Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc,ênQuangđẩymạnhtruyềnthônggiảmthiểutìnhtrạngtảohôkết quả bóng đá thế giới gần 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Theo Ban Dân tộc tỉnh, trong 5 năm từ 2017-2022, tỉnh có gần 800 cặp vợ chồng tảo hôn, chiếm gần 4% tổng số cặp kết hôn cùng thời điểm. Độ tuổi tảo hôn thường từ 15 đến 17 tuổi đối với nữ; từ 16 đến 19 tuổi đối với nam. Không ít trường hợp tảo hôn khi cả hai bên nam, nữ đang là học sinh cấp 2.
Những trường hợp này thường bỏ học sau khi kết hôn, cuộc sống kinh tế khó khăn vất vả, thiếu kiến thức về cuộc sống, chăm sóc, nuôi dạy con cái.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 76 trường hợp tảo hôn, tập trung nhiều nhất ở huyện Yên Sơn, Hàm Yên. Số ca mang thai ở tuổi vị thành niên là 285, 80% trong số này là trẻ ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên và Yên Sơn.
Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Tuyên Quang đã đồng loạt tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động như treo pano, áp phích tuyên truyền tại các khu đông dân cư, thường xuyên có người qua lại; thi tuyên truyền viên giỏi bằng hình thức sân khấu hóa...
Điều này nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tạo sự đồng thuận trong xã hội giảm thiểu, ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tới đây, tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể, đặc biệt chú trọng các hoạt động truyền thông về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh việc đa dạng hóa các hình thức, công tác truyền thông cũng cần sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị, các địa phương; phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Nội dung 2 Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tập trung vào một số hoạt động chủ yếu, trong đó có truyền thông, vận động chính sách, pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình; tổ chức tư vấn chuyên môn tại cộng đồng về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục về tảo hôn, hôn nhân cận huyết...
'Cú huých' nâng cao chất lượng dân số đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiLãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên đánh giá việc triển khai các hoạt động của Dự án 7 là "cú huých" nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.