当前位置:首页 > Thời sự > Lịch phát sóng vòng 1 V.League 2020: Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Viettel 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Napoli vs Empoli, 1h45 ngày 15/4: Chắt chiu điểm số
Đội tuyển Thái Lancó mặt tại Uzbekistan tối 2/6 để chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 Asian Cup 2023. Trước thông tin các cầu thủ tuyển Thái Lan gặp vấn đề về ăn uống, nữ trưởng đoàn Madam Pang (Nuanphan Lamsam) đã trực tiếp hỗ trợ thực phẩm quen thuộc dành cho các cầu thủ.
Về phần mình, HLV Mano Polking bày tỏ: "Trước đây, thực phẩm khách sạn cung cấp chủ yếu sử dụng dầu, với những đồ ăn bản địa nơi đây, nhưng không bổ dưỡng lắm. Sau khi biết tin, Madam Pang đã ngay lập tức xử lý và cung cấp cho chúng tôi những thực phẩm dinh dưỡng hơn trong mỗi bữa ăn. Chúng tôi có đội ngũ phân tích đi cùng để xem xét liệu dinh dưỡng có phù hợp với mỗi cầu thủ hay không.”
Cách đây ít ngày, U23 Việt Nam cũng đã gặp vấn đề tương tự liên quan đến đồ ăn tại Uzbekistan, khiến một loạt trụ cột như Nguyễn Thanh Bình hay Lý Công Hoàng Anh không thể góp mặt ở trận ra quân VCK U23 châu Á gặp U23 Thái Lan.
Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) đã kiến nghị lên Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) về việc xin thay người trong trường hợp một số tuyển thủ bị tiêu chảy không kịp bình phục. Dù vậy, đội bóng xứ sở Chùa vàng vẫn đủ người để đấu Maldives.
Việc có tới 13 cầu thủ gặp vấn đề về sức khỏe nên nhiều khả năng các cầu thủ dự bị sẽ được HLV Polking trao cơ hội.
"Trong trận mở màn gặp Maldives, tôi hy vọng các cầu thủ dự bị sẽ được trao cơ hội đá chính. Chúng tôi sẽ cố gắng hết mình. Tôi tin rằng trận đấu tới sẽ hấp dẫn, vì toàn đội đã chuẩn bị tốt. Chúng tôi quyết tâm vào vòng chung kết",Theerathon nói thêm.
Tại vòng loại Asian Cup 2023, Thái Lan nằm tại bảng C. “Voi chiến” lần lượt chạm trán Maldives (8/6), Sri Lanka (11/6), chủ nhà Uzbekistan (14/6).
Theo quy định của AFC, 6 đội nhất bảng cùng 5 đội nhì bảng có thành tích tốt sẽ giành quyền vào VCK Asian Cup 2023.
Highlights U23 Việt Nam 1-0 U23 Thái Lan: Chung kết SEA Games 31
Nghĩa Hưng
13 cầu thủ Thái Lan bị tiêu chảy trước vòng loại Asian Cup 2023
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4: Trở lại với top 5
Trên giường bệnh, Linh nằm lọt thỏm giữa đống quần áo bùng nhùng, tay chân bị cố định. Khuôn mặt xinh xắn nhưng tái nhợt, thấy có người đến thăm, em cố cắn răng, gồng mình gượng dậy nhưng không được. Linh nói nhiều lần: “Em bị đau đầu, em mất ngủ, chắc là do em lo lắng quá”. Hỏi lo lắng điều gì? Linh mơ hồ: “Em cũng không biết nữa”.
![]() |
Năm nay, Phương Linh chỉ vừa 20 tuổi. Em còn cả một tương lai tươi đẹp ở phía trước |
Trước khi được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Linh thường nói nhảm và kích động nên được gia đình đưa đi khám ở bệnh viện tâm thần. Nửa tỉnh nửa mê, người mẹ trẻ sợ nếu mình bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, bị đưa vào trại, sẽ chẳng còn ai lo cho cha mẹ và đứa con gái nhỏ. Em luôn miệng nói, khẳng định mình chỉ bị đau đầu, mất ngủ vì căng thẳng quá.
Nhắc tới đứa con gái nhỏ dại, Linh trầm lặng đáp: “Sinh nhật của con em là 26/7, em nhớ chứ”.
Phương Linh năm nay tròn 20 tuổi. Cha của em bị tật nguyền đôi chân bẩm sinh. Cả cuộc đời, ông chỉ có thể đi bán vé số dạo để kiếm thu nhập. Còn mẹ em trước đây làm tạp vụ ở quán ăn. Cha mẹ Linh có 3 người con. Do cuộc sống khốn khó, cả gia đình phải mướn phòng trọ hơn 10 năm nay.
Cả 3 chị em Linh đều không được học hành đến nơi đến chốn. Các anh chị lần lượt dựng vợ gả chồng rồi chật vật lo cho cuộc sống riêng mình. Linh học hết lớp 9 thì cha mẹ không còn khả năng cho em học tiếp. Cô gái mới lớn, còn chưa nếm trải sự đời, 18 tuổi em gặp gỡ và yêu chàng trai ở gần khu trọ. Mang bầu khi chưa cưới gả, đúng lúc cha của đứa trẻ đi bộ đội, mang theo lời hẹn ước ra quân sẽ làm đám cưới rước Linh về.
![]() |
Linh cố gượng dậy nhưng không được |
Từ lúc mang bầu, sinh con, đều do cha mẹ đẻ lo liệu. Năm ngoái, mẹ của Linh phát hiện bị u xơ tử cung, phải mổ ở Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai, sau đó lại mắc thêm bệnh tiểu đường, không thể làm mướn được nữa. Thương cha khập khiễng đôi chân tật nguyền đi bán vé số, do phải đi bộ quá nhiều, cứ mỗi tối lại lên cơn đau nhức. Linh quyết định để con nhỏ mới 2 tháng tuổi ở nhà cho ông bà ngoại chăm sóc, xin đi làm cho một công ty, kiếm tiền nuôi cả gia đình.
Ông Nguyễn Hải Dương, cha em tâm sự: “Linh là đứa trẻ hiền lành, hiểu chuyện. Cứ mỗi đợt lấy lương, con bé sẽ dành một khoản mua sữa cho con dùng cả tháng. Mua thuốc thang cho cha mẹ. Còn lại để trả tiền phòng trọ, ăn uống. Tiền lương của con bé cũng không cao, chỉ tháng nào tăng ca, dư dả thêm chút ít, con bé mới thoải mái. Còn lại lúc nào cũng phải căng sức để làm”.
Bà Ngô Thị Nhẫn, chủ nhà trọ gia đình đang ở cho biết, nhắc đến hoàn cảnh gia đình Linh, người dân trong khu ai cũng ứa nước mắt. "Người cha thì tàn tật, người mẹ mới mổ u xơ. Một mình con bé đi làm lo cho gia đình. Nay người mẹ đang ở nhà chăm cháu ngoại (con của Linh). Tôi dự định đợi con bé khỏe rồi mới nói, tôi sẽ không lấy tiền mướn phòng. Chỉ mong các nhà hảo tâm thương xót mà giúp đỡ cho con bé".
![]() |
Mấy ngày nay, nhiều bác sĩ, y tá ở Khu Nhiễm Việt Anh vô cùng xúc động trước hình ảnh người cha ngày nào cũng lê đôi chân tật nguyền đến trước phòng bệnh để động viên con gái. |
![]() |
“Con gái ơi, cha đây nè! Cố lên con gái! Nhanh khỏe để về con nhé!”, người cha nghèo nghẹn ngào. |
Khẩn thiết mong những tấm lòng nhân ái chung sức giúp đỡ cô gái trẻ
Bác sĩ của Khoa Nhiễm Việt Anh, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, người trực tiếp tham gia điều trị cho biết, Phương Linh nhập viện từ ngày 10/7, hiện đang được điều trị theo phác đồ của bệnh viêm não tự miễn. Đây là căn bệnh mới được phát hiện gần đây. Riêng Bệnh viện Nhiệt đới đã tiếp nhận vài chục ca tương tự.
Theo nhận định của các bác sĩ, khả năng sống của Linh cao, tuy nhiên cần thời gian điều trị ít nhất là một tháng. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng phải theo dõi thêm về bệnh tim em mắc phải lúc mang thai. Chi phí dự kiến cho quá trình điều trị khoảng 200 triệu đồng.
Đây là số tiền quá lớn đối với cả gia đình nghèo, vất vả làm lụng cả đời nhưng không dành dụm được bao nhiêu. Để lo chữa bệnh cho con gái, vợ chồng ông Dương đã cầu cạnh khắp người quen, họ hàng nhưng số tiền kiếm được không đáng bao nhiêu.
Trước đó, “chồng” của Linh xuất ngũ, gặp đợt dịch Covid-19 chưa thể tổ chức đám cưới. Giờ đây Linh mắc bệnh, ông Dương lo lắng, liệu rằng bên xui gia có còn thương con nữa hay không.
“Con mình thì mình lo. Từ ngày chồng cháu xuất ngũ, đi làm nhưng cũng chẳng phụ vợ được gì để chăm con. Giờ đây cháu bệnh nhưng một mình tôi tật nguyền đi viện chăm con hơn nửa tháng”, ông Dương buồn bã.
Ở Bệnh viện Nhiệt đới, không được vào phòng thăm con nhưng mỗi ngày, ông cứ đi lên đi xuống, đứng ở cửa phòng, nhìn con gái qua lớp cửa kính vài chục lần. Mặc cho đôi chân tê cứng, đau điếng. Nhiều lần chứng kiến con gái lên cơn co giật, nước mắt ông lại lặng lẽ rơi, cố nén tiếng nấc nghẹn trong lồng ngực.
Ngày nào ông Dương cũng lê bước tới trước cửa phòng bệnh, truyền tới con những lời nói từ đáy lòng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Hiện anh là Giám đốc kỹ thuật của công ty giải pháp phần mềm do mình cùng vài người bạn sáng lập. Dù công việc bận rộn, Duy Thanh vẫn dành nhiều thời gian tham gia các chương trình tư vấn hướng nghiệp của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tại địa phương, giải đáp các thắc mắc cho học sinh lớp 12 có đam mê tin học trước khi đăng ký thi đại học.
![]() |
Đại sứ Kỹ năng nghề Nguyễn Duy Thanh |
Trăn trở của Giám đốc 9X
Từ thí sinh dự thi, anh trở thành huấn luyện viên, mang những kinh nghiệm của mình đào tạo nhiều sinh viên tham dự các kỳ thi tay nghề. Năm 2018, 2 sinh viên anh đào tạo đã giành được 1 huy chương vàng và 1 huy chương đồng khi tham dự cuộc thi Kỹ năng nghề ASEAN.
Duy Thanh chia sẻ, với kinh nghiệm tại các đấu trường trong nước cũng như quốc tế, anh nhận thấy, sinh viên Việt Nam không hề thua kém sinh viên bất kì quốc gia nào trên thế giới về mặt kiến thức. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất chính là kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, ngoại ngữ... Nếu khắc phục được những điểm đó, anh tin là Việt Nam sẽ giành được nhiều huy chương trên những đấu trường trí tuệ của quốc tế và khu vực.
![]() |
Nguyễn Duy Thanh trong một sự kiện |
Mặt khác, anh cho rằng, ở Việt Nam, doanh nghiệp và nhà trường chưa phối hợp sâu với nhau để kết hợp đào tạo, huấn luyện sinh viên đi thi. Trong khi thực tế, các trường hợp từng giành được thành tích đều có doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ, huấn luyện chuyên môn. “Việc huấn luyện ở trường cũng tốt nhưng không thể bằng học trực tiếp với các nhân viên giỏi, có kinh nghiệm như ở doanh nghiệp”, anh nói.
Duy Thanh cũng chia sẻ, việc huấn luyện tại Việt Nam chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Nếu được hỗ trợ tốt ngay từ ban đầu, chắc chắn chất lượng thí sinh tham gia thi sẽ được nâng cao.
“Như tôi chẳng hạn. Tôi được ban huấn luyện làm công tác tư tưởng khá tốt, động viên. Tôi được doanh nghiệp hỗ trợ về tài chính, đào tạo, suốt 13 tháng huấn luyện bên Hàn Quốc, tôi không làm gì khác ngoài học và học. Tôi ý thức được mình được đầu tư, được tạo điều kiện như vậy thì phải tận dụng để tiếp thu kiến thức mới cho bản thân”.
Anh cũng chỉ ra việc huấn luyện thi tại Việt Nam còn một số bất cập. Chẳng hạn, phần lớn các giảng viên kiêm luôn nhiệm vụ làm huấn luyện viên khiến cho thời gian hạn hẹp, vì họ còn đi dạy, làm công tác chuyên môn. Thí sinh còn bị phân tâm bởi các mối quan hệ khác như bạn bè, làm thêm… Chính vì vậy, việc huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cuộc thi.
Ước mong mở trung tâm huấn luyện
Như Duy Thanh đã chia sẻ, để chuẩn bị cho kỳ thi thế giới, anh được một doanh nghiệp điện tử đưa sang Hàn Quốc huấn luyện 13 tháng. Tại đây, anh được các huấn luyện viên cung cấp nhiều kiến thức tiếp cận với công nghệ lập trình tiên tiến. “Các thầy đã chỉ cho tôi thấy những giải pháp cải tiến và cách làm sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất”, Duy Thanh bộc bạch.
![]() |
Duy Thanh hi vọng, mình sẽ hỗ trợ được nhiều thí sinh hơn nữa trong các cuộc thi Kỹ năng nghề khu vực và thế giới. |
Hàng ngày, anh đến địa điểm ôn luyện từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới kết thúc. Lịch trình đều đặn từ thứ Hai đến Chủ Nhật, không có ngày nghỉ. Ngoài học kỹ năng về lập trình phần mềm, anh được các chuyên gia dạy về ứng xử, giao tiếp và cách làm chủ thời gian, tạo hiệu quả cao cho công việc.
Khóa huấn luyện có phiên dịch viên nhưng sau 5 giờ chiều phiên dịch nghỉ nên Duy Thanh phải tự học thêm tiếng Hàn cơ bản, giao tiếp với các huấn luyện viên. “Tôi hiểu rằng, mình đang mang một trọng trách quốc gia nên không cho phép bản thân được lười biếng”, chàng trai Bến Tre nhớ lại.
Duy Thanh chia sẻ thêm, trung tâm huấn luyện của nước bạn có quy mô lớn, máy móc, công nghệ hiện đại. Chàng trai 9X hi vọng tương lai anh có thể mở được một trung tâm huấn luyện nghề chuyên nghiệp cho các thí sinh dự thi tay nghề khu vực và thế giới như bên Hàn Quốc.
“Tôi đã ấp ủ lâu rồi. Hiện tại, tôi đào tạo, huấn luyện nhưng mang tính chất cá nhân, đơn lẻ. Tuy nhiên, để mở 1 trung tâm cần nhiều yếu tố: Vốn, thủ tục, nhân lực… Tôi đợi khi công ty đi vào hoạt động ổn định, sẽ triển khai dự định này”, giám đốc 9X nói.
Với cương vị Đại sứ kỹ năng nghề, Duy Thanh đang tích cực tham gia các chương trình lan tỏa việc học nghề, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh - sinh viên. Anh cho biết, thường có 2 trường hợp. Với những học sinh, sinh viên đã có định hướng sẵn về nghề nghiệp. Anh chỉ cần tư vấn về kinh nghiệm, các vấn đề cần xử lý là đủ. Còn với những học sinh, sinh viên đang loay hoay không biết lựa chọn ngành gì, học gì hoặc chọn nghề trái ngành thì anh sẽ tùy theo sở thích, khả năng của họ để tư vấn.
“Tôi nghĩ, mình cần giải thích cho họ hiểu, học nghề hay học đại học đều là những lựa chọn trong cuộc sống, quan trọng là mình chọn thứ phù hợp với bản thân. Đặc biệt, phải giúp mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của kỹ năng nghề. Học ở trường chỉ là phần nổi của tảng băng, muốn làm được việc khi tốt nghiệp, anh cần phải nắm chắc kỹ năng”.
Đại sứ kỹ năng nghề 9X nhìn nhận, ở Việt Nam có một thực tế là sinh viên ra trường, doanh nghiệp tiếp nhận phần lớn phải đào tạo lại. Vì vậy, chúng ta cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng thành thạo, nâng cao tay nghề sau đại học.
Hồng Phượng
" alt="Đại sứ kỹ năng nghề ước mơ lập trung tâm huấn luyện nghề"/>