当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Leganes vs Barcelona, 2h00 ngày 13/4: Họa vô đơn chí 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Botev Vratsa, 21h30 ngày 14/4: Tiếp tục chìm sâu
Luật bổ sung một điều khoản, quy định các dịch vụ kỹ thuật số do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp được xem là thực hiện hoặc cung cấp ở Philippines, nếu chúng được tiêu thụ ở Philippines. Biện pháp này nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà cung cấp trong và ngoài nước.
Theo đại biểu Joey Salceda của Hạ viện, các công ty nước ngoài có lợi thế “truy cập không bị cản trở và đánh thuế” như trong nước. Điều này thể hiện rõ nét trong dịch Covid-19, khi ông lần đầu trình dự luật.
Cụ thể, nếu các nhà sản xuất nội dung trong nước phải chịu thuế VAT và thu nhập, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài lại không.
Bộ Tài chính dự kiến việc áp thuế VAT mới sẽ tạo ra khoảng 83,8 tỷ peso (1,4 tỷ USD) từ năm 2024 đến năm 2028. Các nhà lập pháp có kế hoạch phân bổ 5% số tiền này để phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo địa phương.
Đạo luật Cộng hòa 112023 áp dụng cho tất cả các dịch vụ kỹ thuật số nước ngoài, đề cập đến những dịch vụ được cung cấp qua Internet hoặc mạng điện tử sử dụng công nghệ thông tin, chẳng hạn công cụ tìm kiếm trực tuyến, chợ điện tử, dịch vụ đám mây, phương tiện truyền thông trực tuyến, quảng cáo, nền tảng kỹ thuật số và hàng hóa kỹ thuật số.
Nó đồng nghĩa các nền tảng phổ biến như Netflix, Disney+, Shein, Temu và Amazon giờ đây sẽ phải trả thuế VAT cho các dịch vụ kỹ thuật số mà họ cung cấp cho người tiêu dùng ở Philippines ngay cả khi họ ở nước ngoài.
Ủy viên Romeo Lumagui cho biết, để thực thi luật, Cục Thuế vụ (BIR) sẽ ban hành các quy định tập trung vào việc điều chỉnh các nền tảng, các nền tảng chịu trách nhiệm quản lý người bán hàng trên các sàn của mình.
"Những gì chúng tôi sẽ làm là tập trung vào các nền tảng. Mọi thứ đều đi qua họ. Họ giám sát các nhà cung cấp – người bán hàng. Chúng tôi sẽ ban hành các quy định về cách họ sẽ báo cáo cho chúng tôi",ông phát biểu trong cuộc họp báo sau khi công bố luật.
Vì việc bán hàng và giao dịch trên các nền tảng kỹ thuật số đều được ghi lại, BIR có thể xem xét hồ sơ để hiểu được các nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài đang kinh doanh ra sao, kiểm tra chéo với các khoản thanh toán đang thực hiện. Nếu thấy chênh lệch, họ sẽ được gọi đến. Luật cho phép chặn trang web hoặc nền tảng để buộc tuân thủ.
Vào tháng 9, Chủ tịch Thượng viện Chiz Escudero nói, BIR sẽ phải đảm bảo công chúng được thông tin đầy đủ về việc áp dụng thuế VAT. Theo ông, thách thức hiện nay nằm ở thực thi.
Theo Ủy viên Lumagui, bản thân các nhà cung cấp dịch vụ số sẽ quyết định có tăng phí thuê bao sau khi bị áp thuế VAT 12% hay không. Chính phủ sẽ không đặt ra bất kỳ giới hạn nào đối với việc tăng phí có thể xảy ra vì “các nguyên tắc tự nhiên của kinh tế học trên thị trường sẽ cân bằng điều đó”. Nếu tăng giá quá cao, họ sẽ bị mất người dùng.
Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đã giới thiệu luật tương tự. Cụ thể, Singapore, Indonesia và Malaysia thiết lập các quy định mới để áp thuế kỹ thuật số vào năm 2020, trong khi Thái Lan áp thuế VAT đối với các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số nước ngoài vào năm 2021.
(Theo Philstar, Bloomberg)
" alt="Philippines đánh thuế 12% đối với Netflix Disney, HBO"/>Chúng tôi tìm về gia đình chị Tuyền ở thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội. Nằm sâu trong con ngõ nhỏ, ngôi nhà chìm trong không khí ảm đạm, khói hương nghi ngút. Thi thoảng lại có người ra vào thăm hỏi chia buồn cùng gia đình.
Ôm đứa cháu tội nghiệp vào lòng, bà Trịnh Thị Diễn (sinh năm 1960), bà ngoại của Giang tâm sự, chị Tuyền vốn là người có cá tính mạnh mẽ, cương trực, luôn có mong muốn đấu tranh cho lẽ phải. Bởi thế, khi đang học năm thứ 2 trường ĐH Ngoại ngữ, chị quyết định bỏ dở để thi vào Khoa báo chí, ĐH KHXH& Nhân văn Hà Nội, theo con đường làm báo.
![]() |
Chị Tuyền bên con trai |
Biết hoàn cảnh nhà mình khó khăn, bố mẹ đều làm nông, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, là chị gái cả trong nhà nên chị Tuyền luôn nỗ lực phấn đấu học tập.
Sau 4 năm rèn luyện, tốt nghiệp đại học, chị Tuyền thử sức ở nhiều lĩnh vực như tư vấn truyền thông cho doanh nghiệp, cộng tác với các báo. Sau đó, chị làm phóng viên thường trú báo Kinh doanh và Pháp luật tại Hải Phòng.
Công việc ổn định, năm 2009, chị lập gia đình và sau đó sinh được cậu con trai đặt tên là Trần Đặng Trường Giang. Lận đận đường tình duyên, chị thành mẹ đơn thân, hai mẹ con trở về sống cùng ông bà ngoại.
Năm 2016, Đặng Thị Tuyền đầu quân cho báo Pháp luật TP.HCM, thường trú tại Hải Phòng. Đầu năm 2018, chị trở về Hà Nội. Là phóng viên nữ nhưng chị không ngại khó khăn, luôn có mặt ở những điểm nóng để kịp thời phản ánh vụ việc.
Ngoài công việc làm báo, chị Tuyền có một quán cà phê cộng đồng mang tên Ổ Nắng. Ở đó có phòng sách với hơn 1.000 đầu sách mà chị mở ra cho các bạn trẻ đọc miễn phí. Đồng nghiệp đánh giá, chị Tuyền là người tốt, quan tâm đến anh em, bạn bè, hay giúp đỡ người nghèo khó.
Yêu nghề, chị luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Thế nhưng tai họa ập đến khiến gia đình, bạn bè gặp cú sốc lớn. Ngày 11/6, mọi người mất liên lạc với chị, chỉ có thông tin của những người trông thấy chị Tuyền lần cuối ở khu vực Bến đò Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì.
![]() |
Đám tang chị diễn ra trong sự đau xót, tiếc thương vô hạn của mọi người |
Từ hôm mất liên lạc, bạn bè, người thân đã mất ăn, mất ngủ, cầu nguyện điều tốt lành đến với chị nhưng phép màu đã không xảy ra. Chiều tối 12/6, thi thể chị Tuyền được tìm thấy trên một bãi bồi nhỏ giữa sông Hồng, cách nơi được cho là mất tích hơn 2 km. Theo thông tin ban đầu, chị Tuyền qua đời do gặp tai nạn đuối nước.
“Cháu nó nhớ mẹ khóc suốt chú ạ. Nhìn cháu ôm tấm ảnh mẹ ngồi khóc mà tôi đau lòng lắm. Bản thân tôi bị ung thư vòm họng, sức khỏe ngày một yếu, ông nhà là thương binh hạng 2/4. Tôi chỉ lo vợ chồng tôi không đủ sức khỏe và thời gian để nuôi nấng, chăm sóc cháu nữa”, bà Diễn nghẹn ngào.
![]() |
Nhớ mẹ, ngày nào Giang cũng ôm ảnh mẹ mà khóc |
Giảng viên Phan Văn Kiền, Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH KHXH&NV, bạn đồng môn của Tuyền chia sẻ: "Tuyền là người thẳng thắn và quyết liệt đến cực đoan. Thời đi học, khi không đồng ý với giáo viên luận điểm nào, cô ấy tranh cãi đến cùng để bảo vệ quan điểm của mình. Khi ra trường và đi làm báo, gần như không đối tượng nào mua chuộc được Tuyền để cô thay đổi những kết luận trong quá trình viết bài.
Sự thẳng thắn và quyết liệt ở Tuyền khiến nhiều người không ưa cô. Nhưng những ai hiểu và chơi được với Tuyền thì lại rất quý.
Cũng vì tính thẳng thắn ấy mà cuộc sống riêng của Tuyền gặp nhiều trắc trở. Một mình nuôi con, làm trụ cột của gia đình lớn, Tuyền quay cuồng giữa bộn bề công việc, vừa thực hiện đam mê làm báo, vừa kinh doanh để có đủ thu nhập trang trải cuộc sống.
Bé Trường Giang từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm vì thường xuyên phải xa mẹ. Giờ mẹ bé vĩnh viễn đi xa, chỗ dựa vững chắc nhất cả về tinh thần lẫn vật chất của cậu bé 6 tuổi cũng không còn nữa".
Chỉ còn vài ngày nữa đến dịp kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thay vì nhận hoa chúc mừng như những nhà báo khác, xung quanh chị Tuyền giờ chỉ còn những đóa cúc vàng, cúc trắng buồn đến nao lòng. Cảnh nhà túng thiếu, chật chội, di ảnh của chị Tuyền được đặt trên chiếc bàn nhỏ, bên cạnh là một số đồ thờ, một lọ cúc vàng, bát cơm cúng chay cùng chén nước. Thắp cho chị một nén hương, nhìn sang Trường Giang, chúng tôi không khỏi xót xa. Sắp vào lớp 1, không có mẹ ở bên chăm sóc, chở che, ông bà già yếu, tương lai của bé không biết rồi sẽ ra sao…
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Trịnh Thị Diễn, thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội (SĐT: 0163.594.4702). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.135 (bé Trần Đặng Trường Giang) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Tuy nhiên, hiện Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Mạnh Hà, Trần Đăng Tấn và Đỗ Vân Trường (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mopha) đều đang bỏ trốn nên TAND TPHCM đã ban hành thông báo kêu gọi 4 bị cáo này ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền bào chữa, quyền tự bào chữa theo quy định tại Điều 16, Điều 61, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Trong trường hợp không ra trình diện hoặc đầu thú thì coi như các bị cáo từ bỏ quyền tự bào chữa và sẽ bị xét xử vắng mặt.
Theo truy tố, tháng 7/2014, Trung tâm Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM được phê duyệt Dự án mua sắm trang thiết bị 12 phòng thí nghiệm.
Tháng 5/2015, Sở Kế hoạch & Đầu tư TPHCM, phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị cho dự án.
Biết được thông tin Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM là chủ đầu tư, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã gặp ông Dương Hoa Xô nhờ giúp Công ty AIC trúng thầu và hứa sẽ “chung chi”.
Ông Xô đồng ý và chỉ đạo nhân viên tạo điều kiện giúp đỡ cho Công ty AIC.
Sau khi công ty AIC trúng thầu, tháng 11/2016, theo chỉ đạo của bà Nhàn, Trần Mạnh Hà đã mang 2,5 tỷ đồng tới đưa cho ông Xô ngay tại phòng làm việc của ông này. Đến tháng 1/2017, Trần Mạnh Hà tiếp tục đưa thêm cho ông Xô 3,9 tỷ đồng.
Đến năm 2019, cũng theo chỉ đạo của bà Nhàn, Trần Đăng Tấn đã 3 lần tới đưa 6 tỷ đồng cho ông Xô. Tổng số tiền mà ông Xô nhận từ Công ty AIC lên tới 14,4 tỷ đồng.
Sau khi nhận tiền từ Công ty AIC, ông Xô đã chia lại cho bà Trần Thị Bình Minh (nguyên Phó Giám đốc Sở KH&ĐT) 1 tỷ đồng; Nguyễn Đăng Quân (Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học) 950 triệu đồng; Nguyễn Viết Thạch (nguyên Trưởng Ban QLĐTXD công trình thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học) 1,1 tỷ đồng. Còn lại hơn 11 tỷ đồng, ông Xô sử dụng vào mục đích cá nhân.
Việc thông thầu của ông Dương Hoa Xô và thuộc cấp giúp cho Công ty AIC trúng 8 gói thầu, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 94,6 tỷ đồng.
Đến nay, ông Xô đã nộp lại 11,5 tỷ đồng; ông Quân nộp lại 700 triệu đồng; ông Thạch nộp 200 triệu đồng; bà Minh nộp 800 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Đối với hành vi sai phạm của bà Trần Thị Bình Minh, cáo trạng xác định, bà Minh biết rõ ông Xô tự ý phê duyệt điều chỉnh danh mục thiết bị, dự toán 4 gói thầu giai đoạn 1; tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, thanh toán tiền cho nhà thầu khi chưa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh là trái quy định của pháp luật. Nhưng vì động cơ vụ lợi, bà Minh vẫn chỉ đạo ông Phan Tất Thắng đề xuất, phê duyệt điều chỉnh dự án không đúng quy định.
Tòa kêu gọi bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 3 đồng phạm ra đầu thú
Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Real Valladolid, 2h00 ngày 15/4: Chủ nhà mở hội
Kết nối trực tiếp là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa hai nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hoặc một ISP và một nhà cung cấp dịch vụ lớn (như Meta) trao đổi dữ liệu (peering) trực tiếp thay vì qua Internet để cải thiện chất lượng.
“Sau nhiều tháng thảo luận, chúng tôi bất ngờ và thất vọng trước sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán với Deutsche Telekom. Chúng tôi có thỏa thuận kết nối miễn phí (settlement-free) tại Đức và khắp nơi trên thế giới với các ISP, cho phép người dùng của họ truy cập nhanh và chất lượng đến các ứng dụng của chúng tôi”, Meta viết trong blog.
Tuy nhiên, Deutsche Telekom “phản pháo” bằng bài blog cùng ngày. Với tiêu đề “Meta không đứng trên luật pháp”, nhà mạng Đức tuyên bố hãng công nghệ Mỹ một lần nữa đã “bóp méo sự thật”.
Theo đó, tất cả lưu lượng dữ liệu từ Meta đến mạng lưới của nhà mạng thông qua kết nối trực tiếp đều phải trả phí. Trong dịch Covid-19, Meta ngừng thanh toán nên Deutsche Telekom đã đâm đơn kiện và được Tòa án khu vực Cologne tán thành.
Để tránh phải trả tiền, Meta định tuyến lại lưu lượng dữ liệu qua bên thứ ba và không đạt thỏa thuận hòa mạng trực tiếp sau này.
Theo Deutsche Telekom, thay vì chấp nhận bản án, Meta đang “chơi trò phạm lỗi thô thiển”. Nhà mạng khẳng định sẽ tiếp tục thu phí vận chuyển dữ liệu của Meta.
Deutsche Telekom cũng chỉ ra, tranh chấp với Meta không chỉ là khác biệt về quan điểm giữa hai công ty mà còn là câu hỏi có hay không sự bình đẳng giữa các bên tham gia, hay sức mạnh của kẻ mạnh nhất có thể thao túng Internet hay không. “Một công ty như Meta cũng không thể đứng trên pháp luật”, nhà mạng Đức viết.
Vụ việc nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải hành động ở Brussels, theo Deutsche Telekom. Hãng viễn thông nhắc đến đề xuất của Ủy ban Châu Âu về cơ chế giải quyết tranh chấp ràng buộc: nếu Big Tech và các nhà mạng không thể thống nhất về mức giá vận chuyển dữ liệu phù hợp, trọng tài – như cơ quan quản lý – sẽ quyết định.
Một mặt, các nhà mạng không cần phải kiện ra tòa trong tương lai để đòi được tiền, một mặt, các “ông lớn” như Meta không thể đưa ra quyết định đơn phương, ngắn hạn gây nguy hiểm cho chức năng Internet nói chung, Deutsche Telekom lập luận.
Theo chuyên gia viễn thông John Strand, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng Meta (ARPU) đã tăng 10 lần trong 10 năm kể từ khi Meta và Deutsche Telekom ký thỏa thuận đầu tiên năm 2010.
Theo báo cáo thu nhập quý mới nhất, ARPU Meta là 11,89 USD, trong khi ARPU di động của Deutsche Telekom giảm xuống dưới 10 USD/tháng.
Chưa kể, Deutsche Telekom đã đầu tư nâng cấp mạng lưới khi chuyển sang 5G. Nó phần nào giải thích lý do Deutsche Telekom muốn Meta trả thêm tiền cho mình.
Toàn cảnh tranh chấp giữa Meta và Deutsche TelekomNăm 2010, Deutsche Telekom và Meta (khi đó là Facebook) ký thỏa thuận, trong đó Deutsche Telekom dành 24 điểm hòa mạng riêng với 50 cổng và tốc độ dữ liệu 5.000 gigabit/giây tại 7 địa điểm “độc quyền cho các dịch vụ Meta”, bao gồm Facebook, Instagram và WhatsApp. Meta trả phí băng thông khoảng 5,8 triệu EUR/năm.
Sau 10 năm, Meta yêu cầu Deutsche Telekom giảm giá 40%. Deutsche Telekom không đồng ý và đưa ra mức giảm 16%.
Trước khi đi đến thỏa thuận, dịch Covid-19 xảy ra.
Meta hủy bỏ thỏa thuận vào cuối năm 2020. Tháng 3/2021, Deutsche Telekom cho phép Meta tiếp tục sử dụng các cổng “vì lợi ích của khách hàng” cho đến khi ký thỏa thuận mới.
Tuy nhiên, Meta viện dẫn khái niệm settlement-free và từ chối trả tiền. Trong blog ngày 25/9, công ty mẹ Facebook cho rằng, đây là một phần cơ bản của các thỏa thuận kết nối trực tiếp như đã ký với Deutsche Telekom.
Deutsche Telekom kiện công ty con của Meta tại Đức lên Tòa án khu vực Cologne vào tháng 12/2022. Theo nhà mạng, nếu không thu tiền sử dụng mạng lưới bất cân xứng của các doanh nghiệp lớn, sẽ gây áp lực tài chính lớn đến các ISP, làm tăng chi phí cho người tiêu dùng hoặc giảm đầu tư vào hạ tầng mạng.
Tháng 5/2024, Meta thua kiện và tòa án ra lệnh phải trả 20 triệu EUR cho Deutsche Telekom để tiếp tục sử dụng mạng lưới của họ.
Meta không đồng ý, tuyên bố phán quyết đặt ra tiền lệ nguy hiểm và đe dọa tính trung lập mạng (net neurality) và tiêu chuẩn Internet mở. Công ty cho biết, đã đầu tư hơn 27 tỷ EUR cho hạ tầng toàn cầu chỉ tính riêng năm 2022, giúp giảm tải cho các ISP và về cơ bản giảm chi phí cho họ. Không thể hòa giải dẫn đến màn chia tay hôm nay giữa hai bên.
" alt="Meta ‘nghỉ chơi’, nhất quyết không trả 20 triệu EUR cho nhà mạng Đức"/>Meta ‘nghỉ chơi’, nhất quyết không trả 20 triệu EUR cho nhà mạng Đức
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, Việt Nam đang là một trong những nước có dấu hiệu gia tăng tỷ lệ bạo lực học đường, không chỉ ở số lượng mà còn về mức độ nguy hiểm của nó.
Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ bạo lực học đường thuộc phạm vi trong và ngoài nhà trường (khoảng 5 vụ/ngày). Theo thống kê này, cứ khoảng 5200 học sinh thì lại có 1 vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có 1 em phải nghỉ học vì đánh nhau. Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
Trong Thời đại mới của Trí tuệ nhân tạo, ngày nay, đã có sẵn phần mềm AI giúp phụ huynh và nhà trường phát hiện hành vi bắt nạt trên mạng. Ngoài ra, các phần mềm giám sát bảo mật tại trường có thể tích hợp AI để theo dõi, phân tích hành động và biến động cảm xúc của học sinh, từ đó có thể phát hiện sớm các hành vi bạo lực học đường.
Như Securly - nhóm bao gồm phụ huynh, nhà giáo dục và nhà công nghệ đã sử dụng Trí tuệ nhân tạo để tạo bộ lọc web, theo dõi bạo lực mạng và cảnh báo về các trường hợp ngược đãi bản thân cho trường học. Securly cũng đưa ra các ứng dụng có thể theo dõi hoạt động của con nhằm đảm bảo an toàn cho đời sống không gian mạng của con mình.
Tương tự như Securly, Bark là công ty sử dụng Trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ giám sát tin nhắn văn bản, YouTube, email và 24 mạng xã hội khác nhau với chức năng cảnh báo phụ huynh về những mối lo ngại tiềm ẩn ảnh hưởng đến an toàn của con.
Instagram hiện cũng đang sử dụng Trí tuệ nhân tạo để phân loại văn bản, ảnh và video bạo lực. Một khi bị gắn cờ, Instagram sẽ nhắc nhở kẻ bắt nạt thông qua một hệ thống cảnh báo, yêu cầu người bắt nạt dừng hành vi của mình.
SN Technologies là công ty sử dụng phần mềm Trí tuệ nhân tạo với tính năng nhận diện khuôn mặt để theo dõi các học sinh thuộc “danh sách cần lưu ý” của trường qua camera giám sát trong trường học. Hệ thống này sẽ gửi cảnh báo tới ban giám hiệu về các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như các vụ nổ súng ở trường học. Tuy nhiên, công dụng chính của nó vẫn là dùng để giám sát học sinh có hành vi hung hăng trong trường.
Ở Trung Quốc, phần mềm nhận dạng khuôn mặt được sử dụng trong “Lớp học thông minh” để theo dõi tâm trạng, sức khỏe cảm xúc và độ tập trung của học sinh. Những cảm xúc từ ổn định đến vui, buồn, thất vọng, tức giận, sợ hãi hay ngạc nhiên đều được theo dõi và ghi lại. Từ đó, giáo viên có thể đưa ra công tác đối ứng dựa trên dữ liệu của những học sinh bị đánh dấu là không chú ý hoặc có cảm xúc tiêu cực.
Ở Nhật Bản, phần mềm AI được sử dụng để phân tích, dự đoán các vụ bạo lực và ngăn chặn hành vi tự sát kéo theo. Nhà trường đã đưa vào dữ liệu của hơn 9000 trường hợp (2012 - 2018) bị nghi ngờ là các vụ bắt nạt tại trường để huấn luyện AI. Thông tin chi tiết của vụ việc, cũng như của học sinh bao gồm giới tính, độ tuổi, thành tích, số buổi nghỉ học, và địa điểm xảy ra đều được ghi lại.
Thay vì dựa dẫm hoàn toàn vào kinh nghiệm của giáo viên để xác định các vụ bắt nạt, với phản hồi kịp thời tới từ AI sau khi phân tích dữ liệu, nhà trường hy vọng sẽ xác định được các trường hợp bắt nạt có thể leo thang thành tự tử và giải quyết vụ việc trước khi quá muộn.
Trần Diệu Linh(tổng hợp)
" alt="Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngăn chặn bạo lực học đường"/>