Từ ngôi nhà cháy 5 người tử vong cảnh báo ‘yếu huyệt’ nhà ống, tập thể cũ
Vụ hỏa hoạn xảy ra lúc rạng sáng ngày 21/4,ừngôinhàcháyngườitửvongcảnhbáoyếuhuyệtnhàốngtậpthểcũ wolves – brighton tại căn nhà cạnh khu tập thể B9 Kim Liên (ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội), ghi nhận ban đầu, nhà có 2 tầng, 1 tum, tổng diện tích khoảng 65m2, có lối thoát hiểm trên tum (tầng 1 diện tích khoảng 33m2, tầng 2 diện tích khoảng 20m2, tầng 3 khoảng 10m2).
Theo UBND quận Đống Đa, mặc dù đám cháy không lớn, lực lượng chữa cháy có mặt kịp thời và dập tắt sớm, nhưng do căn nhà dạng ống nhỏ, không có đường thoát nhiệt khiến nhiệt độ cao và khói bốc nhanh.

Thực tế, đã có nhiều vụ cháy xảy ra tại những căn nhà phố, nhà ống. Cách đây khoảng 1 năm trước, cũng trên địa bàn quận Đống Đa đã xảy ra vụ cháy ở số nhà 311 Tôn Đức Thắng là ngôi nhà hình ống, cao 3 tầng, 1 tum, có mái lợp tôn hàn sắt, diện tích mặt sàn mỗi tầng khoảng 60m2, mặt tiền rộng khoảng 3,2m, nhà có lối ra vào duy nhất là cửa chính. Ngôi nhà được gia đình sử dụng để kinh doanh đồ sơ sinh (bỉm, sữa...). Các mặt hàng xếp trên các kệ tủ hàng đặt ở tầng 1. Các tầng 2, tầng 3 và tầng tum cũng chứa hàng và là nơi sinh hoạt của gia đình.
Nêu vấn đề về việc thoát hiểm trong nhà ống, chuyên gia xây dựng cho rằng, nhà ống hạn chế thoát nạn thì đúng nhưng nếu đầu tư đúng mức có hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động thì nhà ống vẫn đảm bảo an toàn.
Ghi nhận tại khu tập thể B9 Kim Liên xảy ra vụ cháy nghiêm trọng rạng sáng nay, gần như toàn bộ các hộ dân tại đây đều cơi nới thêm diện tích để sử dụng, chằng chịt “chuồng cọp”. Có những "chuồng cọp" đua ra nhiều mét, gây mất an toàn khi xảy ra cháy, nổ.
Nhìn nhận từ thực tế hiện nay, không chỉ ở khu tập thể B9 Kim Liên, tại nhiều chung cư cũ đến nhà ở riêng lẻ nhiều gia đình cơi nới, xây dựng “chuồng cọp” như vậy coi như tự nhốt mình trong sự nguy hiểm trong lồng sắt bít kín. Trong khi đó, theo chuyên gia về nguyên tắc người thiết kế không bao giờ thiết kế như vậy nhưng người sử dụng lại tự biến đổi.

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cần nhìn nhận khách quan. Không thể cứ đổ lỗi cho thiết kế nhà ống. Về thiết kế nhà ống, đô thị cũ phải chấp nhận nhưng vấn đề ở đây là phải thích ứng, ứng phó với thực tế. Đặc biệt ban công không làm chuồng cọp vừa vi phạm trật tự xây dựng, mất mỹ quan đô thị vừa mất an toàn.
Trong vụ cháy căn nhà cạnh khu tập thể B9 Kim Liên, ông Tùng cho rằng, cần làm rõ căn hộ bị cháy có tình trạng xây dựng trái phép hay không?
Bên cạnh đó, vị Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu lên thực trạng những phần đất lưu không giáp với các khu tập thể cũ xảy ra tình trạng bị người dân lấn chiếm, xây dựng trái phép. Đây là thực trạng tồn tại ở rất nhiều khu chung cư cũ ở Hà Nội.
“Để xảy ra tình trạng như vậy, trách nhiệm thuộc các cơ quan quản lý từ cấp phường, quận, sở, thành phố... buông lỏng quản lý. Cần làm rõ căn hộ bị cháy có tình trạng xây dựng trái phép hay không? Nếu có phải làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý địa bàn về mặt xây dựng để xử lý nghiêm” – ông Tùng nói.
Tình trạng mất an toàn ở những khu tập thể đã được xây dựng từ thế kỷ trước không phải đến bây giờ mới được nhắc đến. Đi kèm với tình trạng xuống cấp về kết cấu là các vấn đề về cơi nới, làm chuồng cọp được nhắc đến với tình trạng "nhà đeo ba lô, chống lạng", mất an toàn về cháy nổ... nhất là về thực tế đang tồn tại rất phổ biến là cơi nới "chuồng cọp".
KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho biết, theo thiết kế ban đầu của nhà tập thể tại Hà Nội đều đã tính toán đến yếu tố an toàn thoát hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, vấn đề an toàn, thoát hiểm khi có sự cố không được quan tâm đúng mức. Đồng thời, ý thức giữ gìn an toàn cháy nổ của một bộ phận người dân chưa cao nên từng xảy ra không ý vụ việc đáng tiếc.
Cũng theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, trong nhiều năm qua, vấn đề cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ được đặt ra nhưng đến nay thực hiện chưa được nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều như thiếu nguồn lực, cơ chế thoả thuận hỗ trợ đền bù di dời, quy hoạch... Vài năm qua, Bộ Xây dựng, TP Hà Nội và nhiều cơ quan ban ngành đang tích cực đẩy mạnh cải tạo nhà chung cư cũ ở Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là vấn đề đền bù di dời.
"Vụ cháy khiến 5 người tử vong ở nhà tập thể B9 Kim Liên là thêm 1 hồi chuông cảnh báo về an toàn công trình nhà ở cũ, xuống cấp trong nội đô nói chung, nhà tập thể nói riêng", ông Nghiêm nói.
Theo KTS Phạm Thanh Tùng, cần phải làm mạnh tay quyết liệt với vấn đề cơi nới xây dựng chuồng cọp. Để tránh tình trạng này luật pháp phải nghiêm, vi phạm là phải phá dỡ. Cơi nới như vậy không cháy thì cũng mất an toàn sập đổ.
"Những người dân đang sinh sống ở nhà chung cư cũ trước hết cần tự rà soát lại căn hộ của mình, chủ động loại bỏ các nguy cơ mất an toàn, lưu ý đến các vấn đề về phòng chống an toàn cháy nổ, tạo đường thoát hiểm khi có sự cố. Cần chủ động phương án, kỹ năng thoát hiểm để bảo vệ bản thân và gia đình" - ông Tùng nói.
Thuận Phong

(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Club Brugge, 00h45 ngày 19/2
Nữ sinh viên nghi nhiễm Covid-19 ở TP. Hải Dương âm tính nCoV khi xét nghiệm lại
Do kết quả có những nghi ngờ, CDC Hải Dương buộc phải xét nghiệm lại bằng các phương pháp khác, đồng thời gửi mẫu lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để khẳng định chính xác.
" alt="TP. Chí Linh ghi nhận 2 ca tái dương tính Covid" />Mua Kia Morning cũ, khách tốn thêm hàng chục triệu sau bổ máy
Chủ nhân mới của chiếc Kia Morning đời 2012 tận hưởng niềm vui có ô tô che mưa nắng chỉ được vài tuần thì chiếc xe lăn ra "chết máy" giữa đường
" alt="Có nên 'xuống tiền' mua ô tô đã làm lại máy hay không?" />Dòng iPhone 12 sẽ không trang bị màn hình 120 Hz. Ảnh: EverythingApplePro.
Từng có tin đồn tiết lộ rằng Táo khuyết có thể không trang bị màn hình 120 Hz trên dòng iPhone 12 (gồm bộ đôi iPhone 12 Pro) do vấn đề kỹ thuật. Nhiều người hy vọng việc hoãn thời gian ra mắt sẽ giúp Apple tìm ra giải pháp, tuy nhiên tin đồn từ Prosser đã dập tắt hy vọng ấy.
Người dùng smartphone Android không còn xa lạ với màn hình 120 Hz. Khá nhiều smartphone cao cấp như Samsung Galaxy S20 Ultra, Galaxy Note20 Ultra, Galaxy Z Fold2, OnePlus 8 Pro hay một số mẫu tầm trung như Realme X50 5G, Poco X2… cũng đã có màn hình 120 Hz.
Về ưu điểm, màn hình 120 Hz mang đến hiệu ứng cuộn lướt nhanh hơn, các tựa game cũng có chuyển động mượt mà hơn. Tuy nhiên màn hình tần số quét cao cũng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.
Đối với Apple, màn hình 120 Hz mới chỉ xuất hiện trên dòng iPad Pro 2017 trở về sau với tên gọi ProMotion, trang bị khả năng chuyển giữa 120 Hz và 60 Hz tùy theo ứng dụng đang mở.
Samsung Galaxy Note20 Ultra trang bị màn hình 120 Hz. Ảnh: Lê Trọng.
Dòng iPhone 12 5G dự kiến có 4 phiên bản, gồm 2 phiên bản tiêu chuẩn với màn hình 5,4 inch, 6,1 inch và 2 phiên bản Pro màn hình 6,1 inch, 6,7 inch. Cả 4 trang bị màn hình OLED, thiết kế mới, Face ID được nâng cấp và chip xử lý A14 Bionic.
Tin đồn ngày 4/9 cho biết chỉ có iPhone 12 Pro Max được trang bị mạng 5G với băng tần mmWave, trong khi 3 mẫu còn lại sử dụng băng tần Sub-6GHz (tốc độ thấp hơn, vùng phủ sóng rộng hơn 5G mmWave).
Cả 4 mẫu iPhone 12 dự kiến có bộ nhớ tiêu chuẩn là 128 GB. Giá bán cho iPhone 12 5,4 inch dự kiến là 650 USD, bản 6,1 inch là 750 USD. iPhone 12 Pro và 12 Pro Max có giá lần lượt là 1.000 USD và 1.100 USD.
Dòng iPhone 12 dự kiến ra mắt vào tháng 10, muộn hơn vài tuần so với thường lệ.
Theo Zing/Laptop Mag
iPhone 13 sẽ có tính năng thay đổi hoàn toàn diện mạo iPhone
Theo tiết lộ mới nhất, dòng iPhone mới xuất xưởng năm sau của Apple sẽ được trang bị tính năng công nghệ rất được mong đợi lâu nay.
" alt="iPhone 12 không có màn hình 120 Hz?" />-Hơn 3 tháng kể từ khi gói 30.000 tỷ chấm dứt giải ngân với hợp đồng mới, nhiều dự án nhà giá rẻ, ăn theo ưu đãi này, đã có lúc gần như bế tắc. Tuy nhiên, với nhu cầu lớn của thị trường, các doanh nghiệp từ chỗ bị “sốc” đã tung ra những chiêu mới để hút khách.
Anh Quang Hùng, khách hàng tìm mua căn hộ gói 30.000 tỷ cho biết, anh đặt chỗ mua căn hộ ngày 25/3. Chỉ vài ngày sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã ra thông báo chấm dứt giải ngân gói này với hợp đồng mới kể từ ngày 31/3. Rất may là chưa ra hợp đồng, nên việc rút lại tiền không có gì khó khăn. Nhiều trường hợp đã ra hợp đồng giờ phải đi đòi tiền từ chủ đầu tư rất vất vả.
Nhiều chiêu bán hàng mới xuất hiện sau khi đóng gói 30.000 tỷ
“Với thu nhập 2 vợ chồng khoảng 20 triệu/tháng, trừ các khoản chi phí, số tiền còn lại hàng tháng không bao nhiêu. Nếu không có ưu đãi lãi suất thì rất khó để sở hữu nhà. Tưởng chừng như gói 30.000 tỷ đóng cửa là giấc mơ có nhà khép lại, nhưng sau đó, tôi được người bạn giới thiệu 1 dự án khác cạnh đại lộ Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức. Chủ đầu tư kết hợp ngân hàng cho vay ưu đãi lãi suất 6% trong vòng 4 năm, mức giá cũng chỉ 1,1 tỷ/căn, nên gia đình tôi đã quyết định xuống tiền” - anh Hùng chia sẻ.
Chị Nguyệt Hằng, một nhân viên môi giới ở phân khúc căn hộ giá rẻ, cho hay: “Để bán được hàng, đa phần các chủ đầu tư đều cam kết, nếu khách không vay được gói 30.000 tỷ, chủ đầu tư sẽ trả lại tiền. Do vậy, sau ngày 31/3, rất nhiều khách hàng kéo nhau lên sàn chủ đầu tư đòi tiền. Có dự án, lượng khách đặt mua đòi rút lại tiền lên đến 80%. Môi giới dính những căn này thì coi như “tiêu” luôn tiền hoa hồng. Thậm chí còn bị khách hàng la mắng khi thủ tục giải quyết trả lại tiền chậm trễ”.
Thực tế, sau 1 thời gian chững lại, các dự án đã bắt đầu tung chiêu mới để kích cầu. Dự án Dream Home Palace (Q.8), là 1 trong những trường hợp điển hình có nhiều khách hàng “vay hụt” gói 30.000 tỷ. Để giữ chân nhóm khách hàng này, chủ đầu tư đã cam kết lãi suất vay cố định 5%/năm, khách hàng chỉ cần thanh toán 15% ngay khi ký hợp đồng, đến 15 tháng sau mới phải thanh toán tiếp 10% và 5% đến khi nhận nhà.
Ưu đãi lãi suất như Dream Home Palace (Q.8) cũng là chiêu khá phổ biến của các chủ đầu tư. Dự án Heaven Riverview (Q.8), Ngọc Đông Dương (Q.Bình Tân)… được hỗ trợ lãi suất ưu đãi 7,5%/năm. Khách hàng dự án Dragon Hill 2 có thể lựa chọn gói hỗ trợ lãi suất 0% trong thời gian từ 24 - 30 tháng hoặc chiết khấu tới 9,5% nếu không tham gia vay vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, một động thái kích cầu khác là đẩy nhanh tiến độ thi công trước khi bán hàng và giãn tiến độ thanh toán cho “dễ thở”. Theo ghi nhận thị trường, dự án Saigon Metro Park (Q.Thủ Đức) chuẩn bị cất nóc mới tung ra thị trường. Tại dự án Dragon Hill 2 khách hàng chỉ cần số vốn ban đầu 20% tổng giá trị căn hộ, phần còn lại sẽ được trả 1%/tháng cho tới khi nhận nhà. Trong khi đó, khách mua căn hộ Him Lam Phú Đông được thanh toán 1%/tháng, trong vòng 6 năm.
Theo ông Đinh Duy Trinh, Giám đốc điều hành Bản Việt Land, để có những chính sách bán hàng hấp dẫn, đa phần các chủ đầu tư phải tự gồng mình để chia sẻ với khách hàng. Phần chênh giữa lãi suất cho vay thương mại thông thường với lãi suất ưu đãi cho khách hàng do chủ đầu tư gánh. Đây là chính sách tốt nhưng chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mới kham nổi.
“Việc đưa ra nhiều chính sách bán hàng khác nhau sẽ tạo điều kiện tiếp cận hiệu quả với từng nhóm khách hàng với nhu cầu và khả năng thanh toán riêng. Thông thường lãi suất ưu đãi chỉ duy trì trong 1 - 2 năm đầu, rất hiếm chủ đầu tư kéo dài cho những năm sau. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ để tính toán về mặt tài chính phù, tránh rủi ro về sau”.
Quốc Tuấn
" alt="Đại gia xuất chiêu cứu vãn gói 30.000 tỷ" />- Trong lúc xô xát trong bếp, bà H. lấy dao đâm trúng ngực chồng khiến cụ ông 72 tuổi gục chết tại chỗ.
Trưa 2/1, vợ chồng ông N.V.T (72 tuổi) và bà D.T.H (71 tuổi, cùng trú thôn Đại Chí, xã Tây An, huyện Tây Sơn, Bình Định) đã xảy ra xô xát đánh nhau tại nhà bếp.
Trong lúc mâu thuẫn, bà H. bất ngờ lấy 1 con dao đâm trúng ngực ông T. khiến nạn nhân chết tại chỗ. Bà H. lấy chiếu đắp lên thi thể chồng rồi lên UBND xã tự thú.
Công an huyện Tây Sơn đã bàn giao nghi phạm và hồ sơ vụ án cho Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Bình Định điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Vụ chặt đầu ở Bình Dương: Vết máu khô 'lật mặt' nghi can sát hại chồng
Vết máu khô trong phòng trọ và thái độ bất thường của nghi can khi công an tìm tới đã tố cáo kẻ gây án...
" alt="Vợ 71 tuổi đâm chồng 72 tuổi tử vong" />Đến 18h chiều nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 2.448 ca Covid-19, trong đó có 1.542 ca mắc do lây nhiễm trong nước.
Riêng từ ngày 27/1 đến nay, cả nước phát hiện 849 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại nhiều tỉnh, thành. Trong đó, có 10 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng (Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.HCM).
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế hôm nay công bố khỏi bệnh thêm 32 ca Covid-19, gồm bệnh nhân 1883, 1824, 2010, 1725, 1825, 1866, 1580, 1796, 1832, 1752, 1995, 1708, 1561, 1766, 1606, 1584, 1585, 1596, 1630, 1751, 2130, 1989, 1611, 1588, 1578, 2135, 2238, 2241, 1621, 1791, 2139 và 1878.
Như vậy, các cơ sở y tế hiện đã chữa khỏi cho 1.876 bệnh nhân Covid-19.
Tổng số người đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 63.054 người. Trong đó, có 555 người cách ly tại bệnh viện, 12.218 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 50.281 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Nguyễn Liên
Những bệnh nhân cuối cùng rời khỏi Bệnh viện dã chiến số 1 Hải Dương
Hôm nay 28/2, Bệnh viện dã chiến số 1 Hải Dương (TTYT TP. Chí Linh) đã chuyển 65 bệnh nhân Covid-19 cuối cùng sang Bệnh viện dã chiến số 3 (Trường ĐH Sao Đỏ cơ sở 2).
" alt="Thêm 16 ca Covid" />
- ·Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2
- ·Bán nhà cho nợ 80%: Chiêu 'đá' cục nợ xấu sang khách hàng?
- ·Bệnh viện Quảng Trị lên tiếng khi bị tố làm bé 3 tuổi tử vong
- ·MobiFone về đích sớm dự án 3G/4G cho các thôn ‘trắng sóng’
- ·Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Nam Định, 17h00 ngày 19/2: Vùi dập giấc mơ
- ·Kiều nữ học hết lớp 5 cầm đầu đường dây đánh bạc 2.000 tỷ
- ·Tin chuyển nhượng 15
- ·3,2 triệu giờ tìm, diệt tin sai sự thật trên Facebook
- ·Nhận định, soi kèo Dewa United vs Persebaya Surabaya, 19h00 ngày 21/2: Cửa dưới thất thế
- ·MU sợ Greenwood 'ăn chơi sa đọa' hỏng sự nghiệp
Cú ra chân nhanh như điện hạ gục kẻ cướp tiệm vàng
Phát hiện thấy kẻ cướp tiệm vàng đang bỏ chạy, người đàn ông tung chân ra ngáng đường và hạ gục cô gái.
" alt="Cô gái phản đòn quật ngã nữ tài xế giữa phố" />Việt Nam tiêm vắc xin Covid-19: Chi tiết các phản ứng sau tiêm cần biết
Sau tiêm vắc xin AstraZeneca, trên 10% sẽ gặp các phản ứng sau tiêm như mệt mỏi, khó chịu, đau tại chỗ, buồn nôn, đau cơ.
" alt="Số liều vaccine Covid" />-Theo ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), với mức độ sử dụng cát như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng.
Nhu cầu 2,3 tỉ m3, trữ lượng còn 2 tỉ m3
Thời gian vừa qua, trên địa bàn nhiều khu vực, nguồn cung khan hiếm, giá cát xây dựng tăng cao, mỗi nơi một giá. Theo báo cáo Bộ Xây dựng, từ tháng 4/2017, giá cát xây dựng có hiện tượng tăng đột biến với biên độ từ 50/200% so với tháng 3-2017.
Như ở TP. Hồ Chí Minh, ghi nhận tại một số cửa hàng vật liệu xây dựng giá cát vàng dùng trong xây dựng đã tăng lên gấp đôi kể từ đầu năm 2017 đến xấp xỉ 500.000 đồng/m3.
Nhu cầu từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3 (Ảnh minh họa).
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, theo số liệu báo cáo về lĩnh vực cát xây dựng hiện nay 49/63 tỉnh TP đến hết năm 2016, tổng trữ lượng cát sỏi đã cấp phép khai thác là 691.516 triệu m3.
Cũng theo ông Bắc, số liệu điều tra cho thấy, đến năm 2020 là nhu cầu về cát xây dựng (cát san lấp, cát đổ bê tông, cát xê tô) trữ lượng cát năm 2015 khoảng 50-60 triệu m3 mỗi năm. Đến năm 2020 khoảng 130 triệu m3/năm. Nhu cầu từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3.
Từ số liệu điều tra tính toán trên, đại diện Bộ Xây dựng nêu nhận định: “Với mức độ sử dụng như hiện tại thì đến năm 2020 hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng. Số liệu thống kê Vụ vật liệu xây dựng tổng hợp”.
Lý giải về hiện tượng giá cát “nhảy múa” trong thời gian qua, theo Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng xuất phát từ giai đoạn vừa qua việc khai thác cát không đúng quy định xảy ra ở nhiều địa phương. Chính phủ đã tăng cường siết chặt công tác quản lý trong hoạt động khai thác cát, sản lượng khai thác hạn chế và nhiều địa phương không có nguồn cát cung cấp cho xây dựng dẫn đến giá cát tăng lên.
Cùng với đó, trong vài năm gần đây lượng cát bồi ở một số dòng sông đã bị hạn chế do các đập thủy điện, các đập trong ngành công nghiệp xây dựng lên làm cho cát bồi tại các tuyến sông hạn chế dẫn đến trữ lượng khai thác cát ở các dòng sông giảm đi.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cũng thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua có hiện tượng cát tăng gấp đôi, gấp 3 chủ yếu tại thị trường TP Hồ Chí Minh lý do nguồn cung hạn chế và nhấn mạnh về tình trạng đầu cơ cát.
“Chúng ta kiểm soát việc khai thác cát ở cát cửa sông, cửa biển để tránh tình trạng sụt lún nên nguồn cát hạn chế. Nhưng chủ yếu là tình trạng đầu cơ. Đây là tình trạng diễn ra rất nhiều nhân đà một số cơ sở gom cát, một số địa phương hạn chế việc lưu thông dẫn đến giá tăng đột biến” – Thứ trưởng nói.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương lại có chủ trương không bán cát ra ngoài tỉnh là trái với quy định. “Lưu thông hàng hóa để kích thích thị trường là chuyện bình thường. Bộ Xây dựng đã có ý kiến chỉ đạo nghiêm cấm việc tích trữ cát. Có hàng là phải bán, phải lưu thông”- ông Hùng nói.
Sử dụng vật liệu thay thế
Trước thực trạng trên, theo ông Bắc, ngày 9/6/2017, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng về tình trạng thiếu hút cát và giải pháp khắc phục.
“Nguồn để sử dụng cát xây dựng thì không tăng trước đây chúng ta sử dụng cát vào việc san lấp nhiều. Cát san lấp chiếm 70-80% sản lượng cát, trước đây cũng có quy chuẩn về cát san lấp Bộ đã tham mưu với Thủ tướng hạn chế sử dụng cát vào san lấp.
Bộ đã xây dựng và trình thủ tướng Chính phủ ban hành đề án sử dụng tro sỉ thạch cao của các nhà máy vật liệu hóa chất đề làm nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp giảm ô nhiễm môi trường. việc này phải kèm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn vật liệu san lấp. Về việc này đã giao cho viện khoa học và công nghệ đang xây dựng tiêu chuẩn. Cuối năm 2017 sẽ ban hành quy chuẩn này” – ông Bắc cho biết.
Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng cũng nhấn mạnh cần tăng cường sử dụng các vật liệu khác tại địa phương thay cho cát sông. Tiến tới không dùng cát sông làm vật liệu san lấp.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương tăng cường sử dụng các vật liệu khác như đất, phế thải công nghiệp làm vật liệu san lấp, thay thế cát sông. Cũng theo Thứ trưởng, nghiên cứu sử dụng cát xay từ đá dùng cho đổ bê tông như nhiều nước đang thực hiện. Thời gian tới Bộ sẽ hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, đơn giá để thực hiện các giải pháp về vật liệu thay thế.
Cấm bán cát ra ngoài là không đúng
“Theo như phản ánh của báo chí một số địa phương các tỉnh có chủ trương không cho vận chuyển cát ra ngoài. Tháng 3-2017 Thủ tướng đã có chỉ thị yêu cầu UBND cấp tỉnh bãi bỏ quy định cấm và tạm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương. Do vậy, với những địa phương nào có quy định không vận chuyển cát ra khỏi khu vực của tỉnh là không đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng” – ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng).
Hồng Khanh