Topaz City với nhóm phụ nữ bịt mặt, chủ đầu tư dự án này đã có động thái mới, liên quan đến một số vấn đề mà cư dân bức xúc.
" alt="Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng vụ lùm xùm tại chung cư Topaz City"/>
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng vụ lùm xùm tại chung cư Topaz City
 được đưa lên trang bìa với dòng chữ: “Người đàn ông này đã thay đổi việc kinh doanh mãi mãi (Máy tính cá nhân có thể làm gì cho bạn)”.</p><p>Nội dung bài viết nhắc đến chiến lược của Michael Scott, CEO đầu tiên của Apple - một công ty máy tính mới nổi. Chi tiết đáng chú ý nằm ở quy tắc của Scott, được áp dụng từ ngày 1/1/1981 và trở thành chiến lược quan trọng của Táo khuyết.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Năm 1981, Apple đã áp dụng quy định không sử dụng máy đánh chữ trong công ty, chuyển sang phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính. Ảnh: Business Insider.
Theo đó, Scott yêu cầu tất cả nhân viên Apple không được sử dụng máy đánh chữ, chuyển sang phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính. Quyết định của ông có hiệu lực ngay lập tức.
“Apple là công ty sáng tạo. Chúng ta phải tin tưởng và dẫn dắt mọi lĩnh vực. Nếu phần mềm soạn thảo văn bản tiện dụng hơn, hãy sử dụng nó. Mục tiêu đến ngày 1/1/1981, không có máy đánh chữ nào tại Apple nữa”, CEO Michael Scott cho rằng máy đánh chữ đã lỗi thời, và Apple cần chứng minh điều đó trước khi thuyết phục khách hàng.
 |
Hình ảnh Steve Jobs trên bìa tạp chí Inc tháng 10/1981. Ảnh: Inc. |
Quy định ngừng sử dụng máy đánh chữ của Scott gây nhiều tranh cãi. Năm 1981, máy tính cá nhân vẫn là thị trường sơ khai. Đối thủ lớn của Apple là IBM PC phải đến tháng 8/1981 mới được ra mắt. Đến năm 1983, Microsoft Word mới phát hành bản đầu tiên.
Thậm chí, một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh là “eating its own dog food” (sử dụng sản phẩm trong nội bộ công ty hàng ngày trước khi ra mắt rộng rãi) phải đến vài năm sau mới xuất hiện. Tuy nhiên, Apple đã áp dụng chiến lược này từ rất sớm.
Theo Inc, điều khiến Apple tự tin loại bỏ máy đánh chữ có thể đến từ doanh số bán máy tính. Một thống kê cũ cho thấy Apple có thể đã bán 132.000 máy tính Apple II trong năm 1981, và 750.000 chiếc vào cuối năm 1982. Dù con số khá nhỏ, máy tính cá nhân vẫn là thị trường tiềm năng.
Trong bài viết của Inc, chính Jobs đã nói máy tính của Apple ngang với những “sáng tạo văn phòng” khác như máy đánh chữ IBM Selectric, máy tính bỏ túi, máy photocopy Xerox và "hệ thống điện thoại mới, tân tiến".
Thực tế trong tương lai cho thấy quyết định của Scott là chính xác. Máy đánh chữ từng là thiết bị văn phòng rất phổ biến cách đây 40 năm. Nhưng giờ đây, đa số doanh nghiệp đã không còn sử dụng nữa, thay vào đó gõ văn bản trên phần mềm máy tính.
Bên cạnh các cột mốc như Steve Jobs quay lại Apple năm 1996 hay iPhone ra mắt năm 2007, có thể xem quy tắc “không dùng máy đánh chữ” từ ngày 1/1/1981 là quy định quan trọng nhất trong lịch sử của Táo khuyết. Một ví dụ hiện đại hơn, Microsoft vào tháng 6/2019 đã ra quy định cấm nhân viên sử dụng Slack để chuyển sang Microsoft Teams.
Với việc dùng sản phẩm của chính mình hàng ngày, các nhân viên có thể phát hiện lỗi, những vấn đề trong lúc sử dụng để đội ngũ phát triển nhanh chóng khắc phục, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
(Theo Zing)

Apple sẽ mang đến những bất ngờ gì trong năm 2021?
Ngoài iPhone 13, AirTag, Apple Watch Series 7, Apple còn có những sản phẩm mới nào sắp ra mắt thị trường trong thời gian tới?
" alt="'Quy tắc Scott' của Apple"/>
'Quy tắc Scott' của Apple