
Audi RS3RS là phân khúc xe hoàn toàn mới được Audi tạo ra, nó khác biệt với tất cả những dòng xe thể thao của các hãng khác ở thời điểm hiện tại.
Mẫu RS3 tạo ra công suất 395 mã lực và chỉ mất 4,1 giây để đạt từ 0-60 dặm/h (xấp xỉ 96km/h). Tốc độ tối đa là 174 dặm / giờ (xấp xỉ 280 km/h), điều này đã khiến chiếc RS3 được xếp vào hạng siêu xe trong vài thập kỷ trước.
100 Coupe S
 |
Audi 100 Coupe S |
100 Coupe S có thể không nổi tiếng nhất trong số các mẫu xe của Audi, nhưng đây lại là mẫu xe có kiểu dáng đặc biệt và bắt mắt hàng đầu của hãng xe Đức. Mẫu xe này được phát triển cùng với Porsche, và có khoảng 30.000 chiếc được sản xuất.
Hiện nay, không biết chính xác còn bao nhiêu chiếc 100 Coupe S còn tồn tại, nhưng mẫu xe này được giới sưu tập rất ưa chuộng bởi nó có dáng đẹp và là một phần trong lịch sử của Audi.
RS4 B7
 |
Audi RS4 B7 |
RS4 B7 là thế hệ thứ hai của mẫu xe này và báo hiệu sự trở lại thị trường xe gia đình hiệu suất cao của Audi sau gần 5 năm gián đoạn. Đây cũng là mẫu xe thể thao có ngoại hình đa dạng nhất của Audi khi có sẵn dưới dạng wagon, sedan và cả mui trần.
Nó đã dành được nhiều giải thưởng, bao gồm cả danh hiệu "Xe hiệu suất thế giới năm 2007" tại giải thưởng Xe của năm. Do đó, RS4 B7 được coi là xe thể thao tốt nhất của Audi từ trước đến nay.
TT RS MK3
 |
Audi TT RS MK3 |
Mẫu xe mới nhất và sở hữu khối động cơ lớn nhất trên nền tảng TT là MK3 RS. Nó sử dụng động cơ 2.5L inline-5 tương tự như RS3, cho công suất 395 mã lực. Tuy nhiên, vì TT RS còn nhẹ hơn RS3, nên chiếc xe này có cảm giác lái "bốc" hơn, đạt từ 0-60 dặm/h chỉ trong 4 giây.
Giống như hầu hết các mẫu RS hiện đại, xe được trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian Quattro và hộp số tự động bảy cấp. Autocar đã đánh giá chiếc xe và gọi nó là "quả bom nhỏ 4,0 giây" ca ngợi khả năng tăng tốc và tốc độ vượt trội, đồng thời cho rằng, nó có thể là chiếc xe tốt nhất trong phân khúc.
RS2 Avant
 |
Audi RS2 Avant |
RS2 Avant là chiếc xe đã định hình tương lai của Audi thành nhà sản xuất như ngày nay. Đây là phiên bản hợp tác giới hạn giữa Porsche và Audi, và đây là chiếc xe Audi RS đầu tiên. Nhiều tính năng của chiếc xe đã trở thành tiêu chuẩn cho các mẫu Audi ngày nay, đặc biệt là hệ thống Quattro.
Điều đặc biệt, tuy là mẫu xe được sản xuất từ khá lâu nhưng RS2 Avant có khả năng tăng tốc đoạn ngắn rất tốt, đạt từ 0-30 dặm/h (xấp xỉ 48 km/h) chỉ trong 1,5 giây, nhanh hơn một chiếc McLaren F1.
TT MK1
 |
Audi TT MK1 |
TT là dòng xe bán chạy bậc nhất trong các dòng xe thể thao hiệu suất cao của Audi, và điều đó phần lớn là do sự thành công ban đầu của MK1.
Chiếc xe được bán chạy ngay từ khi được giới thiệu vào năm 1998 cho đến khi ra mắt thế hệ thứ hai vào năm 2006. Mặc dù từng bị thu hồi để cải thiện khả năng xử lý ở tốc độ cao, nhưng ngày nay, nó cũng là một trong những chiếc Audi đã qua sử dụng "hút khách" nhất với chất lượng hoàn hảo và giá rẻ.
R8
 |
Audi R8 |
Siêu xe hàng đầu của Audi đã gây ra làn sóng 'hot' chưa từng thấy khi lần đầu tiên được ra mắt, và thậm chí cho đến ngày nay, đây vẫn là một trong những chiếc siêu xe được ưa chuộng nhất. Mẫu R8 đi kèm với động cơ V8 hoặc V10, cho công suất lên tới 612 mã lực.
Để đảm bảo chất lượng tuyệt vời, mỗi chiếc xe đều được chế tạo thủ công tại nhà máy của Audi Sport và sau đó được kiểm tra bằng máy laser để đảm bảo mọi thứ đều vừa vặn trong phạm vi 0,1 mm so với vị trí cần thiết.
RS6 Avant
 |
Audi RS6 Avant |
Sau nhiều năm chờ đợi, Audi RS6 Avant cuối cùng cũng đã đến được nước Mỹ vào năm 2021. Với công suất 591 mã lực, đây là một chiếc xe vừa nhanh, vừa mạnh mà vẫn tiện dụng khi có 5 chỗ ngồi rộng rãi, có thể thoải mái chở cả gia đình bên trong.
Mẫu xe RS6 2021 của Audi có giá khá cao, từ khoảng 110 nghìn USD trở lên, nhưng nó vẫn rất đáng giá bởi sự mạnh mẽ và thực dụng.
Sport Quattro
 |
Audi Sport Quattro |
Audi Sport Quattro là mẫu xe đua nổi tiếng nhất của Audi bởi nó có cảm giác lái thật đáng kinh ngạc. Chiếc xe được sinh ra với các tiêu chuẩn đáp ứng các quy định để lọt vào Bảng B của Giải vô địch đua xe thế giới.
Phiên bản Sport Quattro đã từng giành được danh hiệu vô địch trong nhiều cuộc đua từ năm 1982-1984. Đến nay, mẫu xe này vẫn được coi là mẫu xe đua thành công nhất của Audi. Ngày nay, nó còn được giới chơi xe săn đón như một món đồ sưu tập giá trị.
Hoàng Hiệp (theo Hot Cars)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những mẫu xe bán tải bền bỉ nhất của thập niên 80
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, những chiếc xe bán tải với chất lượng tuyệt vời đã được chế tạo. Rất nhiều trong số đó còn có dư âm đến tận ngày nay.
" alt=""/>Ngắm những chiếc xe thể thao Audi ‘xịn sò’ nhất từng được sản xuất

Y tế là một trong những lĩnh vực Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2020 xác định cần ưu tiên chuyển đổi số trước (Ảnh: Thanh Duyên)Chương trình cũng lưu ý, việc chuyển đổi số một số ngành, lĩnh vực ưu tiên nêu trên phải chú trọng tới triển khai các sáng kiến nhằm liên kết giữa các ngành, lĩnh vực để cung cấp một trải nghiệm mới hoàn toàn khác, mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Y tế
Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế sẽ tập trung vào các nhiệm vụ như: Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh. Xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.
Thử nghiệm sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc như là bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị.
Đồng thời, tạo hành lang pháp lý cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.
Giáo dục
Các nhiệm vụ, giải pháp sẽ được chú trọng để chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam là: phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.
100% các cơ sở giáo dục triển khai dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp.
Tài chính - Ngân hàng
Để chuyển đổi số lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, sẽ xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán.
 |
Với lĩnh vực Tài chính -Ngân hàng, sẽ chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, thúc đẩy hợp tác với các công ty Fintech. (Ảnh minh họa) |
Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng. Việc này nhằm thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia, đưa dịch vụ tài chính - ngân hàng đến gần hơn những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được ngân hàng phục vụ dựa vào sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngang hàng.
Bên cạnh đó, hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.
Nông nghiệp
Với lĩnh vực này, sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Đặc biệt, sẽ xem xét thử nghiệm sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ…) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.
Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.
Giao thông vận tải và logistics
Triển khai chuyển đổi số lĩnh vực Giao thông vận tải và logistics, sẽ tập trung phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics như cảng biển, cảng thủy nội địa, hàng hông, đường sắt, kho vận…
Chú trọng phát triển nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng thành hệ thống một cửa cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu nhằm vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác, hỗ trợ việc đóng gói và đăng ký, hoàn thiện quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan.
Đồng thời, chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép người điều khiển phương tiện số.
Năng lượng
Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.
Kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.
Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, giải pháp được ưu tiên là xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Cụ thể như, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; cơ sở dữ liệu về lĩnh vực khác (nền địa lý quốc gia; quan trắc tài nguyên và môi trường; đa dạng sinh học; nguồn thải; viễn thám; biển và hải đảo; biến đổi khí hậu; hí tượng - thủy văn; địa chất - khoáng sản…).
Xây dựng bản đồ số quốc gia mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát triển kinh tế - xã hội; triển khai những giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.
Sản xuất công nghiệp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ được triển khai theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.
Với mỗi ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số kể trên, trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Thủ tướng Chính phủ cũng giao cụ thể trách nhiệm chủ trì, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cho các Bộ, cơ quan.
M.T

Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt=""/>Những lĩnh vực nào cần ưu tiên chuyển đổi số trước tại Việt Nam?