Linh cho biết, cô đến vào hôm khai trương nên quán khá đông. Linh gọi combo bao gồm nước, phở và quẩy, giá ưu đãi là 59 tệ (hơn 200.000 đồng). Được biết giá gốc combo này là 90 tệ (hơn 300.000 đồng). Hiện tại, thực đơn quán chỉ bao gồm một món phở, hai món ăn kèm là trứng trần và quẩy cùng thức uống chính là trà sen.
![]() | ![]() |
Combo phở giá ưu đãi 59 tệ (hơn 200.000 đồng) trong ngày khai trương mà Linh thưởng thức (Ảnh: Lý Khánh Linh)
"Khác với các quán phở khác ở Thượng Hải được nấu theo kiểu miền Nam thì quán của nữ nghệ sĩ lại được nấu theo kiểu Bắc. Nhìn chung, phần nước dùng được nấu khá nhiều mỡ để phù hợp với khẩu vị người địa phương, sợi phở mềm vừa phải, nhiều thịt bò, tuy nhiên hương vị không quá đặc sắc, nước dùng thì khá mặn”, Linh đánh giá.
Với mức giá 200.000 đồng một bát phở khiến nhiều người cảm thấy đắt đỏ. Tuy nhiên, theo Linh chia sẻ, so với giá ở Thượng Hải thì không quá cao, khá hợp lý. Điều cô nàng ấn tượng nhất khi đến quán phở của Chi Pu là nhân viên rất nhiệt tình, dù khách Việt hay khách Trung Quốc đều được giới thiệu rất kỹ về món ăn, văn hoá của người Việt.
"Mình cảm nhận không gian có phần hơi nhỏ. Nhân viên nói, quán được cải tạo từ quán bar. Hôm mình đi ăn có đi cùng 3 người bạn Việt Nam, mỗi người đều có cảm nhận khác nhau, theo mình thấy là ổn, đáng để thưởng thức”, Linh nói thêm.
Đến Trung Quốc đúng dịp quán phở chuẩn bị khai trương, Vie Trần (SN 1990, sống tại Hà Nội) đã ghé qua quán phở để ủng hộ Chi Pu. Vie Trần chia sẻ: “Sau 3 - 4 ngày ăn đồ Trung cay nóng, nhiều mỡ thì hôm đó, được thưởng thức phở Việt, mình thấy rất ngon. Hương vị khá hài hòa, tuy nhiên phần bánh phở dày hơn bánh phở của ở Việt Nam thường dùng. Phần nước dùng theo ý mình thì chuẩn vị phở Hà Nội, thịt bò trong bát cũng khá đầy đặn”.
"Nhìn qua thì thấy phở được đựng trong một bát tô cao, bánh phở trắng, ngoài thịt bò chín và tái, bát phở còn có thêm một miếng bò sốt vang. Ngoài quẩy, quán phục vụ thêm trứng chần, phần gia vị cũng được giữ nguyên bản với giấm tỏi, ớt tươi và tương ớt, rất giống Việt Nam”, Vie Trần nói thêm.
Nhiều khách Việt cũng đã tới đây để ủng hộ nữ nghệ sĩ Việt Nam. Có thực khách bày tỏ, món phở của quán không thực sự đặc sắc, nước phở mặn. Tuy nhiên đa phần, đều dành lời khen ngợi cho quán ăn, dù mới hoạt động nhưng rất chỉn chu và chuyên nghiệp.
Kim Ngân
" alt=""/>Khách Việt chấm điểm bát phở giá hơn 200.000 đồng của Chi Pu ở Trung QuốcVới thiết kế chỉ 3 căn mỗi bên hành lang chung, tất cả căn hộ đều có từ 2 - 4 mặt đón gió, tựa như những “biệt thự trên không” độc đáo, riêng tư và tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Độ cao tầng lên đến 3,4m và hệ cửa kính cao sát trần, mỗi gia đình đều dễ dàng chiêm ngưỡng khoảng xanh của vùng đô thị hiện đại.
Tại Essensia Sky, cư dân được sống trong môi trường bền vững, ứng dụng tiện nghi công nghệ với các giải pháp xanh, vật liệu thân thiện từ thiên nhiên: ứng dụng công nghệ CarbonCure với bê tông hấp thụ carbon; sử dụng hệ thống cửa kính chống ồn, tiết kiệm năng lượng, hệ thống lọc nước uống tại vòi, thiết bị đo nồng độ ô nhiễm và khử khuẩn; sơn thân thiện môi trường, đèn năng lượng mặt trời, trạm sạc xe điện và công nghệ không chạm... Với ứng dụng di động cư dân và hệ thống quản lý tòa nhà thông minh, Essensia Sky sẽ đem đến một trải nghiệm sống bền vững, hiện đại và an toàn cho mọi cư dân.
Đa tầng tiện ích - Đa chiều trải nghiệm
Với quy hoạch hạ tầng đồng bộ và hiện đại liền kề đô thị Phú Mỹ Hưng, chỉ trong 5 phút đi xe và chỉ 2 phút đến trạm dừng tuyến Metro số 4, cư dân Essensia Sky có thể tiếp cận muôn vàn tiện nghi: hệ thống giáo dục quốc tế từ mầm non đến đại học như SISS, BVIS, KinderWorld, Victoria School Nam Sài Gòn, đại học RMIT, đại học Tôn Đức Thắng…; hệ thống y tế cao cấp như bệnh viện quốc tế FV, viện tim Tâm Đức, các phòng khám đa khoa quốc tế… đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe tối ưu. Ngoài ra, chỉ trong bán kính 2km cũng hiện hữu đầy đủ các tiện ích tài chính, ngân hàng, các trung tâm mua sắm giải trí bậc nhất như Lotte Mart, SC VivoCity, Crescent Mall, Aeon Mall.
Chạm ngay ngưỡng cửa là hơn 50 tiện ích đa tầng, chăm sóc sức khỏe, từ giải trí, thể thao đến nghỉ dưỡng: hồ bơi vô cực điện phân muối; vườn sinh khí, vườn đèn đá, vườn trăng, vườn nghệ thuật, chòi bar phong cách Origami tạo nên không gian lý tưởng cho các hoạt động thư giãn hay gặp gỡ bạn bè. Nhà trên cây, đường chạy bộ, vườn rau organic, công viên vườn nhiệt đới… là nơi cư dân có thể kết nối với thiên nhiên và duy trì lối sống lành mạnh. Ngoài ra, sân chơi trẻ em, khu BBQ, thư viện cộng đồng, cầu ngắm hoàng hôn, khu vực trò chơi ngoài trời... cũng là những điểm nhấn tiện ích tạo sự gắn kết cho gia đình và cộng đồng.
Đặc biệt, zone khoáng nóng onsen nhân tạo được lấy cảm hứng từ những dòng suối nước nóng nổi tiếng của Nhật Bản, là nơi cư dân có thể thả mình trong làn nước ấm áp và tái sinh năng lượng. Với sự kết hợp tác dụng của 3 yếu tố tự nhiên là thủy - nhiệt - khoáng trị liệu, dịch vụ này mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, chăm sóc trọn vẹn cả cơ thể và tinh thần cho cư dân.
Những năm gần đây, với tốc độ phát triển hạ tầng nhanh chóng và quy hoạch bài bản cùng nhiều tiện ích về giáo dục, tài chính, ngân hàng, vui chơi, giải trí... khu Nam dần chuyển mình thành một trong những khu vực đáng sống và đầu tư bậc nhất tại TP.HCM. Sự xuất hiện của Essensia Sky không chỉ mang đến khách hàng thêm một lựa chọn hoàn hảo cho phong cách sống mới mà còn hứa hẹn tiềm năng gia tăng giá trị.
Đình Sơn
" alt=""/>Tiện ích vượt trội của căn hộ xanhÔng Mai Đình Thọ, Chủ tịch HĐQT HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch Krông Pắc chia sẻ, chuyển đổi số chính là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất.
Chính vì vậy, HTX đã mạnh dạn thử nghiệm nhiều tiện ích công nghệ số vào sản xuất, trong đó có thiết bị thông minh đo dinh dưỡng đất Enfarm, bộ giải pháp AIGU Smart Farm… trên diện tích hơn 10 ha.
Bước đầu, các tiện ích công nghệ số này đã giúp cho chủ vườn nắm chính xác những chỉ số về độ ẩm, dinh dưỡng, nhiệt độ… của đất, từ đó bổ sung đúng, đủ lượng dưỡng chất, nước mà cây cần, tránh được việc chăm bón dư thừa gây tốn kém và ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây trồng.
Ứng dụng này còn có thể tích hợp với hệ thống tưới nước, bón phân tự động, các thông tin hiển thị nhanh, cập nhật liên tục trên điện thoại di động, giúp chủ vườn có thể quản lý quy trình sản xuất từ xa, giảm công lao động.
Mặt khác, thông qua các ứng dụng này, HTX cũng có thể đồng giám sát, quản lý, hướng dẫn thành viên thực hiện đúng quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, mã số vùng trồng…
Tương tự, HTX Thông Phong (xã Krông Nô, huyện Lắk) hiện có khoảng 100 thành viên (chính thức và liên kết), chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, với 120 ha sầu riêng.
Nhận thấy việc chăm sóc vườn sầu riêng theo phương pháp truyền thống mất nhiều chi phí và công lao động, vì vậy nhiều thành viên đã thuê (có hộ bỏ tiền mua) thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân cho vườn cây.
Theo ông Chu Văn Thông, Chủ tịch HĐQT HTX Thông Phong, trước đây, phải mất cả ngày một người mới phun xong 1 ha sầu riêng, giờ có thiết bị bay, chỉ trong 20 phút là xong việc.
Việc ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất thật sự mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, nhất là bảo đảm tính kịp thời trong xử lý sâu bệnh trên cây trồng.
Điều rất mừng là HTX được chọn để thực hiện Dự án Thí điểm sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ thông minh và kết hợp xây dựng mô hình vườn mẫu sầu riêng gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở xã Krông Nô (huyện Lắk).
Dự án tập trung vào các mục tiêu: ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất sầu riêng, thí điểm ứng dụng công nghệ thông minh để theo dõi quy trình chăm sóc sầu riêng và tham gia sàn thương mại điện tử, xây dựng thí điểm mô hình vườn mẫu sầu riêng kết hợp du lịch trải nghiệm nông nghiệp.
Đây là cơ hội lớn để các thành viên được nâng cao trình độ sản xuất, trở thành những "nông dân số" trong nền nông nghiệp hiện đại.
Theo đánh giá của Sở NN-PTNT, chuyển đổi số trong nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ nhờ vào ứng dụng các công nghệ số tiên tiến như IoT, AI và blockchain.
Những ứng dụng này mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho ngành nông nghiệp, từ việc tăng cường hiệu suất và hiệu quả sản xuất, đến cải thiện quản lý và chuỗi cung ứng nông sản.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp (DN), HTX, tổ hợp tác, người dân trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, tiên tiến từ nhiều hình thức khác nhau và áp dụng có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp.
Cần sự chung tay của các doanh nghiệp công nghệ
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng số hóa trong nông nghiệp Việt Nam mới đạt 2,1%, là mức thấp so với thế giới.
Chuyển đổi số khó ở phần hạ tầng dữ liệu, trong khi ngành nông nghiệp nhiều dữ liệu nhất nhưng là ngành thu thập được ít dữ liệu nhất nên cũng khó quản lý nhất.
Do đó, các bộ, ngành cần phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho các DN công nghệ số Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu số ngành nông nghiệp để giúp ngành nông nghiệp chuyển đổi số thành công.
Hiện nay, VNPT Đắk Lắk đang triển khai thử nghiệm nền tảng VNPT Green tại HTX Nông nghiệp xanh Krông Pắc và HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch Krông Pắc.
Đây là nền tảng ứng dụng nhiều tiện ích công nghệ số trong nông nghiệp từ theo dõi nhật ký sản xuất, truy xuất nguồn gốc đến kết nối nông dân với nhà khoa học và DN.
Theo đó, nông dân sẽ tải app, cập nhật các thông tin về vị trí, hình thái, đặc điểm cây trồng trong vườn. Trong quá trình chăm sóc, nếu nông dân gặp vấn đề phát sinh do sâu bệnh, thời tiết ảnh hưởng đến cây trồng có thể chụp ảnh, quay video gửi lên app, hệ thống sẽ kết nối với các nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư của các viện, trường, DN để tư vấn cụ thể về nguyên nhân, cách thức xử lý cho nông dân.
Nền tảng VNPT Green cũng hướng đến xây dựng một hệ sinh thái kết nối "bốn nhà" từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, quản lý chất lượng sản phẩm.
UBND huyện Krông Pắc cũng đang phối hợp với các đơn vị công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phần mềm quản lý, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Qua đó giúp cho UBND huyện và các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sản xuất có thể quản lý, theo dõi, ghi chép và thống kê chi tiết các giai đoạn sản xuất, xử lý và vận chuyển của sản phẩm nông nghiệp.
Sở NN-PTNT cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, trên thực tế chuyển đổi số trong nông nghiệp đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi thiếu cơ sở dữ liệu về hoạt động sản xuất nông nghiệp; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin (phần mềm) dùng chung cho toàn ngành để bảo đảm tích hợp liên thông chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ chế, chính sách cho chuyển đổi số chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập.
Do đó, để tiếp tục thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp, cần sớm xây dựng một trung tâm dữ liệu quốc gia tại vùng Tây Nguyên và khu công nghệ thông tin tập trung tại Đắk Lắk; rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các thể chế nhằm tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng chuyển đổi số được triển khai rộng rãi trên thực tế.
Đặc biệt là xác định định hướng chung từ Trung ương để các địa phương, DN, HTX, người dân tổ chức thực hiện, bảo đảm tính liên thông, kết nối…
Theo Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 95% hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; từ 90% trở lên hồ sơ công việc tại cấp tỉnh được xử lý trên môi trường mạng; tỷ trọng kinh tế số trong ngành nông nghiệp đạt tối thiểu 10% và năng suất lao động hằng năm tăng bình quân 7%... |
Theo MINH THUẬN - ĐINH NGA(Báo Đắk Lắk)
" alt=""/>Nông nghiệp số: Vẫn còn nhiều thách thức