Theo Macrumors, Apple vừa thành công trong việc cấm Xiaomi đăng ký thương hiệu máy tính bảng Mi Pad tại châu Âu . Nguyên nhân là vì cái tên này nghe giống thương hiệu iPad của Táo khuyết.
Cụ thể, Tòa sơ thẩm của Liên minh châu Âu đã phán quyết thương hiệu Mi Pad có thể khiến người dùng bị nhầm lẫn vì sự tương đồng với thương hiệu iPad có từ trước đó.
"Sự khác nhau được Xiaomi nhắc tới là chữ M ở đầu thương hiệu Mi Pad không đủ đề bù đắp cho sự tương đồng về hình ảnh và ngữ âm giữa hai thương hiệu Mi Pad và iPad", tuyên bố của Tòa án cho biết.
Phán quyết này được đưa ra sau ba năm kể từ ngày Xiaomi nộp đơn xin đăng ký thương hiệu Mi Pad tại Văn phòng về quyền sở hữu trí tuệ của châu Âu (EUIPO). Apple đã khiếu nại ngay sau khi phát hiện sự việc và EUIPO cũng đứng về phía Táo khuyết vì nhận thấy sự tương đồng giữa cách đọc Mi Pad và iPad. Theo đó, người dùng nói tiếng Anh sẽ dễ dàng hiểu nhầm chữ "Mi" trong Mi Pad là "my" (nghĩa là của tôi) và đọc gần giống iPad. Vì vậy, họ có thể nghĩ Mi Pad là tên khác của thương hiệu iPad tới từ Apple.
Xiaomi vẫn còn quyền kháng cáo lên Tòa phúc thẩm của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, nhà sản xuất Trung Quốc hiện vẫn chưa có động thái nào.
Hiện nay, Xiaomi đang là hãng smartphone lớn thứ 4 Trung Quốc nếu tính theo doanh số bán hàng. Sản phẩm của Xiaomi đã vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc và xuất hiện ở nhiều thị trường như Indonesia, Ấn Độ, UAE, Nga và Việt Nam. Xiaomi cũng đang nuôi tham vọng mở rộng sang châu Âu với việc bán smartphone chính hãng tại Tây Ban Nha vào tháng trước.
Các thiết bị của Xiaomi, từ smartphone cho tới máy tính bảng, đã bị chỉ trích rất nhiều vì sao chép ý tưởng và cách quảng cáo giống như Apple. Vụ kiện vừa qua với Apple sẽ là lời cảnh báo dành cho Xiaomi để hãng suy nghĩ kĩ trước khi đặt tên thương hiệu sản phẩm trong tương lai.
Hàng chục triệu chiếc tai nghe AirPods đã được Apple bán hết trong năm nay.
" alt=""/>Apple thắng kiện Xiaomi, cấm dùng thương hiệu Mi Pad tại châu ÂuTheo nhận định của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT-TT, việc ứng dụng CNTT trong toàn xã hội đã và đang là xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng đang từng bước được cụ thể hóa bằng các chính sách của Đảng, Nhà nước. Sự ra đời của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 26 ngày 15/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số là cơ sở pháp lý, tiền đề cho sự hình thành, phát triển và ứng dụng chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Việt Nam.
Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã trở thành một dịch vụ CNTT quan trọng và ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
Chữ ký số được xác định là giải pháp quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, tính xác thực và tính chống chối bỏ trong các giao dịch điện tử. Đặc biệt, các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số mang tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ, phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như các hoạt động phát triển thương mại điện tử.
Năm 2009, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đầu tiên được cấp phép và đi vào hoạt động là VNPT-CA thuộc Tập đoàn VNPT. Tiếp theo đó, từ năm 2010 đến 2011, lần lượt các tổ chức CA2 thuộc Công ty cổ phần Công nghệ thẻ NACENCOMM, BKAV-CA thuộc Công ty cổ phần BKAV, FPT-CA thuộc Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, VIETTEL-CA thuộc Tập đoàn Viettel, SMARTSIGN thuộc Công ty cổ phần Chữ ký số Vina chính thức được cấp phép hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Theo số liệu thống kê tại Sách Trắng CNTT-TT 2017 của Bộ TT&TT, tính đến cuối năm ngoái, thị trường cung cấp dịch vụ chứng thư số công cộng đã có sự góp mặt của 8 doanh nghiệp gồm: VNPT-CA, VIETTEL-CA, BKAV-CA, FPT-CA, SMARTSIGN, SAFE-CA, NEWTEL-CA; NACENCOMM. Cũng theo Sách Trắng CNTT-TT 2017, tỉ lệ tổ chức sử dụng chữ ký số cho các giao dịch điện tử năm 2016 là 54%, tăng 8% so với năm 2015. Tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động tính đến cuối năm 2016 là 800.171 chứng thư số, tăng 66.325 chứng thư số (tương đương khoảng 9%) so với năm 2015.
" alt=""/>VNISA thành lập Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt NamÔng Nguyễn Đạt, quản lý chuỗi Di Động Việt, cho biết sau khi có loạt SIM ghép về, thị trường iPhone khoá mạng sôi động trở lại, người mua hàng tăng lên. Trước đó, các cửa hàng bán iPhone khoá mạng khá chật vật do iPhone lock không sử dụng được tại Việt Nam.
Hồi đầu tháng 10, Apple cập nhật hệ thống khiến toàn bộ iPhone khoá mạng mới đều không nhận SIM ghép nên không dùng được tại Việt Nam. Sau đó một ngày, các thợ Việt Nam tìm ra cách vượt qua lớp bảo vệ và một số SIM có thể ghép để dùng được, tuy nhiên sẽ chập chờn. Đặc biệt, SIM thế hệ mới (mạng 4G) của các mạng di động tại Việt Nam sẽ không dùng được.
Những khó khăn này khiến thị trường iPhone khoá mạng chững lại hơn một tháng nay.
Ông Đạt cho biết SIM ghép mới có thể tự động chọn nhà mạng và sửa tất cả các lỗi, biến iPhone lock trở thành bản "quốc tế".
" alt=""/>SIM ghép quay lại, iPhone khoá mạng bán chạy