Nhận định, soi kèo U21 Coventry vs U21 Bristol City, 19h00 ngày 8/4: Cửa dưới ‘tạch’

Ngoại Hạng Anh 2025-04-11 23:10:03 685
ậnđịnhsoikèoUCoventryvsUBristolCityhngàyCửadướitạliverpool – chelsea   Hư Vân - 08/04/2025 04:35  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://web.tour-time.com/html/739c198478.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Real Madrid, 2h00 ngày 9/4

Trực tiếp vòng 3 V.League 2019: Viettel vs Hà Nội FC, 19h ngày 6/3

Ninh Bình lý giải việc "cắt" hơn 38ha rừng cho doanh nghiệpThái BáThái Bá

(Dân trí) - Theo giải trình của UBND tỉnh Ninh Bình, việc chuyển đổi mục đích sử dụng 38,17ha rừng sang mục đích khác để làm hành lang an toàn khai thác mỏ, không thăm dò, khai thác khoáng sản trên diện tích này.

Liên quan đến việc Ninh Bình chuyển mục đích sử dụng 38,17ha rừng tự nhiên cho doanh nghiệp, báo cáo của UBND tỉnh nêu rõ, chủ trương này đã được địa phương giải trình với các bộ, ngành, trước khi Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ninh Bình lý giải việc cắt hơn 38ha rừng cho doanh nghiệp  - 1

Khu vực khai thác mỏ của Nhà máy xi măng Duyên Hà ở Ninh Bình (Ảnh: Thái Bá).

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Duyên Hà (Công ty TNHH Duyên Hà) được tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2014 và thực hiện khai thác năm 2016.

Báo cáo lý giải, trong quá trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng, Nhà máy xi măng Duyên Hà phải sử dụng vật liệu nổ nên có nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực rừng giáp ranh.

"Để đảm bảo việc khai thác mỏ đá đúng quy định, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp, việc chuyển đổi mục đích sử dụng 38,17ha rừng sang mục đích khác để làm hành lang an toàn khai thác mỏ là rất cần thiết và cấp bách", báo cáo nêu rõ.

Ninh Bình lý giải việc cắt hơn 38ha rừng cho doanh nghiệp  - 2

Đường vào khu vực khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng của Nhà máy xi măng Duyên Hà (Ảnh: Thái Bá).

Giải trình với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Ninh Bình khẳng định, việc chuyển mục đích sử dụng diện tích rừng với mục tiêu làm hành lang an toàn khai thác mỏ, không thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trên phần diện tích này.

Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Công ty TNHH Duyên Hà đã nộp Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã rà soát sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Tam Điệp, qua đó làm rõ chỉ tiêu sử dụng đất rừng phòng hộ của dự án.

Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình rà soát, làm rõ sự phù hợp của dự án với Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia.

Ninh Bình lý giải việc cắt hơn 38ha rừng cho doanh nghiệp  - 3

Nhà máy xi măng Duyên Hà được cấp 38,17ha rừng tự nhiên, không được thăm dò, khai thác khoáng sản trên diện tích này (Ảnh: Thái Bá).

Vấn đề này được UBND tỉnh Ninh Bình giải trình, diện tích 38,17ha rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng đã được tỉnh điều chỉnh ra ngoài Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (giai đoạn 2013-2020) để chuyển cho các nhà máy xi măng khai thác nguyên liệu.

Sau khi kiểm tra, rà soát các hồ sơ, đầy đủ ý kiến thẩm định và đề nghị của các bộ, ngành, Bộ NN&PTNT đã có báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Duyên Hà.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định chuyển mục đích sử dụng 38,17ha đất rừng sang dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Duyên Hà.

">

Ninh Bình lý giải việc "cắt" hơn 38ha rừng cho doanh nghiệp

Cổ phiếu Vingroup "kịch trần, bung nóc"Mai ChiMai Chi

(Dân trí) - Cổ phiếu liên quan đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm nay đồng loạt tăng bất chấp thị trường điều chỉnh. Đáng chú ý, VIC tăng áp sát giá trần, có lúc tăng trần với khớp lệnh cao đột biến.

Cổ phiếu "họ" Vin bứt tốc 

Đóng cửa phiên hôm nay, VIC là một trong 3 mã tăng trần trên HoSE, bên cạnh VCF và LM8. Khối lượng khớp lệnh tại VIC đạt 12,75 triệu đơn vị trong khi dư mua giá trần 853.000 đơn vị. Có xấp xỉ 4,3 triệu cổ phiếu VIC được giao dịch tại mức giá trần.

Trong khi đó, VHM cũng tăng 2,2% lên 41.400 đồng và VRE tăng 1% lên 20.050 đồng. Khớp lệnh tại 2 mã này lần lượt đạt 18,2 triệu đơn vị và 15,1 triệu đơn vị. Với diễn biến tăng trần, VIC đóng góp 2,75 điểm cho VN-Index còn VHM đóng góp 0,95 điểm.

Nhờ vậy, chỉ số đại diện sàn HoSE hồi phục trong phiên chiều mặc dù độ rộng vẫn nghiêng về phía các mã giảm. VN-Index tăng nhẹ 0,54 điểm tương ứng 0,04% lên 1.280,56 điểm, chủ yếu nhờ vào sự bứt tốc của một số mã lớn.

VN30-Index tăng 3,68 điểm, tương ứng 0,28% - biên độ tăng lớn hơn đáng kể so với VN-Index. HNX-Index điều chỉnh nhẹ 0,06 điểm tương ứng 0,03% và UPCoM-Index điều chỉnh 0,02 điểm tương ứng 0,02%.

Thanh khoản toàn sàn HoSE dừng ở mức 660,79 triệu cổ phiếu tương ứng 16.189,93 tỷ đồng và trên HNX là 44,57 triệu cổ phiếu tương ứng 890,31 tỷ đồng; trên UPCoM là 29,83 triệu cổ phiếu tương ứng 518,42 tỷ đồng.

Ngoài sự bứt tốc của "nhóm Vin" thì rổ VN30 cũng chứng kiến diễn biến hồi phục của một số mã như PLX, MSN, CTG, TCB, SAB, POW, VNM. Chiều ngược lại, SSB giảm 2,3%; SSI giảm 1,6%; BID giảm 1,2%; HPG giảm 1%; BCM giảm 1%.

Cổ phiếu Vingroup

Có hơn 3 triệu cổ phiếu VIC được giao dịch ở mức giá trần sáng nay (Nguồn: VDSC).

Cổ phiếu bất động sản suy giảm 

Trước đó, trong phiên sáng, diễn biến thị trường tiếp tục giằng co và rung lắc của các chỉ số trên thị trường chứng khoán sáng nay (27/8). VN-Index rời ngưỡng 1.280 điểm, giảm 4 điểm tương ứng 0,31% còn 1.276,02 điểm. HNX-Index giảm 0,58 điểm tương ứng 0,24% và UPCoM-Index giảm 0,23 điểm tương ứng 0,25%.

Thanh khoản đạt 312,72 triệu cổ phiếu tương ứng 8.135,41 tỷ đồng trên sàn HoSE và 22,01 triệu cổ phiếu tương ứng 413,06 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 12,65 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 202,14 tỷ đồng.

Độ rộng thị trường nghiêng mạnh về phía cổ phiếu giảm giá. Riêng sàn HoSE có đến 278 mã giảm, áp đảo 91 mã tăng.

Nhóm cổ phiếu "họ" Vingroup là tâm điểm chú ý với diễn biến tăng giá mạnh và hoạt động giao dịch sôi động. VIC tăng 6,9% lên 45.050 đồng, áp sát mức giá trần.

Thực tế, có thời điểm trong phiên, VIC được giao dịch tại mức giá trần 45.100 đồng với khối lượng khớp lệnh hơn 3 triệu cổ phiếu. Tổng khớp lệnh tại VIC sáng nay đạt 10,45 triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu VHM của Vinhomes cũng tăng giá mạnh 3% lên 41.700 đồng, khớp lệnh cao xấp xỉ 14 triệu đơn vị. VRE của Vincom Retail tăng 1,8% lên 20.200 đồng, khớp lệnh đạt 10,17 triệu đơn vị.

Giữa lúc "họ Vin" khởi sắc thì phần lớn cổ phiếu bất động sản suy giảm, điều chỉnh giá. HPX, BCM, QCH, HDG, NVL, DIG đều giảm.

Cổ phiếu ngành ngân hàng đồng loạt "nhuốm đỏ" bảng giá với hầu hết cổ phiếu bị điều chỉnh. BID giảm 2%; CTG giảm 0,29%; VCB giảm 0,8%. Theo đó, ảnh hưởng của nhóm ngân hàng lên chỉ số chung tương đối tiêu cực.

Cổ phiếu Vingroup

Phần lớn cổ phiếu các ngành nghề đều bị điều chỉnh sáng nay (Nguồn: VNDS).

Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính giảm trên diện rộng song mức giảm không lớn. VDS giảm mạnh nhất trên HoSE trong số các cổ phiếu chứng khoán niêm yết tại đây, nhưng mức giảm sâu nhất cũng chưa tới 2%. VDS giảm 1,8%; APG giảm 1,7%; VND giảm 1,6%; VIX giảm 1,6%; HCM giảm 1,5%; SSI giảm 1,3%.

Nhóm thực phẩm và đồ uống sáng nay tiếp tục chứng kiến diễn biến tăng trần tại VCF, thị giá đạt 249.500 đồng. LAF tăng 4,2%; LSS tăng 1,7%; HSL tăng 1,3%. Chiều ngược lại, BHN giảm 3,4%; AGM giảm 3,8%; các mã khác như MSN, PAN, VNM, VHC cũng suy giảm.

Theo nhận định của chuyên gia VDSC, từ hôm qua áp lực cung đã gia tăng sức ép lên thị trường trong bối cảnh thanh khoản tăng kèm nến giảm bao phủ 2 phiên trước đó. Như vậy, thị trường đã có một ngày phân phối kể từ phiên bứt phá 16/8. Tín hiệu này được cho là có thể gây sức ép điều chỉnh cho thị trường thời gian gần.

Tuy nhiên, tạm thời thì diễn biến này chỉ mang tính chất hạ nhiệt sau đợt tăng giá nhanh, đồng thời kiểm tra lại dòng tiền tại vùng hỗ trợ, có thể là vùng 1.265-1.275 điểm.

Do vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục sau đợt điều chỉnh và có thể cân nhắc những đợt điều chỉnh để mua ngắn hạn tại các cổ phiếu có diễn biến tích cực từ nền hỗ trợ.

Trường hợp giá đã tăng cao thì cần hạn chế mua đuổi, và cân nhắc vùng giá tốt để chốt lời ngắn hạn.

 ">

Cổ phiếu Vingroup "kịch trần, bung nóc"

Nhận định, soi kèo River Plate vs Barcelona, 07h30 ngày 9/4: Không thể ngăn Sông bạc

"Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"Kiều DiễmKiều Diễm

(Dân trí) - Đây là nhấn mạnh của Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An khi đánh giá tác động mức thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón, đồng thời đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận đúng đắn.

Ngày 17/11,Tạp chí Năng lượng mới/PetroTimestổ chức Tọa đàm "Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững" nhằm làm rõ tác động tiêu cực của Luật thuế 71/2014/QH13 đối với người nông dân và lợi ích thiết thực từ việc áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) phân bón 5% tại Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi.

Chính sách thuế GTGT phân bón cần khách quan, khoa học, tránh bảo thủ

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XV cho biết hiện nhiều nội dung lớn đã được thông qua, nhưng vẫn còn lĩnh vực chưa được thống nhất, liên quan đến nhiều đối tượng, đó chính là thuế GTGT phân bón.

Đây không chỉ câu chuyện thuần túy thuế học mà còn là vấn đề tình cảm, lý trí, không thể đưa ra quyết định trên chủ quan ý chí, cần bao quát rộng rãi trên các khía cạnh. Quan điểm này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện xuyên suốt trong quá trình thảo luận, lấy ý kiến cho thuế dự tháo Luật.

"Đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận về vấn đề này đề phòng thế lực xấu lợi dụng gây nhũng nhiễu thông tin, chính sách. Không bao giờ Đảng, Nhà nước đưa ra chính sách gây ảnh hưởng đến người nông dân hay đất nước. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch để không ảnh hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người nông dân", ông An nhấn mạnh.

Nhìn lại câu chuyện cách đây 10 năm, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng khi chuyển thuế GTGT phân bón từ 5% thành không áp thuế đã khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạch toán thuế vào chi phí, khiến tăng giá bán, không đáp ứng kỳ vọng Luật thuế đặt ra.

Do đó Chính phủ đã đề nghị sửa đổi đưa phân bón trở về chịu thuế GTGT 5%. Về mặt cơ sở khoa học, ông An nhìn nhận đề xuất của Chính phủ là hợp lý. Phân tích tác động của chính sách thuế GTGT 5% với phân bón, đã có nhiều chuyên gia nói cụ thể về mối liên hệ tới doanh nghiệp, người nông dân và ngân sách của Nhà nước.

"Tôi cho rằng không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón. Theo tôi, khi bàn tác động của thuế GTGT 5% nên có cái nhìn khách quan, khoa học không nên bảo thủ hay dùng những lời lẽ nặng nề như 'không cần biết, cứ áp thuế GTGT 5% thì giá phân bón sẽ tăng, sẽ giết người nông dân'. Tôi cho rằng phải căn cứ trên cơ sở khoa học tính toán cụ thể, không nên vì suy nghĩ chủ quan, cảm tính để quyết định", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An thẳng thắn bày tỏ.

Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón - 1

Khách mời dự tọa đàm chia sẻ ý kiến (Ảnh: BTC).

Liên quan đến những diễn biến nghị trường nóng, dưới góc nhìn của chuyên gia thuế, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam khẳng định cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón. Điều này phù hợp về góc độc khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.

Ông Được phân tích, phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ gây ra nhiều bất cập. Bởi lẽ, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận, buộc họ phải cộng tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đã tính vào chi phí trong giá sản phẩm bán ra. Như vậy, người nông dân gián tiếp phải trả thuế, gây thiệt hại "kép" cho nông dân với phân bón giả, phân bón có giá thành cao, đồng thời có thể dẫn đến Nhà nước thất thu thuế.

Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lại có lợi thế không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với bán thành phẩm của phân bón hoặc sản phẩm phân bón. Họ cũng không phải chịu thuế GTGT đầu ra nên không bị tác động giảm lợi nhuận do tác động chính sách thuế.

Đưa ra ví dụ hạch toán, ông Được làm rõ giá bán sản phẩm phân bón của doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu chưa bao gồm GTGT là 100 đồng, giá trị đầu vào là 80đ, dự kiến lợi nhuận ban đầu là 20đ.

Nếu doanh nghiệp sản xuất trong nước không được khấu trừ GTGT đầu vào, chi phí phải trả thêm là 8đ tiền thuế GTGT không được khấu trừ, giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Để bảo đảm mục tiêu lợi nhuận, giá bán phải cộng 8đ để bù đắp chi phí thuế. Do vậy, thực tế giá sản phẩm đến tay người nông dân sẽ tăng là 108đ khiến người nông dân phải chịu thiệt thòi trả giá cao hơn.

Với mức giá 108đ, doanh nghiệp sản xuất trong nước mới bảo đảm lợi nhuận mục tiêu để duy trì sản xuất, trong khi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần mức giá 100đ. Mặt khác, nếu doanh nghiệp nhập khẩu tính giá theo cơ chế thị trường, họ cũng có thể tăng giá bán lên 108đ, khi đó người tiêu dùng có thể phải trả thêm 8đ thuế đối với các sản phẩm phân bón nhập khẩu do chính sách thuế.

Ngoài ra, do lợi thế có được từ chính sách thuế nên nhóm doanh nghiệp nhập khẩu phân bón có điều kiện cạnh tranh về giá, chưa nói đến chất lượng và hậu mãi, từ đó gây khó khăn cho sản xuất trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng dẫn đến độc quyền trong dài hạn khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước kiệt quệ, thua lỗ, thậm chí phá sản.

Mức thuế GTGT 5% đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và mục tiêu đặt ra

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia Kinh tế nhìn nhận bất cập trông thấy rõ nhất là không đánh thuế phân bón làm giá thành cao lên, khiến sức cạnh tranh giảm sút đã được Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu lên từ ngay những ngày đầu áp dụng Luật thuế 71.

Về mặt nguyên tắc, bất cứ hàng hóa nào lưu hành trên thị trường đều phải chịu thuế GTGT và có những mặt hàng ở ưu đãi ở mức nào. Khuyến nghị của các tổ chức thế giới như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho rằng Việt Nam nên áp thuế phân bón 10%. Tuy nhiên, xét thực tế ở Việt Nam, mức bình quân thuế GTGT đang là 9,7%, nên đánh thuế GTGT 10% cho phân bón là mức cao, có thể gây ảnh hưởng tới người nông dân, nông nghiệp. Do đó đề xuất mức áp thuế 5% để hài hòa lợi ích và mục tiêu giữa các bên.

Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón - 2

Khách mời tại tọa đàm (Ảnh: BTC).

Ngược lại, nếu không áp thuế GTGT hiện toàn bộ thuế đang được tính vào chi phí sản xuất và phản ánh qua giá thành. Khi giá sản phẩm nội địa cao thì không thể cạnh tranh với phân bón nhập khẩu về đổi mới công nghệ, hậu mãi. Người nông dân không hề được lợi gì, vẫn phải mua phân bón cả nhập khẩu, cả nội địa giá cao, gây thiệt thòi lớn. Nhà nước không thu được thuế từ sản xuất phân bón trong nước, không thu được từ nước ngoài và thiệt đơn, thiệt kép.

Nói thêm về các lo ngại tăng thuế 5% sẽ tăng giá phân bón, vị chuyên gia này cho rằng doanh nghiệp ai cũng mong lợi nhuận cao, tuy nhiên vai trò điều tiết nhà nước ở Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ cần tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát không để giá phân bón tăng sau khi áp thuế, đảm bảo mục tiêu chính sách đạt ra như kỳ vọng.

"Cũng có những đại biểu Quốc hội lo ngại nếu áp thuế 5% thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ cộng thêm 5% vào giá làm tăng giá, tuy nhiên nếu doanh nghiệp nội địa không tăng, bình ổn giá thì họ cũng không thể tăng vì điều này là phi lý trong tính cạnh tranh. Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cần có những yêu cầu, tập huấn để doanh nghiệp hiểu mục tiêu chính sách, không ồ ạt tăng giá, thậm chí xem xét cơ sở giảm giá", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích thêm.

Như vậy, việc áp thuế GTGT 5%, ông Thịnh nhấn mạnh doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ có điều kiện đầu tư công nghiệp mới, sản xuất sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu nông nghiệp và bình ổn giá bán, lúc này người được lợi lâu dài chính là người nông dân và nông nghiệp Việt Nam. Khoản ngân sách Nhà nước thu được sẽ là nguồn đầu tư lại cho nông nghiệp thông qua giống cây mới, đào tạo người nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững.

Về phía đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ông Lê Văn Ngân, Chánh Văn phòng Hiệp hội cho biết qua 30 năm đồng hành cùng trên 100 doanh nghiệp phân bón, trong 10 năm gần đây doanh nghiệp trong ngành đầu tư sản xuất đã chậm lại và hạn chế. Để giúp các doanh nghiệp phân bón trong nước cải thiện quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cấp thiết áp thuế GTGT 5% với mặt hàng này.

"Nhìn ra thế giới, công nghệ phân bón đã phát triển nhiều. Do đó, Việt Nam rất cần những cập nhật đổi mới để bắt kịp nhịp độ này. Việc áp dụng thuế GTGT 5% sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới tạo ra được những sản phẩm phân bón chất lượng cao, thân thiện với môi trường, phân bón hữu cơ cần thiết, giúp nông sản Việt tự tin hơn khi vươn ra thị trường thế giới. Đây chính là mong mỏi nhất đối với người nông dân, nông nghiệp Việt Nam", đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhấn mạnh.

Đảm bảo công bằng trong chính sách hoàn thuế GTGT

Mặc dù phần lớn đại biểu quốc hội và các chuyên gia kinh tế đều thống nhất cho rằng cần thiết chuyển phân bón chịu thuế GTGT 5% nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về khoản 3 Điều 15 trong Dự thảo Luật quy định: "... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%, trừ hoạt động thanh lý tài sản nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng liên tục hoặc 4 quý liên tiếp thì được hoàn thuế GTGT". Luật hiện hành không có điều này.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam nhìn nhận nếu doanh nghiệp chỉ có 1 loại thuế suất thuế GTGT là 5% thì mới được hoàn thuế, còn những doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên thì không được hoàn thuế là không công bằng đối với các doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên.

Trong thực tế, doanh nghiệp được tự do kinh doanh nên đa phần doanh nghiệp có đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế GTGT 5%. Do đó, sửa luật thuế GTGT cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.

Thuật ngữ "chỉ" sẽ làm giới hạn đối tượng được hoàn thuế và không đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.

Do đó, chuyên gia thuế Nguyễn Văn Được đề nghị bỏ từ "chỉ" để cho phép hoàn thuế đối với đối tượng sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5% cho đúng bản chất nhưng phải "bù trừ với các hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế khác", đồng thời phải thực hiện "phân bổ" số thuế GTGT theo tỷ lệ chịu thuế 5% so với tổng hàng hóa dịch vụ của người nộp thuế.

Nếu bỏ từ "chỉ" thì tất cả các doanh nghiệp có một hay nhiều loại thuế suất thuế GTGT trở lên đều được đối xử bình đẳng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có điều kiện và động lực để liên tục đầu tư phát triển, đổi mới, đa dạng sản phẩm; dành thêm nguồn lực đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

"Dù chúng tôi không phải một tổ chức phân bón hay nông nghiệp nhưng vì thấy chính sách gây méo mó thị trường, thiếu công bằng cho doanh nghiệp sản xuất phân bón và người nông dân, nên chúng tôi thấy cần phải lên tiếng vì lợi ích của người nông dân, của chính sách đất nước", ông Được bộc bạch.

Tương tự ý kiến của ông Được, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng cần rà soát lại nội dung cả Điều 15, xây dựng Luật phải "đúng vai, thuộc bài", phân định rõ điều nào giao Chính phủ, điều nào Quốc hội quyết.

"Các doanh nghiệp đâu chỉ sản xuất 1 mặt hàng, thuế GTGT đầu vào thông thường là 10%, các Đại biểu Quốc hội đang rất băn khoăn cho khoản này về mặt nghiệp vụ sẽ tính toán như thế nào. Về mặt kỹ thuật lập pháp, nếu nói 'chỉ được cái này, không được cái kia' là không nên và không hợp lý. Tôi đề nghị bỏ từ "chỉ" và có cách xử lý khác hài hòa, công bằng, tránh phức tạp, nếu doanh nghiệp bị tồn khoản thuế hoàn sẽ là câu chuyện khó khăn cho nguồn tiền sản xuất", ông An nêu ý kiến.

Cũng theo thông tin ông An, quan điểm ban soạn thảo thì việc có từ "chỉ" sẽ thu hẹp lại đối tượng được hoàn thuế, tuy nhiên, ý kiến của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội là bỏ từ "chỉ", bởi nếu không sửa đổi thì dự thảo Luật có thông qua áp thuế suất GTGT 5% cũng không cải thiện cho doanh nghiệp được như kỳ vọng.

"Đây không phải là "lobby" chính sách hay làm gì mờ ám mà hướng chính sách đến điều đúng đắn và chính xác nhất, mang lại hiệu quả tốt đẹp nhất cho người nông dân và doanh nghiệp", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nhấn mạnh.

Mong mỏi kiến nghị gửi tới Quốc hội

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh xót xa cho rằng công nghệ phân bón Việt Nam còn chưa bắt kịp trình độ thế giới, nên rất mong Quốc hội đưa ra quyết định thuế GTGT phân bón chính xác, để từ đó cải thiện chất lượng phân bón, nâng cao giá trị nông sản Việt, để giúp nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế.

Liên quan đến cạnh tranh hàng ngoại, các quốc gia trên thế giới đều có sự ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Ví dụ Trung Quốc, nguyên liệu nhập vào cho sản xuất phân bón, thuế nhập khẩu được giảm 50% hoặc bằng 0, thuế GTGT cũng được áp mức thấp, khi xuất khẩu hoàn toàn được Nhà nước hỗ trợ phí lưu kho và hoàn toàn bộ thuế trong nước, nên khi bán sang Việt Nam họ được lời lớn và có thế mạnh cạnh tranh cao.

"Ở Nga hay Mỹ cũng tương tự, do đó, tôi thấy rằng chính sách ưu đãi đúng và trúng cho chính sách thuế GTGT là rất cần thiết với sản phẩm phân bón để nông nghiệp Việt Nam được cất cánh. Qua chuyến đi tới vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua tôi nhận thấy người nông dân hiện nay sử dụng phân bón cho trồng lúa và cây trồng là chủ yếu. Tuy nhiên, qua tìm hiểu người nông dân cho biết người nông dân cho rằng hiện nay phân bón Việt Nam chưa đủ cạnh tranh đối với phân bón nước ngoài", ông Thịnh nhìn nhận

Chính vì vậy, Luật Thuế GTGT trong đợt sửa đổi này mong muốn làm sao được chuyển hóa để nâng cao được năng suất chất lượng phân bón, vật tư thiết bị đáp ứng được nhu cầu người nông dân.

Ông Trần Văn Khánh, người nông dân tiêu biểu tham gia tọa đàm cho rằng việc đưa phân bón chịu thuế GTGT 5% là điều mà chúng tôi ủng hộ, bởi nhìn thấy đây là điều kiện để doanh nghiệp cải thiện dây truyền, đầu tư chất lượng phân bón hữu cơ, thân thiện với môi trường. Từ đó, người nông dân có cơ hội sản xuất ra những mặt hàng nông sản xanh - sạch hơn, phục vụ không chỉ người tiêu dùng trong nước mà còn là cơ sở để nông sản Việt tiến xa trên thị trường quốc tế.

">

"Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"

Ông Phan Văn Mãi: TPHCM nỗ lực "dọn tổ đón đại bàng", đón đầu dòng vốn FDINhật QuangNhật Quang

(Dân trí) - Chủ tịch UBND TPHCM cho biết thành phố có nhiều cơ chế đặc thù, luôn sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác đến đầu tư, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sáng 6/9, Ngân hàng UOB tổ chức Hội nghị khu vực thường niên "Cửa ngõ vào ASEAN" năm 2024.

Các chuyên gia nhận định, khu vực ASEAN ngày càng nâng cao vị thế trong nền kinh tế thế giới đặc biệt là trước những xu hướng lớn về dịch chuyển thương mại toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số và kinh tế bền vững. 

Hội nghị được tổ chức với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối với ASEAN và nắm bắt được các cơ hội kinh doanh tại khu vực.

TPHCM sẵn sàng đón đầu dòng vốn FDI

Chia sẻ tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM - cho biết Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng luôn theo đuổi  xu hướng hòa bình, hữu nghị và hội nhập cùng phát triển với các đối tác. 

Ông Phan Văn Mãi: TPHCM nỗ lực dọn tổ đón đại bàng, đón đầu dòng vốn FDI - 1

Chủ tịch UBND TPHCM, ông Phan Văn Mãi (Ảnh: BTC).

Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, được khẳng định là khu vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế toàn cầu hiện nay và tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Theo ông, Việt Nam cũng như TPHCM đang nỗ lực bắt kịp các xu hướng phát triển chung của thế giới và khu vực về phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh... Với vai trò và vị thế của mình, thành phố luôn sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác đến đầu tư, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh tại thành phố.

TPHCM được thừa hưởng một cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội hơn so với mặt bằng thể chế của cả nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để có thể thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, ông Mãi thông tin .

Các lĩnh vực bao gồm xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, đầu tư nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, năng lượng sạch, công nghệ mạch tích hợp bán dẫn, vi mạch điện tử, pin công nghệ mới… Với những lĩnh vực này, thành phố có được những cơ chế, chính sách vượt trội hơn mặt bằng chung của cả nước dành cho các nhà đầu tư chiến lược.

Ngoài ra, thành phố còn có cơ chế đặc thù cho hạ tầng giao thông với hệ thống đường vành đai, cao tốc, thuận lợi liên kết vùng, mở rộng không gian kinh tế. TPHCM có lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống giao thông, logistics đa dạng, trở thành trung tâm lưu chuyển hàng hóa trong và ngoài nước khi có cả 4 phương diện đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không.

Cùng với đó, TPHCM còn có nhiều lợi thế khác như nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề chất lượng. Việt Nam đã và đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu.

Việt Nam là cửa ngõ vào ASEAN

Cũng tại hội nghị, ông Victor Ngo, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam, cho biết trong khu vực ASEAN, Việt Nam nổi bật với vị thế như một cửa ngõ vào khu vực. Vị trí chiến lược, dân số đông và trẻ, cùng các chính sách thân thiện với doanh nghiệp làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các đơn vị muốn khai thác tiềm năng tăng trưởng của ASEAN.

Ông Phan Văn Mãi: TPHCM nỗ lực dọn tổ đón đại bàng, đón đầu dòng vốn FDI - 2

Ông Victor Ngo, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam (Ảnh: BTC).

Theo các chuyên gia, môi trường thuận lợi mở ra thêm nhiều cơ hội cho sự phát triển của Việt Nam. Trong đó, việc đa dạng hóa các quan hệ đối tác thương mại giữa các khu vực với việc tăng cường các FTA sẽ thúc đẩy nhu cầu thương mại và cung cấp khả năng phục hồi trước các yếu tố kinh tế bên ngoài.

Cùng với đó, việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài nguyên và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng chống chịu với biến đổi khí hậu sẽ tạo điều kiện cho phát triển bền vững.

Tiềm năng kinh tế cũng sẽ được giải phóng khi phát triển hơn nữa giao thông vận tải, hậu cần, năng lượng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Mặt khác, đơn giản hóa và nới lỏng các quy định, thúc đẩy tính minh bạch có thể thu hút thêm đầu tư và kích thích tinh thần khởi nghiệp trong nước.

Ông Wee Ee Cheong - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Singapore - cho rằng Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi ít nhiều từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu.

Cụ thể, Việt Nam đang thu hút các khoản đầu tư lớn trên các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, ngành chế biến và sản xuất vẫn là ngành chủ đạo thu hút vốn FDI của Việt Nam, thu hút hơn 72% tổng vốn đầu tư vào năm 2023. Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng cho sản xuất do chi phí lao động cạnh tranh, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và chính sách thân thiện với doanh nghiệp.

Với vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các tập đoàn muốn đa dạng hóa hoạt động sản xuất trong bối cảnh bất ổn toàn cầu, tái cấu trúc chuỗi cung ứng...

">

Ông Phan Văn Mãi: TPHCM nỗ lực "dọn tổ đón đại bàng", đón đầu dòng vốn FDI

Nắng nóng giảm, hộ gia đình vẫn lo tiền điện tăng caoTiến ThịnhTiến Thịnh

(Dân trí) - Dù nửa cuối tháng 5 được dự đoán không còn quá gay gắt ở cả hai miền, với mức nhiệt tối đa dưới 35 độ, nhưng nhiều gia đình vẫn bày tỏ lo ngại tiền điện tăng cao.

Khác với hình thái thời tiết nắng nóng đỉnh điểm đầu tháng 5, khu vực Hà Nội và TPHCM đã dịu mát đi trong những ngày gần đây nhờ không khí lạnh gây hội tụ gió trên cao và mưa giông diện rộng. Theo dự báo, từ nay đến hết tháng 5, nhiệt độ tại cả 2 thành phố lớn và các khu vực lân cận sẽ dao động từ 23 đến 35 độ, là mức nhiệt tương đối dễ chịu cho sinh hoạt của người dân.

Trước đó, do ảnh hưởng của nắng nóng, chi phí điện sinh hoạt tại hai thành phố lớn tăng cao bất thường. Người dân sử dụng nhiều thiết bị làm lạnh với công suất lớn, thời gian dài, khiến hóa đơn tiền điện theo khảo sát của phóng viên Dân trítăng trung bình 15-35%, cá biệt có trường hợp tăng 100% so với tháng trước.

Tuy nhiên, dù thời tiết những ngày gần đây đã giảm nóng, nhiều gia đình vẫn lo ngại hóa đơn tiền điện không "quay đầu". Lý do là trong ngày, nền nhiệt tuy không cao nhưng cảm giác oi nóng ngột ngạt vẫn tiếp diễn. Đó là chưa kể nhiều trường học chuẩn bị cho học sinh nghỉ hè từ hai tuần cuối tháng 5, do đó, áp lực chi phí điện sinh hoạt của nhiều gia đình cũng tăng lên.

Có 2 con đang học tiểu học tại khu vực quận Hà Đông, Hà Nội, chị Bùi Thanh Thủy cho biết trong năm học, gia đình chỉ sử dụng điện tập trung vào buổi tối. Trong tháng 4 vừa qua, dù lịch sinh hoạt chung vẫn duy trì như tháng trước, tiền điện của gia đình chị đã tăng từ mức 1 triệu đồng lên 1,7 triệu đồng.

"Từ cuối tháng 5, nếu các con nghỉ hè ở nhà, việc sử dụng điện tivi, máy lạnh chắc chắn sẽ tăng cao hơn. Hai vợ chồng tôi đều đi làm, nên phải nhờ bà nội lên trông con. Lúc này, điều hòa ở 2 phòng ngủ phụ và phòng khách sẽ được sử dụng thường xuyên hơn, có thể là cả ngày, nên chắc chắn tiền điện sẽ tăng cao vượt so với tháng 4. Năm ngoái, trong những tháng hè, gia đình có lúc phải chi tới gần 3 triệu tiền điện", chị Thủy cho hay.

Nắng nóng giảm, hộ gia đình vẫn lo tiền điện tăng cao - 1
Nắng nóng, tiêu thụ điện lên cao khiến các gia đình phải chi trả hóa đơn tăng vọt trong những tháng đầu hè 2024 (Ảnh: EVN).

Tương tự chị Thủy, gia đình anh Huỳnh Quốc Việt ở Hoài Đức, Hà Nội cũng tính đến phương án mua thêm điều hòa lắp phòng khách để chuẩn bị cho kỳ nghỉ hè của con bởi dù nhiệt độ đã giảm nhưng hiệu ứng nhà kính chung cư khiến không gian luôn oi bức, khó chịu. Năm nay, con anh Việt vừa học xong lớp 1, sẽ có kỳ nghỉ hè thực sự đầu tiên. Trước đó, khi còn học mẫu giáo, con sẽ được gửi ở điểm trông trẻ xuyên suốt mùa hè thay vì ở nhà.

"Thay vì trả tiền trông trẻ, năm nay gia đình sẽ dùng tiền đó để đóng tiền điện chênh lệch vì con ở nhà cả ngày phải dùng điều hòa. Điều khiến gia đình cân nhắc nhất lúc này là chọn điều hòa nào để vừa tiết kiệm điện, vừa đảm bảo chất lượng, sự thoải mái khi sử dụng, nhất là cho trẻ em", anh Việt đắn đo.

Theo ông Trần Văn Cân, Trưởng phòng Phát triển sản phẩm Casper Việt Nam, để tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa, người dùng nên chọn máy Inverter bởi có thể giảm tiêu tốn điện năng hơn 40% so với dòng máy cơ. Các gia đình cũng cần lưu ý điều chỉnh chế độ nhiệt hợp lý, trong khoảng 26-28 độ C và chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng.

"Thông thường, phòng có thể tích dưới 45 m3 nên lắp điều hòa có công suất 1 HP, phòng từ 45 đến 60 m3 nên chọn điều hòa 1,5 HP và từ 60 đến 80 m3 chọn loại 2 HP", ông Cân cho hay.

Hiện thị trường có nhiều dòng máy lạnh Inventer phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng, điển hình như dòng sản phẩm điều hòa khí mềm EcoPrime vừa được Casper Việt Nam cho ra mắt mùa hè 2024.

Sở hữu tính năng khí mềm không gió buốt SilkAir, EcoPrime có hàng nghìn lỗ khí Micropores Air siêu nhỏ trên cửa gió, giúp khuếch tán khí mát đều khắp không gian. Dòng điều hòa phù hợp với khu vực thời tiết oi bức, phải sử dụng thời gian dài, mang tới không khí mát mẻ, êm dịu, đồng thời tối ưu độ ồn.

Nắng nóng giảm, hộ gia đình vẫn lo tiền điện tăng cao - 2
EcoPrime sở hữu nhiều tính năng nổi bật, giúp các gia đình giải bài toán kép về nắng nóng và chi phí điện (Ảnh: Phương Nguyên).

Đây cũng là một trong những dòng máy lạnh có chế độ hỗ trợ đặc biệt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mang tên BabyCare. Khi kích hoạt trên bộ điều khiển, chức năng sẽ giúp cho máy hoạt động êm hơn và tốc độ gió thấp nhất, duy trì nhiệt độ phù hợp cho trẻ nhỏ, dao động khoảng 26 độ C.

Ngoài lựa chọn điều hòa phù hợp, ông Cân cũng lưu ý người dùng vệ sinh, bảo trì máy lạnh định kỳ, dùng tính năng hẹn giờ tắt máy hoặc tắt nguồn nếu không sử dụng trong thời gian dài để tránh lãng phí điện năng.

">

Nắng nóng giảm, hộ gia đình vẫn lo tiền điện tăng cao

友情链接