当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Soi kèo phạt góc Genoa vs Torino, 3h ngày 19/3 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Napredak Krusevac vs Tekstilac Odzaci, 21h00 ngày 14/4: Điểm tựa sân nhà
Vuihoc là startup công nghệ giáo dục (EdTech) thành lập năm 2019, hỗ trợ hơn 1,1 triệu học sinh từ lớp 1 tới lớp 12. Nền tảng có kho học liệu hơn 500.000 bài giảng bám sát chương trình học quốc gia. Học sinh có thể học qua các bài giảng video, hoặc học gia sư 1-1. Công ty cũng cho ra mắt mô hình lớp học livestream nhằm tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh.
"Sự hỗ trợ của công nghệ sẽ mang lại nền giáo dục tốt nhất có thể cho tất cả học sinh, đặc biệt là những em sống ngoài thành phố lớn. Chúng tôi đã thấy những kết quả tích cực ở các học viên của mình sau bốn năm", ông Đỗ Ngọc Lâm, CEO Vuihoc, cho biết.
- Chị nghĩ sao khi được NSƯT Đăng Dương mời tham gia liveshow 'Tổ Quốc gọi tên mình' diễn ra vào ngày 26/8 tới tại Hà Nội?
Đây là một vinh dự rất lớn đối với tôi. Tôi mong muốn có cơ hội hát cùng Đăng Dương từ lâu rồi. Đây là sự kiện quan trọng khi tôi được song ca với anh trong liveshow đánh dấu 30 năm ca hát của Đăng Dương.
Đăng Dương là một người anh thuộc thế hệ đi trước mà tôi luôn trân trọng, học hỏi rất nhiều từ đạo đức, cách làm nghề. Chính vì thế khi được anh đề nghị, tôi đã đồng ý ngay dù năm nay tôi có một số dự án lớn nên khá bận.
- Liveshow của Đăng Dương gồm những ca khúc đi cùng năm tháng nhưng nhấn mạnh vào sự mới mẻ, sáng tạo. Chị làm thế nào để phần thể hiện của mình đảm bảo tiêu chí đó?
Trước khi học thanh nhạc, tôi hát nhạc nhẹ, giọng na ná chị Thu Minh. Sau khi đi học, tôi chuyển giọng sang hát Opera nhưng máu nhạc nhẹ vẫn còn.
Lúc nhận lời mời của anh Đăng Dương, biết được list bài cũng như biết Giám đốc âm nhạc là nhạc sĩ Dương Cầm, tôi thực sự thấy mình như cá gặp nước. Tôi rất thích cách làm nhạc của Dương Cầm. Năm 2011, nhờ mối duyên âm nhạc với Dương Cầm mà tôi đoạt giải cao nhất ở Sao Mai.
Giữa tôi và anh Đăng Dương rất ăn ý vì hai anh em từng biểu diễn với nhau nhiều lần. Tôi sẽ uyển chuyển theo anh, để hai người có sự kết hợp mới mẻ khiến khán giả thấy một phần trình diễn khác với những lần xuất hiện trước đây của chúng tôi.
Tôi rất thích được sáng tạo, được tìm hiểu để xem bản thân còn có những khả năng nào khác, từ đó giúp mình nhiều màu sắc hơn, đa năng hơn và hấp dẫn khán giả hơn.
- Chị Kim Xuyến, vợ Đăng Dương chia sẻ rằng ca sĩ dòng nhạc chính thống thiệt thòi vì không được săn đón như ca sĩ dòng nhạc nhẹ. Vì sao chị xuất phát từ nhạc nhẹ nhưng lại chọn con đường nhiều thử thách như thính phòng?
Đó là chữ duyên. Khi bạn trai - người sau này là chồng tôi - hướng Đào Tố Loan vào Nhạc viện cũng không biết vào đó tôi sẽ học kỹ thuật cơ bản và phải chuyển giọng. Anh còn bảo nếu biết trước sẽ hướng tôi vào trường Văn hoá Nghệ thuật Quân đội để học nhạc nhẹ.
Sau đó, tôi đã tìm và may mắn có học bổng nước ngoài nhưng với tôi đi học Opera là để hát nhạc Việt. Kỹ thuật chỉ là phương tiện, nó giúp tôi đào sâu âm nhạc Việt Nam và nhận ra âm nhạc Việt Nam quá hay, đặc biệt là nhạc dân tộc.
Tôi chưa bao giờ có tư tưởng mình sẽ sang nước ngoài sinh sống và làm việc mà chỉ mong mang những tinh túy học được về cống hiến ở nước mình.
Ai là nghệ sĩ cũng hy vọng đạt được cảnh giới cao nhất là có hào quang và sự đón nhận nhiệt tình của khán giả nhưng ca sĩ theo dòng nhạc kén người nghe không được quan tâm nhiều như các sao nhạc nhẹ. Tất nhiên tôi có chút buồn nhưng đó không phải nguyên nhân để thay đổi.
- Đào Tố Loan và Đăng Dương có một điểm tương đồng lớn là đều nhận được sự ủng hộ từ hậu phương vững chắc. Vợ Đăng Dương đã hy sinh công việc lui về sau làm trợ lý cho chồng, còn chị được chồng phát hiện tài năng, động viên đi học hát để có ngày hôm nay. Chị nghĩ gì về điều này?
Tôi và anh Đăng Dương cực kỳ may mắn khi tìm được đúng người bạn đời thấu hiểu niềm đam mê cũng như tình yêu dành cho nghệ thuật, tạo điều kiện để nửa kia làm những điều tốt nhất.
Nếu không gặp được anh xã, số phận tôi đã sang một ngã rẽ khác, không có một Đào Tố Loan hôm nay. Đó là duyên Trời cho khi gặp đúng người và hướng mình đi đúng con đường để gặt hái thành công cả trong sự nghiệp và hạnh phúc riêng.
Phụ nữ làm nghệ thuật để có thành quả phải đổi lại bằng rất nhiều thứ. Trong gia đình, tôi có người bạn đời hiểu, chia sẻ. Việc con cái, đối nội đối ngoại anh đều chung tay gánh vác nên gánh nặng giảm bớt rất nhiều.
- Chồng chị theo ngành ngân hàng nhưng yêu âm nhạc và là thành viên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hai người cùng nhau nuôi dưỡng tình yêu này ra sao?
Chúng tôi đã có những tác phẩm về bóng đá, về Covid-19 trong thời gian cách ly mang tên Vượt qua cái chết.Các tác phẩm anh viết cho ngân hàng, cho cơ quan để dự thi hay truyền bá đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Tôi là người được chọn biểu diễn tác phẩm của chồng. Hai vợ chồng có rất nhiều điểm chung và hiểu nhau nên khi anh viết nhạc thì hầu như là 'đo ni đóng giày' cho giọng của tôi.
- Khi Đăng Dương làm show, mọi người hỏi tại sao không mời Kim Xuyến lên sân khấu. Đào Tố Loan có định tổ chức liveshow với sự xuất hiện của ông xã?
Tôi cũng có dự định làm liveshow từ thời điểm dịch Covid-19 nhưng vì nhiều lý do nên chưa thể thực hiện. Năm nay tôi lại nhận một vở opera lớn và đảm nhận vai chính nên đã lùi lại lịch, có thể là năm tới. Tôi rất muốn trong sự nghiệp âm nhạc của mình có một liveshow như anh Đăng Dương. Trong đêm nhạc của tôi, không chỉ có một nhân vật đặc biệt mà có khi là hai, ba người.
Diệu Hồng
Đào Tố Loan: Tôi và anh Đăng Dương đều may mắn khi tìm đúng bạn đời
Đây là chương trình khuyến mại lớn nhất của SCTV nhằm tri ân khách hàng đã luôn đồng hành, sát cánh cùng SCTV trong suốt 30 năm qua.
Với cách thức tham gia đơn giản, khách hàng chỉ cần đăng ký lắp đặt thành công các dịch vụ truyền hình cáp và internet của SCTV hoặc đóng trước thuê bao từ 03 đến 06 tháng sẽ được nhận thẻ cào trùng thưởng với những giải thưởng có giá trị, bao gồm: 01 giải Đặc biệt: SAMSUNG Smart TV 4K QLED 65inch Q80B 2022; 01 giải Nhất: Laptop MacBook Pro 13inch M1 2020, SSD 256GB, RAM 16GB; 02 giải Nhì: Điện thoại Iphone 13 Pro 128GB; 200 giải Ba: Chảo quánh Kangaroo; 400 giải Tư: Ổ điện thương hiệu Điện Quang; 2500 giải Năm: Áo thun cao cấp “SCTV - 30 năm đồng hành cùng gia đình Việt”; 250 giải Sáu: Chảo chống dính Kangaroo size 20; 6000 giải Khuyến khích: Nón an toàn SCTV.
Chương trình khuyến mại được áp dụng trên phạm vi toàn quốc, bắt đầu từ 00h00 ngày 14/07/2022 đến 23h59 ngày 31/08/2022 hoặc đến khi hết giải thưởng khuyến mại.
Đối tượng tham gia chương trình là công dân đang sinh sống tại Việt Nam, trừ nhân viên SCTV và các đối tác có liên quan.
Khi cào trúng thưởng, khách hàng trúng các giải từ Khuyến khích đến giải Ba sẽ nhận thưởng tại chi nhánh giao dịch gần nhất tại địa phương. Những khách hàng trúng các giải Nhì, giải Nhất và giải Đặc biệt sẽ nhận thưởng tại Công ty TNHH Truyền hình cáp SCTV (Tòa nhà SCTV, Số 100, đường Võ Chí Công, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, TP.HCM).
Khi đến nhận thưởng, người trúng thưởng phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực theo quy định pháp luật, cung cấp bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân có chứng thực, số điện thoại trúng giải, địa chỉ hợp lệ và ký nhận theo bảng ký nhận của Ban tổ chức.
Đại diện SCTV cho biết: “SCTV - 30 năm đồng hành cùng gia đình Việt” chúng tôi đưa ra là để đánh dấu mốc son này. Dịp này, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý khách hàng, những người đã tin tưởng, gắn bó và đồng hành cùng SCTV. Chúng tôi hy vọng, trong chặng đường tiếp theo, SCTV vẫn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý khách hàng, để SCTV mãi mãi là người bạn đồng hành cùng gia đình Việt”.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình khuyến mại, xin vui lòng liên hệ tổng đài 19001878 hoặc các chi nhánh, phòng giao dịch gần nhất.
Xem chi tiết Thể lệ chương trình khuyến mại ”SCTV-30 năm đồng hành cùng gia đình Việt” tại: https://www.sctv.com.vn/khuyen-mai/the-le-chuong-trinh-khuyen-mai-sctv-30-nam-dong-hanh-cung-gia-dinh-viet
Lệ Thanh
" alt="SCTV ưu đãi lớn chưa từng có kỷ niệm 30 năm thành lập"/>Sun Jun đưa cho cô dâu phong bao có 10.000 tệ (34 triệu đồng) để mua các đồ dùng phục vụ lễ cưới. Sau đó, anh trao thêm cho cô dâu 200.000 tệ (680 triệu đồng) và 3 cây vàng bao gồm vòng tay vàng, dây chuyền vàng...
Sau khi đám cưới diễn ra hồi tháng 5/2022, Sun Jun rời quê đi làm việc. Tổng số ngày sống chung của cặp đôi chỉ vỏn vẹn 30 ngày và chưa bao giờ "động phòng".
Từ việc đó, Sun Jun và vợ trở nên lạnh nhạt. Họ quyết định đường ai nấy đi, dù thời gian kết hôn chỉ mới 6 tháng.
Chú rể cho rằng, kết cục như vậy làm tổn hại danh tiếng và gây tốn kém tiền bạc nên đã đệ đơn kiện cô dâu và bố mẹ lên tòa án. Trong đơn, anh chàng bày tỏ, muốn đòi lại số tiền 200.000 tệ tiền mặt (680 triệu đồng) và 10.000 tệ (34 triệu đồng) trong phong bao màu đỏ cùng 3 cây vàng.
Tại phiên tòa, Zhang Ying tiết lộ, việc "không động phòng" hay chậm đăng ký kết hôn là do công việc cả hai quá bận rộn. Ngoài ra, cô phải tập trung ôn tập để thi lấy chứng chỉ nghiệp vụ nên hai vợ chồng chưa có thời gian đi đăng ký.
Khi hai người rạn nứt mối quan hệ tình cảm, họ vẫn chưa phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Cô dâu Zhang không đồng tình việc đòi lại tiền và 3 cây vàng của Sun Jun. Theo cô gái này, mặc dù, hai vợ chồng chưa đăng ký nhưng mối quan hệ của họ đã được người thân, bạn bè, hàng xóm thừa nhận, chứng kiến. Ngoài ra, sau khi cưới, Zhang phải gánh vác nhiều việc của nhà chồng, không quản ngại vất vả.
Chủ tọa phiên tòa cho hay, cặp đôi đã tổ chức lễ cưới nhưng chưa hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn. Vì vậy, Zhang Ying phải trả lại số tiền nhà trai đã trao. Còn khoản 10.000 tệ trong phong bao đỏ thuộc về nhà cô dâu, vì họ dùng để mua các món đồ phục vụ đám cưới.
Phía tòa án cho rằng, việc đưa tiền thách cưới nhằm mục đích hoàn tất thủ tục đón dâu, kết hôn. Hiện tại, việc kết hôn không được như ý, thủ tục không hoàn tất nên gia đình nhà gái phải trả lại số tiền đã được nhận.
Phán quyết cuối cùng cho hay, Zhang Ying phải hoàn thành trách nhiệm trả lại tiền cho nhà chồng theo thời gian mà tòa án yêu cầu.
Khoản tiền sính lễ hay thách cưới hoặc có tên khác là "giá cô dâu" tồn tại từ lâu ở Trung Quốc. Theo tập tục này, nhà trai phải đưa cho nhà gái một khoản tiền, đồ trang sức, thậm chí là tài sản xe hơi, nhà cửa... để rước dâu và hoàn thành việc kết hôn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và nhu cầu tiền bạc, nhiều nơi xuất hiện tình trạng, "giá cô dâu" bị tăng lên.
Theo các chuyên gia, vấn đề chênh lệch giới tính giữa nam và nữ ở Trung Quốc quá lớn là một trong những yếu tố khiến tiền sính lễ bị nhà gái "hét" quá cao. Điều này khiến cho cơ hội lấy vợ của nhiều nam giới khó khăn hơn. Thậm chí, có người còn phải trả nợ do số tiền thách cưới cao.
Theo Dân trí
Kết hôn 6 tháng không 'động phòng', chú rể kiện nhà cô dâu ra tòa đòi tiền
BÁNH CUỐN TRÁNG CHẢO
Nguyên liệu:
- 150gr bột gạo - 100gr tinh bột bắp - 400ml nước - 1 muỗng canh dầu ăn - 1/3 muỗng cà phê muối.
- Phần nhân: 200gr thịt heo xay; 3 nấm mèo thái nhỏ; 1/2 củ hành tây thái nhỏ; 1 củ hành tím thái nhỏ; 2 tép tỏi băm; 1/3 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm 1 muỗng canh dầu hào.
- Rau sống ăn kèm bánh cuốn: Giá chần, rau thơm, dưa leo thái nhỏ.
- Nem chua và chả quế thái lát ăn kèm.
- Phần nước mắm chấm: 3 muỗng canh nước, 1 muỗng canh nước mắm, 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, ớt băm
Cách làm:
Bước 1: Xào nhân bánh cuốn
- Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu. Chờ dầu nóng thì cho hành tím tỏi vào xào thơm.
- Sau đó cho thịt vào xào tơi 5 phút. Cuối cùng cho hành tây nấm mèo và các gia vị còn lại vào xào săn.
- Nêm nếm lại cho vừa ăn (hơi nhạt 1 chút) là được. Tắt bếp cho 2 muỗng hành phi vào đảo đều, để nguội.
Bước 2: Hòa bột
- Cho tất cả 2 loại bột cùng nước vào 1 cái âu hòa tan, để 4 tiếng cho bột lắng xuống.
- Làm dấu mức nước cố định, sau đó chắt bỏ phần nước, thay lại nước lạnh khác đúng vị trí đã làm dấu. (Cách này giúp bánh trong dẻo ngon hơn). Bây giờ cho dầu và muối vào hòa tan.
Bước 3: Tráng bánh cuốn
- Bắc chảo không dính lên bếp, thoa 1 chút dầu, sau đó lấy giấy thấm khô.
- Chảo hơi nóng thì bạn múc ít bột đổ vào tráng mỏng.
- Đậy nắp cho bánh chín (45 giây - 1 phút). Khi thấy bánh trong là bánh chín.
- Úp bánh ra dĩa. Cứ thế bạn lại thoa chút dầu lâu khô rồi đổ bánh.
Bước 4: Cho nhân vào bánh
- Cho nhân vào giữa, cuộn tròn hoặc gập lại tùy theo sở thích rồi xếp bánh ra đĩa.
Bước 5: Pha nước chấm
- Cho nước mắm ra bát, thêm đường vào, khuấy đều cho đường tan rồi thêm 3 muỗng canh nước, khuấy tiếp cho nước mắm hòa đều cùng nước.
- Thêm nước cốt chanh, khuấy tiếp. Cuối cùng cho ớt băm nhỏ vào là được.
Bước 6: Thưởng thức
- Cho ít giá chần, xà lách ra đĩa, xếp bánh cuốn thịt một bên cùng với chả quế thái lát. Đừng quên rắc ít hành phi và thưởng thức ngay thôi nhé.
BÚN TRỘN TÔM
Nguyên liệu:
- Nước trộn bún: 4 muỗng canh sốt ớt ngọt; 2 muỗng canh nước; 2 muỗng canh nước cốt chanh; 2 muỗng cà phê nước mắm.
- Làm bún trộn: 250g bún; 100g tôm loại nhỏ, bóc vỏ, bỏ chỉ; cà rốt bào sợi; 3 quả dưa chuột thái sợi; rau mùi thái nhỏ; 1 ít rau húng bạc hà, thái nhỏ; ½ bát lạc rang giã dối; xà lách; 1 quả chanh.
Lưu ý, nếu không mua được sốt ớt ngọt, có thể tự chế biến theo công thức sau. 5 quả ớt đỏ lớn; 5 củ tỏi; 200g đường; 250ml giấm gạo; 180ml nước; ½ muỗng cà phê muối. Ớt bỏ hạt, sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay, xay nhuyễn. Để hỗn hợp vào nồi, đun nóng trong 5 phút, khuấy đều cho đường tan là được.
Cách làm:
Trộn nước sốt ớt ngọt, nước, nước cốt chanh, nước mắm vào với nhau. Bạn có thể điều chỉnh lượng nguyên liệu cho phù hợp với khẩu vị của mình.
Để bún vào một tô lớn. Đun sôi 1 nồi nước, cho tôm vào luộc chín, vớt ra. Cho tôm vào bát bún.
Cho cà rốt cắt nhỏ, dưa chuột, rau mùi, húng bạc hà và lạc rang vào bát bún. Thêm hỗn hợp nước trộn ở bước 1 và trộn đều.
Cho lá xà lách ra 2 bát, chia bún vào 2 bát này rồi ăn kèm với chanh.
MÌ VỊT TIỀM
Nguyên liệu:
- 500g thịt vịt (đùi hoặc ức)
- 300g xương heo; 80g nấm đông cô; 30g thảo mộc (hoa hồi, quế, đinh hương, cam thảo); 300g cải thìa
- Gia vị: 80ml nước tương; 40g bột nêm; 80g đường; 5g tiêu
- Gừng; rượu trắng; dầu ăn
- Mì trứng
Cách làm:
Rửa sạch nấm đông cô và cải thìa. Cắt bỏ gốc nấm và chọn lấy phần gốc cải thìa.
Dùng rượu trắng và gừng để khử mùi của thịt vịt. Ướp vịt với 60ml nước tương, 20g bột nêm, 60g đường, 5g tiêu khoảng 15 phút.
Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng thả vịt vào chiên vàng lớp da.
Cắt lấy 4 – 5 lát gừng. Cho gừng cùng thảo mộc vào chảo rang nóng.
Rửa sạch xương heo, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút để xương nhả bọt bẩn. Đem bỏ phần nước bẩn đó đi.
Đổ 1.5 lít nước sạch cùng gừng, thảo mộc vào nồi xương, đặt lên bếp hầm khoảng 45 phút.
Lược lấy nước dùng. Sử dụng phần nước dùng đó, tiếp tục hầm với thịt vịt, nấm đông cô khoảng 45p nữa, nêm thêm 20ml nước tương, 20g bột nêm, 20g đường rồi tắt bếp. Trong lúc nấu nước dùng, trụng sơ cải thìa khoảng 1 phút rồi vớt ra.
Trụng mì trứng qua nước sôi khoảng 2 phút để mì mềm. Dọn mì, cải thìa ra tô, dùng chung với mì vịt tiềm.
Lưu ý:
- Sau khi khử mùi thịt vịt bằng rượu trắng và gừng, nên rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để thịt không bám quá nhiều mùi rượu.
- Trong quá trình hầm thịt, lưu ý vớt bọt cặn để nước dùng được trong.
BÁNH CANH MỰC
Nguyên liệu
- 1 con mực ống to - 200g bún bánh canh tươi (có bán sẵn) - 700ml nước dùng gà - 3 quả cà chua - 1 củ hành tây - 1 miếng thơm - hành lá, hành tím.
- Các gia vị như đường, muối, nước mắm, rượu trắng, dầu ăn.
Cách làm:
Mực làm sạch, rửa qua chút rượu trắng cho khỏi tanh. Để ráo, thái khoanh tròn. Ướp mực với chút muối, tiêu, hạt nêm, hành tím băm nhuyễn khoảng 30 phút cho ngấm vị.
Cà chua rửa sạch thái muối cau, thơm thái lát mỏng vừa, hành tây thái muối nhỏ, đầu hành thái nhỏ.
Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng dầu rồi cho đầu hành lá vào phi thơm. Tiếp đó, cho hành tây vào xào nhanh tay.
Kế tiếp, cho cà chua vào xào cùng hành tây.
Sau đó, cho nước dùng gà vào nồi, cùng với gia vị muối, bột nêm.
Khi nồi nước canh vừa bốc khói thì cho tiếp thơm vào nồi.
Khi nồi canh sôi lên, thì cho mực đã ướp gia vị vào. Khi canh sôi lại lần nữa là mực chín, nêm nếm lại gia vị vừa ăn rồi cho hành lá xắt khúc vào rồi tắt bếp.
Bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, rồi cho bánh canh vào chần sơ trong 2 phút, vớt bánh canh ra rổ để ráo.
Sau đó, cho bánh canh vào tô rồi gắp mực, cà chua, thơm cùng với tí hành lá vào tô rồi chan nước dùng lên, dùng nóng.
Đây là món bánh canh đầy dinh dưỡng cho cả nhà bạn.
Nước dùng chua ngọt, đậm đà với từng miếng mực giòn ngọt quyện với những cọng bánh canh mềm dai, thật hấp dẫn.
Chỉ một chút biến tấu nhỏ trong chế biến, bạn đã có ngay món đậu phụ xốt thịt băm vừa ngon lại thanh mát cho cả nhà thưởng thức.
" alt="5 món tuyệt ngon chẳng cần ăn cơm vẫn no căng bụng"/>Nguyên liệu
Bí đỏ: 300gr; bột gạo nếp: 250gr; lạc rang; dừa nạo; nước cốt dừa: 200ml; đường thốt nốt, đường vàng, đường trắng, đường phèn..., một mẩu gừng nhỏ.
Cách làm
Bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ, luộc hoặc hấp chín, vớt ra để nguội hoặc sờ còn âm ấm là được (nếu trộn bột lúc bí còn nóng, bột sẽ rất dính nên mình thường đợi cho bí nguội mới trộn và tuyệt đối không cho thêm nước trong lúc nghiền và xay bí, không sau nhồi sẽ khó).
![]() |
Món chè bí đỏ nhân đậu xanh. |
Ta tán thật nhuyễn bí đỏ hoặc đem xay mịn, thêm vào 1 thìa canh đường. Sau đó, cho từ từ bột nếp vào nhào cùng bí đỏ. Lúc đầu, bột có thể rất dính nhưng nhồi một lúc sẽ đỡ.
Nếu bột còn dính và ướt thì cho thêm bột khô, nếu nhỡ tay cho nhiều bột khô thì cho thêm ít nước, cứ như vậy nhồi đến khi bột dẻo mịn, vo thử một viên không dính tay là được.
Cách làm nhân đậu xanh
250gr đậu xanh cà vỏ, đậu xanh vo thật sạch, đem ngâm nước 2-5 tiếng, vớt ra để ráo, trộn với xíu muối, đem hấp chín.
Bạn thử miết một hạt ra tay thấy tan mềm ra là được, bỏ đậu ra ngoài, đợi đậu còn âm ấm đem giã mịn hoặc xay mịn, sau đó trộn vào 2 thìa canh đường, tuỳ độ ngọt mà cho, một xíu vani, trộn đều.
Lưu ý: Nếu trộn đường lúc đậu xanh còn nóng đem giã hoặc xay, đậu sẽ rất nhão, ướt và bắt buộc phải cho lên bếp sên cho đậu khô lại mới vo viên được.
Chia bột và nhân để vo viên: Cân bột và nhân theo tỉ lệ: bột - 30gr, nhân - 20 gr.
Cách tạo hình quả bí đỏ
Bạn vo tròn bột, ấn hơi dẹt, dùng que xiên thịt hoặc phần đầu kia của con dao, phần không sắc, khứa thành các múi quả bí, dùng đầu đũa ấn nhẹ phần đầu quả bí, nặn cuống, quét chút nước tạo độ dính rồi đặt cuống vào.
![]() |
Viên chè được chị Hưng Giang tạo hình quả bí đỏ. |
Phần cuống nhồi bột màu xanh, còn bạn ngại làm cuống thì tìm các loại lá nhỏ có cuống cắm vào, tuỳ độ sáng tạo của mọi người.
Ta đun sôi nước, thả các viên bí đỏ vào luộc đến khi viên bột nổi lên trên mặt nước, vớt ra cho vào bát nước lạnh.
Cách nấu nước đường gừng
Bạn cho 500ml nước trắng vào nồi, thêm 200gr đường thốt nốt hoặc đường vàng, đường mật, đường trắng đều được, đun sôi, đập dập một nhánh gừng thả vào nồi nước đường gừng, hớt bọt, tan đường toả ra mùi đường gừng thì hạ nhỏ lửa ở mức thấp (độ ngọt nhạt có thể tự điều chỉnh được).
Cuối cùng, bạn vớt các viên bí đỏ thả vào nồi nước đường gừng, đun thêm khoảng 10p lửa nhỏ thì tắt bếp.
Cách nấu nước cốt dừa:
Nước cốt dừa là phần không thể thiếu. Bạn lấy 200ml nước cốt dừa đóng hộp vào nồi nhỏ, thêm vào 2 thìa canh đường (thìa ăn phở), 50ml nước trắng, một thìa canh bột năng, một xíu muối (bằng đầu đũa không lại mặn), hoà tan tất cả lại, rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa sôi nhẹ lăn tăn thì tắt bếp múc ra để nguội, thu được phần nước cốt dừa sền sệt và béo ngậy.
Khi ăn, bạn múc vài viên bí đỏ ra bát, chan nước đường gừng, rưới vài thìa nước cốt dừa lên trên, rắc lạc rang và dừa nạo, ăn nóng hay lạnh đều được.
Nếu bạn muốn làm bánh mà không có lò nướng, điều đó sẽ không thành vấn đề khi bạn biết tận dụng một thứ mà nhà nào cũng có, đó là nồi cơm điện.
" alt="Chè bí đỏ nhân đậu xanh giúp thanh nhiệt ngày nắng nóng"/>