Khi chồng tôi vừa cầm khăn đưa lên lau lưng cho tôi, mẹ chồng từ đâu xuất hiện, giật lấy chiếc khăn và bắt đầu la ó.
Bà nói như thét vào mặt anh: “Đàn ông lau người cho vợ mới sinh thì chỉ rước xui xẻo vào thân, làm sao mà ngẩng đầu lên nhìn thiên hạ. Tôi khi xưa đẻ tận 5 con, có bắt chồng phải động tay vào những việc dơ bẩn như thế đâu”.
Bà vừa nói vừa liếc sang tôi. Tôi sợ hãi, run rẩy. Bà tiếp tục đay nghiến: “Đừng tưởng đẻ được con trai thì hành hạ chồng. Thứ đàn bà chẳng hiểu phép tắc”.
Nghe lời ấy, những người nằm cùng phòng nhìn tôi, người tỏ vẻ thương cảm, người ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Còn tôi, tôi xấu hổ đến mức chỉ muốn chui xuống đất.
Làm dâu hơn 5 năm, tôi cũng phần nào hiểu được sự khắt khe, khó tính… của mẹ chồng. Tôi mang thai cũng chẳng được quan tâm, phải tự tay làm tất cả việc nhà.
Ngày Tết, tôi mang bụng to làm gà, nấu xôi… còn mẹ chồng chỉ ngồi cắn hạt dưa rồi nhả vỏ đầy nhà. Chồng giúp tôi rửa chén, bà cũng không cho và bảo anh cứ đi nhậu thoải mái.
Tôi ấm ức thì chồng lại xoa dịu, bảo bà sống cũng chẳng bao lâu nữa thôi thì cố làm vui lòng bà trong những năm tháng cuối đời.
Sau nhiều lần gặng hỏi, chồng tôi mới tiết lộ lý do mẹ chồng thù ghét tôi. Thì ra, từ đầu, bà đã không đồng ý cho con trai cưới tôi, bởi tôi có cái xoáy trước trán.
Theo quan niệm của bà, người phụ nữ có xoáy trước trán thường bướng bỉnh, lấn lướt chồng. Thế nên, bà không muốn con trai rước một người như tôi về làm vợ.
Từ khi hiểu được nguyên nhân bị mẹ chồng ghét bỏ, tôi cố gắng cắn răng chịu đựng, oan ức cỡ nào cũng không dám hé môi. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ hình dung trong lúc con dâu vừa sinh con mà mẹ chồng lại làm ầm lên với một chuyện cỏn con.
Ở lần sinh trước, tôi sinh con gái nên mẹ chồng chẳng hề để tâm. Thậm chí, bà còn không đến bệnh viện thăm cháu. Lần này, nghe tin tôi sinh con trai, có lẽ bà đến bệnh viện để kiểm chứng.
Trước sự quá đáng của mẹ chồng, tôi đề nghị chồng ra ở riêng. Thế nhưng, anh lại chần chừ, lo sợ làm buồn lòng mẹ.
Tôi phải chịu đựng sự quá đáng của mẹ chồng đến bao giờ nữa? Tôi phải làm sao để xóa bỏ quan niệm cổ hủ của mẹ chồng?
Độc giả K.Loan
Cầu chờ đường
Tỉnh lộ 9 là cung đường thường xảy ra ùn tắc, từng đoàn xe tải nối nhau qua lại, nhiều đoạn chỉ rộng 5 - 6m. Người dân điều khiển các loại phương tiện như xe máy, xe đạp phải né sát vệ đường, thậm chí không dám lưu thông vì mặt đường quá chật hẹp, lởm chởm nhiều ổ gà.
Đường tỉnh lộ 9 là con đường huyết mạch của huyện Củ Chi, nối tư đường Lê Văn Khương (quận 12) đi Củ Chi qua cầu Phú Cường đến TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) dài khoảng 6km. Hàng ngày cung đường này đang phải oằn mình hứng chịu một lượng lớn dòng xe qua lại. Nghịch lý là, hàng chục cây cầu trên tỉnh lộ 9 đã xây dựng mới, rộng thênh thang nhưng phải nằm chờ đường.
Lãnh đạo sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, hiện nay Sở đã thẩm định xong dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 9 (đoạn từ cầu Rạch Tra đến tỉnh lộ 8) huyện Củ Chi theo hình thức PPP (hợp đồng BT) đang chờ UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt. Theo đó, tổng chiều dài tuyến đường nâng cấp khoảng 5,76km, thuộc công trình cấp 2, tốc độ thiết kế 60km/giờ. Dự kiến thời gian thi công trong 2 năm 2017-2019 với tổng mức đầu tư 1.047 tỷ đồng.
![]() |
Hạ tầng giao thông đang là điểm nghẽn của khu Tây Bắc |
Tương tự, tỉnh lộ 8 cũng là con đường huyết mạch của huyện Củ Chi nối Long An - TP.HCM và tỉnh Bình Dương nhưng sau gần 10 năm thực hiện dự án nâng cấp mở rộng đường cho đến hiện tại vẫn chưa xong. Tỉnh lộ 8 có chiều dài 6,8km, rộng 20m (kể cả vỉa hè), được phê duyệt từ năm 2008, thời hạn thực hiện dự án từ quý 3-2008 đến quý 4-2009. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn còn nham nhở, chắp và, mặt đường lồi lõm, nhiều ổ gà, thậm chí nhiều đoạn vẫn còn nguyên hiện trang ban đầu vì chưa giải phóng xong mặt bằng.
Ông Lê Văn Thuận, Phó giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Củ Chi (chủ đầu tư dự án tỉnh lộ 8) cho biết, dự án chậm triển khai là do vướng nhiều thủ tục pháp lý và công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành nên không thể triển khai. Hiện nay, toàn dự án mới hoàn thành khoảng 75% khối lượng, vẫn còn 15 hộ không chấp nhận mức giá bồi thường, 10 hộ nằm trong diện bồi thường của một dự án khác. Vì thi công chậm nên vối đầu tư đã tăng từ ừ 186 tỉ đồng lên 870 tỉ đồng.
“Cây đũa thần” phát triển kinh tế
Theo ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, để phát triển kinh tế vùng Tây Bắc, không còn cách nào khác là phải đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Do vậy, trong thời gian qua, thành phố đã và đang đầu tư nhiều dự án đường hướng tâm như quốc lộ 22, đường Phan Văn Hớn, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 15…
Một trong những dự án trọng điểm để tháo nút thắt cho cửa ngõ Tây Bắc đang được thi công hối hả ngày đêm là nút giao thông An Sương (quận 12). Việc xây dựng công trình này sẽ giúp thông thoáng trục đường huyết mạch từ TP.HCM đi các tỉnh miền Đông, miền Tây và ngược lại, cũng như từ trung tâm TP.HCM về huyện Củ Chi, tỉnh Tây Ninh...
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12 cũng cho rằng, hạ tầng giao thông như một cây đũa thần để phát triển giao thông khu Tây Bắc TP.HCM. Tuy nhiên, hiện nay giao thông đến với khu kinh tế Tây Bắc TP.HCM chủ yếu qua nút giao Cộng Hòa - Trường Trinh - Ngã Tư An Sương - Quốc Lộ 22. Nhưng nút giao thông này hiện nay đang quá tải nên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của cả vùng, trong đó có quận 12.
Để giải quyết bài toán giao thông, lãnh đạo quận 12 đã mời đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch phân khu chức năng phía Đông (Phường An Thới Đông, phường Thới An quận 12) để xây dựng đường Vườn Lài, cầu Vàm Thuật kết nối với trung tâm thành phố. UBND TP.HCM cũng đã đồng ý để quận xây dựng hai công trình giao thông trọng điểm kết nối với trung tâm thành phố. Cụ thể, dự án đường Vườn Lài, cầu Vàm Thuật ở mặt đất sẽ kết nối với phường 13, quận Bình Thạnh; dự án đường trên cao số 4 sẽ đi trên cao đường Vườn Lài kết nối với đường Thái Sơn, quận Gò Vấp.
Bên cạnh đó, thành phố đã kiến nghị và được Bộ Giao thông Vận tải đồng ý xây dựng tuyến đường trên cao số 5 từ nút xoay An Lạc kết nối với nút giao Xa Lộ Hà Nội - Quốc lộ 1A (đoạn khu Công Nghệ Cao, quận 9). Đó là chưa kể, công trình hầm chui An Sương đang thực hiện; đường Thới An - Thạnh Xuân (song song với QL 1A) kết nối với cầu Phú Long qua Bình Dương cũng đã được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương và ghi nhận vốn đầu tư.
Với các công trình giao thông trọng điểm nêu trên, trong tương lai không xa, khoảng cách giữa khu Tây Bắc với trung tâm thành phố sẽ thông suốt và rút ngắn thời gian. Đây chính là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực này.
Quốc Đại
" alt=""/>Hạ tầng giao thông: ‘chìa khóa’ phát triển Tây Bắc TP.HCMSản phẩm trong bộ sưu tập lần này của THE GMEN mang đầy đủ đặc trưng của linen: thoáng mát, nhẹ nhàng và mềm mại trên da. Sử dụng 2 gam màu chủ đạo là trắng be, pha lẫn thêm sắc xanh dịu mắt, mát mẻ cho ngày hè, những gam màu của các items trong bộ sưu tập này cực kỳ dễ ứng dụng, giúp người mặc tự tin hơn. Từ những chiếc áo sơ mi lịch lãm, thanh lịch đến những chiếc quần shorts thoải mái và năng động, mỗi mẫu thiết kế của THE GMEN đều được tạo ra với sự tỉ mỉ và tinh tế, tôn lên vóc dáng người mặc.
Với chất liệu linen, bộ sưu tập mang đến vẻ đẹp phóng khoáng, phong trần và lãng tử. Không "gò bó", sản phẩm phù hợp với những chàng trai yêu thích tự do, có phong cách.
Với bộ sưu tập này, THE GMEN đã tập hợp các items linen mang tính xu hướng từ các dòng sơ mi khác nhau, đến các sản phẩm quần dài, quần short… Các sản phẩm dễ dàng mix & match, tạo nên những outfit hợp thời trang. Theo đại diện thương hiệu, các thiết kế là kết quả của quá trình khảo sát hàng trăm khách hàng về mong muốn một thiết kế phù hợp ngày hè nhằm tạo ra mẫu mã ưng ý với đại đa số người dùng.
Giữ gu thời trang tối giản, thân thiện môi trường, cùng nét đẹp đặc biệt, THE GMEN kỳ vọng linen Collectione sẽ mang lại những trải nghiệm thời trang tuyệt vời nhất đến những tín đồ linen nói riêng và cả những khách hàng yêu mến THE GMEN nói chung.
Khám phá thêm tại: https://thegmen.vn/
Hồng Nhung
" alt=""/>THE GMEN ra mắt bộ sưu tập dành cho các ‘tín đồ’ linen