
Iconia Tab A500 xuất hiện lần đầu tiên ở CES 2011. Máy có thiết kế vỏ khung nhôm,ùngchiplõiképgiáhấpdẫkết quả vô địch đức nặng 770 g, dày khoảng 13 mm, 2 camera trước và sau cho phép quay phim, chat video.
Iconia Tab A500 xuất hiện lần đầu tiên ở CES 2011. Máy có thiết kế vỏ khung nhôm,ùngchiplõiképgiáhấpdẫkết quả vô địch đức nặng 770 g, dày khoảng 13 mm, 2 camera trước và sau cho phép quay phim, chat video.
Thông tin nêu trên được chính Toyota chia sẻ với truyền thông báo chí tại Mỹ trong tuần vừa qua.
C-HR từng gây những ấn tượng mạnh với giới trẻ nhờ thiết kế ngoại thất hầm hố, cơ bắp và khỏe khoắn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, C-HR vẫn chưa thể vượt qua "cái bóng" của Toyota RAV-4 - mẫu SUV rất được ưa chuộng tại Mỹ.
Thực tế cũng đã có nhiều người Mỹ hứng thú với C-HR, nhưng họ cũng chỉ ra rằng, cái “chết yểu” của C-HR tại thị trường này là hoàn toàn hợp lý, và đó chính là những sự thiếu trang bị từ Toyota.
Trong khi cùng mẫu xe mới như Toyota Cross được thiết kế dẫn động toàn phần 2 cầu thì ngược lại C-HR chỉ được thiết kế dẫn động cầu trước (FWD). Ngoài ra, C-HR còn bị điểm trừ rất lớn về nội thất khi không có cửa sổ trời, không có màn hình giải trí nâng cấp, không được bọc da, khoang xe khá chật và hạn chế về ánh sáng.
Toyota cũng có sự ưu ái hơn khi Cross bản Hybrid có động cơ hỗn hợp lai xăng – điện có công suất tổng tới 194 mã lực, ngược lại C-HR chỉ có máy động cơ xăng 4 xi-lanh công suất 144 mã lực.
Yếu hơn đáng kể, lại thiếu trang bị khiến cho người mua Toyota C-HR cảm thấy thất vọng. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền mua Cross dù có thể chưa hấp dẫn ngoại hình nhưng lại mang lại được rất nhiều giá trị bên trong.
Sự thất bại của C-HR vẫn có thể sẽ được cải thiện trong tương lai nếu như Toyota có một sự đầu tư và phát triển đúng hướng nó trở lại, khắc phục những điểm yếu cố hữu để làm hài lòng các khách hàng quan tâm cũng như tìm kiếm chỗ đứng của mình trong lòng người tiêu dùng. Dẫu sao, đây vẫn là một mẫu xe có thiết kế rất mới mẻ và thể thao mà hãng xe Nhật Bản mang lại.
Hùng Dũng(theo Caranddrive)
Không biết từ khi nào cụm từ "phải đi đám cưới" được nhiều người sử dụng khi chia sẻ về việc bản thân nhận được thiệp hồng của ai đó. Đám cưới ngày nay không chỉ đơn thuần là ngày vui để họ hàng, người thân gặp gỡ chúc phúc cho cô dâu, chú rể mà còn trở thành một nghĩa vụ xã giao mà nhiều người phải tham gia dù trong lòng không thực sự cảm thấy thoải mái.
Anh Nguyễn Văn Thành (34 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, vào những giai đoạn cao điểm của mùa cưới anh nhận được tới 3 - 4 lời mời cưới một tuần. Có người cẩn thận tới gặp anh gửi thiệp, nhưng cũng có người chỉ gọi điện thoại.
Cô dâu, chú rể hầu hết là bạn bè, người thân hoặc họ hàng của anh Thành. Tuy vậy, cũng không ít lần, anh "vinh hạnh trở thành khách quý" của những người mới chỉ gặp một đôi lần.
Anh Thành kể, cách đây ít lâu, anh và nhóm bạn có tham dự một tour du lịch đi Hàn Quốc. Theo gợi ý của đơn vị lữ hành, mỗi người trong nhóm của anh rủ thêm một vài người bạn nữa ghép chuyến để được hưởng giá ưu đãi.
Cuối cùng, họ gom được một nhóm 10 người. Qua chuyến đi Hàn Quốc 5 ngày, anh Thành quen thêm vài người khác - là bạn của bạn mình. Vì có những bức hình chụp chung nên khi đăng tải lên mạng xã hội, đôi bên đã kết bạn Facebook với nhau.
Khi trở về, anh Thành không gặp gỡ những người đó thêm lần nào. Thi thoảng họ chỉ tương tác qua mạng xã hội bằng việc thả like, viết bình luận.
"Hai tháng sau chuyến đi du lịch, một cô gái trong nhóm đó đã nhắn tin qua Facebook mời tôi đi dự hôn lễ của cô ấy. Tôi khá bất ngờ vì quan hệ của chúng tôi không thân thiết tới mức cần đến đám cưới của nhau. Tôi nghĩ mình đi dự cũng dở nên đành viện cớ bận việc và chỉ gửi phong bì chúc mừng qua người bạn", anh Thành nhớ lại lần trở thành "khách quý" bất đắc dĩ.
Đang ở vào độ tuổi thanh niên nên anh Trần Thế Nhuận (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) cũng tất bật tham dự các đám cưới của bạn bè. Tuy nhiên, ngoài những mối quan hệ từ bạn học cũ, bạn làm cùng công ty, anh Nhuận còn phát sinh một số đám cưới từ sở thích đam mê đá bóng của mình.
Chàng trai 27 tuổi kể: "Tôi là thành viên của một vài đội bóng và thường tham gia đá bóng giao hữu. Tại sân bóng, tôi có quen một số anh em và lưu lại Facebook của nhau. Đôi bên chỉ quan hệ xã giao nhưng khi cưới họ cũng gửi tin nhắn qua mạng mời tôi về quê họ để tham dự.
Họ nói rằng do chạy lại phần mềm điện thoại nên mất số điện thoại của tôi. Họ đành nhắn tin qua Facbook thay vì gọi điện. Thực chất chúng tôi còn chưa có số điện thoại của nhau".
Tiền mừng cưới trở thành "gánh nặng"
Chị Vũ Thị Vân (32 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) cũng cho hay, bản thân đã nhận được khoảng 4 - 5 lời mời từ những người bạn "qua đường" như thế. Thậm chí, có người từ hồi tốt nghiệp đại học, chị chưa gặp lại nhưng vì còn lưu số điện thoại nên họ vẫn gọi điện mời.
Có lần vì cả nể, chị cũng đến tham dự đám cưới của một người bạn mới quen. Nhưng đến nơi rồi chị như lạc vào một rừng người lạ bởi ngoài cô dâu (người mới gặp một đôi lần), chị không quen bất cứ ai khác. Ngồi cùng những người lạ, chị chẳng biết nói chuyện gì, ăn uống càng cảm thấy không thoải mái.
"Chính vì vậy, sau này khi nhận được lời mời cưới từ những người không mấy thân thiết, tôi sẽ cân nhắc thật kỹ xem có nên tới dự hay mừng cưới không. Đa phần tôi chỉ gửi khoảng 300 nghìn đồng chứ không tới dự. Tới dự đương nhiên tôi phải mừng 500 nghìn đồng, như vậy vừa tốn kém vừa không cần thiết", chị Vân nói.
Chị Vân cho biết, chị chỉ là nhân viên hành chính của một công ty. Thu nhập bình quân 12 triệu đồng/tháng. Nhiều tháng tiền mừng cưới trở thành "gánh nặng", ngốn tới một nửa số lương của chị. Chính vì vậy, nếu không tính toán cẩn thận, chị sẽ phải cắt giảm rất nhiều khoản chi tiêu khác trong tháng.
Đám cưới là dịp vui, mừng hạnh phúc trăm năm cho các cặp đôi. Tuy nhiên, đôi khi nó vô tình đem đến những trải nghiệm không mấy thoải mái cho khách mời vì những lời mời bất ngờ như vậy.
Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với PV Dân trí, nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, lâu nay chúng ta không có quy định cụ thể trong việc tổ chức đám cưới. Nhà nước chỉ khuyến khích tổ chức tiệc cưới đơn giản, văn minh, tiết kiệm.
Tuy nhiên, thực tế cũng có rất nhiều người tổ chức tiệc cưới rình rang với nhiều mục đích như khoe khoang, tự khẳng định mình… Cũng có nhiều người quan niệm đám cưới là "trả nợ miệng", là dịp để "thu hoạch".
Theo vị chuyên gia này, mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn tổ chức đám cưới theo ý mình vì đó là hoạt động thuộc về cuộc sống cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, ông cho rằng, đám cưới nên hướng đến sự thân thiện, thể hiện cái đẹp trong ứng xử và không nên mang tính vụ lợi.
Cũng theo TS Nguyễn Hùng Vĩ, dân gian có câu "ma chê cưới trách", khi có công to việc lớn thì tất cả mọi việc đều bối rối. Tâm lý cho rằng "thừa còn hơn thiếu" cũng khiến nhiều người thường mở rộng danh sách khách mời quá mức. Có người thì nghĩ rằng, mình không mời thì bạn bè sẽ trách. Dẫu là quen qua qua nhưng cũng có người nhớ đến mình.
Trong tình huống nhận được lời mời cưới từ những người không mấy quen biết, TS Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, người được mời có quyền tự do lựa chọn tham dự, gửi quà mừng hoặc không tham dự.
Song dù lựa chọn thế nào cũng nên ứng xử một cách có văn hóa. Trách móc hay giận dỗi sẽ vô tình lộ ra mình là người thiếu nghệ thuật ứng xử. Chẳng hạn, có thể gửi một lời chúc phúc qua tin nhắn hay qua điện thoại rồi viện cớ bận việc không thể đến. Không nhất thiết cứ phải gửi phong bì hay tiền mừng nếu bản thân không thấy cần thiết.
"Đôi khi vì công việc tôi cũng quên mất mình được mời dự đám cưới. Sau đó, tôi luôn gửi lời xin lỗi và hẹn sẽ gặp gỡ họ một dịp nào đó. Tôi cũng từng không đi đám cưới của những người không quen biết lắm. Tuy nhiên, tôi vẫn gửi tin nhắn chúc mừng họ", vị chuyên gia này chia sẻ.
Theo Dân trí
">Chia sẻ với PV VietNamNet về thời gian học lái xe của mình, chị Hồ Thị Nhàn (37 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) "thở phào" khi vừa may mắn hoàn thành các điều kiện cần thiết, trong đó có "KPI" là 810 km đường trường để sẵn sàng cho đợt sát hạch tới.
Chị Nhàn kể, mình khá "đen" khi đăng ký học lái xe vào đúng lúc dịch bệnh nên thời gian bị kéo dài đúng 1 năm. Tháng 6 vừa qua, dù đã "hòm hòm" phần lý thuyết và đi trong sa hình nhưng gặp quy định mới nên vẫn buộc phải lái đủ 810km đường trường.
"Trước đây, thầy đã cho học viên lái loanh quanh ngoại thành Hà Nội nhưng chưa được tính km trên thiết bị. Khi có quy định mới, chúng tôi phải chạy lại và muốn đi đủ số km, chúng tôi buộc phải lái đi xa, đi trên cao tốc. Xe chúng tôi có 3 học viên nữ thường phải đi cùng nhau, riêng việc ngồi xe xem người khác lái cả trăm km mỗi ngày cũng đủ mệt mỏi rồi", chị Nhàn nói.
Nhóm của chị Nhàn còn được thầy giáo yêu cầu nộp thêm mỗi người 2 triệu để bù đắp một phần tiền xăng xe. Trước đó, mỗi người đã đóng tiền học phí trọn gói vào khoảng 13 triệu, nhưng đây là điều không mong muốn nên cả nhóm vẫn "rút hầu bao" chia sẻ với thầy, coi như có thêm trải nghiệm trên đường.
Còn anh Nguyễn Minh Thành (28 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại "đen" kiểu khác. Cách đây 1 tháng, dù đã đi đủ hơn 800km theo đúng quy định, nhưng không hiểu sao trong quá trình đăng xuất và gửi dữ liệu về trung tâm lại bị lỗi và thiết bị chỉ hiển thị được quãng đường đã đi là hơn 500km. Chẳng còn cách nào khác, thầy và trò đành "cắn răng" chạy lại cho đủ 810km để kịp kỳ sát hạch.
"Xe của tôi còn 1 bạn nữa cũng xảy ra tình trạng tương tự và phải lái bổ sung. Dù không phải lỗi của học viên nhưng khi chạy thêm 300km, chúng tôi vẫn phải đưa cho thầy 3 triệu mỗi người. Ngoài ra còn chi phí ăn uống dọc đường, rồi bị trừ lương do xin nghỉ 2 ngày", anh Thành thở dài.
Trên thực tế, những câu chuyện bị hài liên quan đến học lái xe như của chị Nhàn, anh Thành ở trên không phải hiếm gặp. Về phía những người dạy lái, họ cũng gặp không ít khó khăn.
Anh Nguyễn Thanh Tùng - giảng viên dạy lái xe tại Hà Nội cho biết, từ khi có quy định mới về số km đi đường trường, học viên của anh "kêu như vạc" bởi ngoài mất thời gian, công sức thì đa số đều phải nộp thêm tiền. Tuy vậy, tiền này cũng chẳng thể "bỏ túi" mà chi trả tiền xăng và khấu hao xe là vừa đủ.
"Trước đây, chúng tôi chủ yếu dạy trong sa hình và tuỳ khả năng từng người, còn đi đường trường gọi là cho đủ chương trình. Nay làm nghiêm bằng DAT, học viên mất thời gian một thì giáo viên mất thời gian gấp 2-3 lần, nhất là những lúc thiết bị trục trặc, mất tín hiệu,...", anh Tùng chia sẻ.
Anh Tùng cho rằng, quy định mới của Bộ Giao thông vận tải là nhằm “siết chặt” chất lượng dạy và học lái xe. Đây là chủ trương đúng đắn khi nhiều học viên dù lấy được bằng nhưng vẫn “không dám lái xe ra đường”.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, người học dù đều là đang chuẩn bị thi lấy bằng nhưng lại có trình độ rất khác nhau. Có người đã lái rất tốt và cẩn thận, còn nhiều người vẫn kém về kỹ năng xử lý tình huống. Thế nên việc áp mức "fix cứng" 710 hay 810km là hơi cứng nhắc và nên có phương án khác mềm hơn, ví dụ như người lái còn kém thì cần kéo dài thời gian chạy trên đường trường hoặc ngược lại.
Ngoài ra, vấn đề lỗi thiết bị cũng là một rủi ro khách quan. Các thiết bị DAT do các Trung tâm cung cấp nên cũng cần giải pháp đảm bảo các thiết bị này được lắp đặt trên xe dạy lại phải chính xác.
Hoàng Hiệp
(Đón xem Bài 2: Lỗi thiết bị giám sát quãng đường học lái, học viên thiệt đơn thiệt kép)
Bạn có bình luận thế nào về quy định giám sát học lái đường trường trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!