当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Gangwon vs Gwangju, 12h00 ngày 13/4: Khách trọn niềm vui 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Lokomotiv Moscow vs Akhmat Grozny, 22h00 ngày 15/4: Tin vào cửa dưới
1. iPhone 12.
2. Samsung Galaxy Note 20 Ultra.
3. Google Pixel 4a.
4. OnePlus 8 Pro.
5. iPhone SE 2020.
6. Samsung Galaxy S20 FE.
7. iPhone 12 Pro Max.
8. Motorola Moto G Power.
9. LG Wing.
10. TCL 10 5G UW.
Theo doanhnghiepvn
Năm 2020 chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều smartphone mới, trong đó có không ít "bom tấn". Nếu xét riêng từng tiêu chí thì dưới đây là những cái tên nổi bật nhất trên thị trường trong năm qua.
" alt="Top 10 smartphone tốt nhất năm 2020: iPhone 12 đầu bảng"/>Ngày mới đến bệnh viện, anh đứng ngồi không yên. Anh sợ bệnh của mình chuyển nặng, không có người thân ở bên chăm sóc sẽ rất cực. Lúc đó, anh đã có ý định sẽ bỏ trốn về nhà.
"Nỗi sợ hãi bệnh tật khiến tôi nung nấu ý định trốn viện nhưng ngày đêm chứng kiến các y bác sĩ, lực lượng hậu cần tại bệnh viện phải làm việc vất vả, tôi đã bình tĩnh lại. Tôi nhận ra, dù phải cách ly ở bệnh viện, nhưng sự quan tâm của các y bác sĩ cũng ấm áp như một gia đình.
May mắn, tôi đã gạt bỏ ý định bỏ trốn, nếu hành động sai lầm, trốn ra ngoài sẽ có nguy cơ lây dịch bệnh cho người thân và cộng đồng”, anh T. chia sẻ.
Nhờ ăn uống, ngủ nghỉ, vận động đều đặn cũng như luôn giữ tinh thần lạc quan, ngày 23/7, anh T. được xuất viện. Mang ba lô hành lý rời khỏi bệnh viện trở về nhà với người thân, anh vừa vui vừa hân hoan.
BS.CKII Tống Hồ Tứ Phương, khoa Tai Mũi Họng, BV Nhi đồng Thành phố, đang làm nhiệm vụ chăm sóc, điều trị các F0 tại BV dã chiến thu dung Covid-19 số 4, cho biết, căng thẳng, khó chịu, cáu gắt, đòi hỏi là điểm chung của rất nhiều bệnh nhân khi mới nhập viện.
Lý giải về điều này, bác sĩ Phương cho rằng, bệnh nhân ngoài lo sợ khi mình bị bệnh còn vì điều kiện sinh hoạt, thời tiết nóng ở bệnh viện không thể thoải mái như ở nhà.
Bác sĩ Phương chia sẻ, do các bệnh viện dã chiến được thành lập ở khu dân cư tái định cư, các tòa nhà bỏ không lâu năm và tại các sân vận động… nên khi mới đi vào hoạt động có rất nhiều phát sinh. Như nguồn điện chập chờn, nguồn nước không đủ mạnh, hay các sự cố chủ quan trong cung cấp khẩu phần ăn do số lượng F0 tăng nhanh, nhà cung cấp suất ăn không cung cấp kịp dễ gây phiền hà, không thoải mái cho bệnh nhân là điều dễ hiểu.
Vì điều này, dù lực lượng mỏng, các y bác sĩ, lực lượng làm hậu cần tại bệnh viện luôn làm việc hết mình, phục vụ bệnh nhân tận tình để họ yên tâm điều trị bệnh.
![]() |
TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Hồi sức Covid-19 đưa giấy ra viện cho các F0 khỏi bệnh. Ảnh: BVCR. |
Liệu pháp tinh thần hỗ trợ bệnh nhân mau khỏi
Ngoài anh T., từ ngày 20/7 đến nay, BV dã chiến số 2 đã có 1.820 bệnh nhân xuất viện. Nói về phương pháp điều trị tại bệnh viện, BS.CKII Bùi Văn Thanh, Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương TP.HCM (đang tham gia quản lý, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2) cho biết, do bệnh Covid-19 chưa có thuốc đặc trị, vì vậy, các bác sĩ đã áp dụng chiến thuật điều trị triệu chứng kết hợp với động viên, củng cố tinh thần cho từng người bệnh.
“Liệu pháp tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Lúc đầu vào bệnh viện ai cũng hụt hẫng, lo âu hoặc than vãn nhiều chuyện. Vì vậy, ngoài cung cấp các phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các y bác sĩ còn thường xuyên tục trực để củng cố tinh thần cho họ. Khi có bất thường thì xử lý ngay”, bác sĩ Thanh nói.
BS.CKII Trần Văn Khanh, Giám đốc BV dã chiến thu dung Covid-19 số 3 cho biết, nơi đây đã có 936 F0 được xuất viện. Họ đa phần là những bệnh nhân không triệu chứng và tự khỏi sau 7-10 ngày.
![]() |
Một bệnh nhân Covid-19 được tặng quà khi xuất viện về nhà tiếp tục cách ly. Ảnh: BVCR. |
Theo bác sĩ Khanh, đối với các F0 không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ, bệnh viện chọn cách giúp họ nâng cao thể lực, sức đề kháng để họ tự phục hồi.
“Khi vừa chuyển đến bệnh viện, hầu hết các F0 đều lo sợ, chúng tôi ngoài chăm sóc, điều trị còn động viên, khích lệ tinh thần họ. Việc này được làm bằng cách để họ theo dõi các chương trình giải trí, xem các thông tin hũu ích.
Các bác sĩ điều trị sẽ lập một nhóm chung để các bệnh nhân trao đổi, thảo luận với nhau. Ai có triệu chứng sẽ báo ngay để bác sĩ cho thuốc. Cách làm này giúp bệnh nhân yên tâm hơn”, bác sĩ Khanh cho biết.
Theo bác sĩ Khanh, để nâng cao thể trạng, bệnh nhân phải cố gắng ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, uống nhiều nước, bổ sung thêm các dưỡng chất nếu có điều kiện. Ngoài họ phải bổ sung vitamin để tăng cường chất đề kháng.
Các F0 sẽ phải vận động thường xuyên để cơ thể tiết mồ hôi. Đặc biệt, họ sẽ bị cấm tuyệt đối hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích. Nếu làm theo các hướng dẫn của bác sĩ, đa phần F0 không có triệu chứng sẽ tự khỏi sau 8-10 ngày.
Còn đối với các F0 có triệu chứng nhẹ, ngoài giúp họ bổ sung dưỡng chất, các bác sĩ thăm khám, động viên từ xa để cấp thuốc, kịp thời ứng phó khi có tình huống nặng xảy ra.
Bác sĩ Khanh cũng cho rằng, các F0 sau khi được xuất viện về nhà tự cách ly cũng nên áp dụng những điều trên để bệnh không tái phát và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
Trưa 29/7, Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca Covid-19 mới, trong đó 7 ca tại cộng đồng, nâng số mắc toàn thành phố lên 974 ca.
" alt="Nhìn bác sĩ ở bệnh viện, F0 từ bỏ ý định trốn viện"/>Tại đây, Phúc đã cùng Bắc, Đức, Anh uy hiếp và nhốt anh T. vào một phòng tại khu nhà trọ rồi thay nhau tra hỏi việc anh T. có rủ bạn gái của Phúc đi làm nhân viên quán hát hay không.
Nhận được thông tin, lực lượng công an nhanh chóng xác minh vụ việc và giải cứu anh T., đồng thời đã bắt giữ 3 đối tượng trên. Riêng Bùi Hữu Bắc đã bỏ trốn.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
" alt="Bắt tạm giam 3 đối tượng về hành vi bắt giữ người trái pháp luật"/>Bắt tạm giam 3 đối tượng về hành vi bắt giữ người trái pháp luật
Nhận định, soi kèo Chicago Fire vs Inter Miami, 03h30 ngày 14/4: Lấy lại ngôi đầu
Ông Dương Tôn Bảo, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Tổ phó Tổ Công tác 1034 cho biết: Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 1034 hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Nội dung chính của Kế hoạch gồm: Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thời gian qua, các địa phương đều rất tích cực triển khai Kế hoạch số 1034 và bước đầu có kết quả tốt. Điển hình như 1 hợp tác xã tại xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình): Sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử để bán qua mạng, thành viên hợp tác xã tăng thu nhập từ 1,5 triệu đồng/tháng lên 4 – 5 triệu đồng/tháng.
“Chương trình tập huấn lần này cho Đoàn viên của hai tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long cũng là một trong những nội dung triển khai Kế hoạch số 1034. Tài liệu tập huấn được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử 1034 (https://tmdt.mic.gov.vn/) và sẽ được chuyển giao cho các huyện Đoàn, xã Đoàn để tiếp tục đào tạo cho các Đoàn viên, thanh niên ở địa phương. Sau buổi tập huấn, nếu các Đoàn viên có thể áp dụng kiến thức được học vào thực tế thì sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, đặc biệt là kinh tế số”, ông Dương Tôn Bảo nói.
Trong chiều 18/5, các chuyên gia của Tổ 1034 đã giúp các học viên nắm được mô hình chuyển đổi số chuỗi sản xuất; cách thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP; các kỹ năng cơ bản để kinh doanh trên hai sàn thương mại điện tử Postmart (Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Vỏ Sò (Voso.vn của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel)…
Qua phần kiểm tra trắc nghiệm cuối buổi, 6 học viên làm bài nhanh và đúng nhất được trao Giấy chứng nhận hoàn thành xuất sắc khóa tập huấn lần này.
Tập huấn kỹ năng kinh doanh số là một trong những nội dung chính của Chương trình tập huấn “Chuyển giao khoa học, công nghệ cho cán bộ, Đoàn viên, thanh niên theo hình thức trực tuyến năm 2022” do Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ - Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Dự kiến chương trình tập huấn tiếp theo sẽ được triển khai trong 2 ngày 8 - 09/6 cho các Đoàn viên ở 3 tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Lào Cai.
Bình Minh
" alt="Đoàn viên ở Sóc Trăng, Vĩnh Long học cách “lên sàn”"/>Về tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19 của TP.HCM, theo Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng, số ca nhiễm tích lũy ở TP là 108.370 trường hợp.
Hiện có 2.070 bệnh nhân Covid-19 cần được hỗ trợ hô hấp, 1.331 ca nặng, trong đó có 39 trường hợp lọc máu, 15 người phải chạy ECMO. Tính từ khi có dịch đến nay, TP đã có 2.105 trường hợp tử vong.
Về tình hình tiêm vắc xin, theo Sở Y tế TP.HCM, tính từ 14h ngày 22/7 đến 7h30 sáng 5/8, TP đã có 1.292.880 người được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, có 1.918 người phản ứng nhẹ sau tiêm 30 phút. Riêng ngày 4/8, TP đã tiêm được 179.560 người. Tất cả đều an toàn tuyệt đối và tốc độ tiêm chủng đang tiếp tục được đẩy lên cao.
![]() |
Người dân TP.HCM đang được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Sáng 5/8, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng ký công văn hỏa tốc số 5322 gửi Bộ Y tế, UBND TP.HCM, nội dung mượn tạm nửa triệu liều vắc xin Sinopharm.
Nội dung văn bản nêu, tại nhiều địa phương trên cả nước, diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp, nguy cơ xâm nhập, lây lan và bùng phát tại TP Hải Phòng rất cao. Do đó, việc chuẩn bị vắc xin để tiêm cho người dân trên địa bàn thành phố trở nên cấp bách.
Hiện nay, Hải Phòng có trên 2 triệu dân, số người đủ điều kiện để tiêm vắc xin khoảng 1,6 triệu người. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Y tế mới cấp cho Hải Phòng gần 165.000 liều.
UBND TP Hải Phòng đã đăng ký với Bộ Y tế hỗ trợ thành phố 2 triệu liều vắc xin Sinopharm và 1,2 triệu liều vắc xin các loại khác.
Theo Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, hiện nay TP.HCM có khoảng khoảng 1 triệu liều vắc xin Sinopharm. Trong khi đó, Hải Phòng chưa nhận được số lượng vắc xin đã đăng ký. Bởi vậy, UBND TP Hải Phòng để nghị TP.HCM cho mượn tạm 500.000 liều vắc xin Sinopharm.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Tú Anh - Hồ Văn
Tối 5/8, Việt Nam công bố 3.301 bệnh nhân Covid-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 7.244 trường hợp. Con số này giảm nhẹ so với ngày 4/8 (giảm 379 ca).
" alt="TP.HCM phản hồi việc Hải Phòng mượn nửa triệu liều vắc xin Covid"/>TP.HCM phản hồi việc Hải Phòng mượn nửa triệu liều vắc xin Covid
Vừa trở về sau 12 ngày điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến thu dung số 8, chị Phan Trần Bạch Tuyết (SN 1981, ở phường 14, quận 3, TP.HCM) đang thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày.
Chị nói thời điểm vừa qua là những ngày khó quên trong cuộc đời. “Không ngờ có ngày, 3 trong 4 người gia đình tôi trở thành F0”, chị chia sẻ.
Trước thời điểm phát hiện mắc Covid-19, đêm 14/7, chị bỗng đau lưng dữ dội.“Tôi đau đến mức không đi lại được, không ngủ được, thức trắng đêm, người sốt nhẹ. Trước đó, thỉnh thoảng tôi cũng đau lưng nhưng không đến mức như vậy nên không nghĩ mình nhiễm Covid-19”.
![]() |
![]() |
Bệnh viện dã chiến, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM |
Sáng 15/7, chồng chị Tuyết đi làm. Anh thấy người nóng, sốt và muốn về nhà. Nhưng lúc này, con hẻm nơi nhà họ sinh sống bị phong tỏa do phát hiện nhiều ca F0.
“Người ta yêu cầu anh ấy phải có giấy xét nghiệm âm tính mới được vào nhà. Chồng tôi đi xét nghiệm và không ngờ lại dương tính SARS-CoV-2. Vậy là anh ấy bị đưa vào Bệnh viện dã chiến thu dung số 11”, chị Tuyết nhớ lại.
Sau khi chồng chị có kết quả, nhân viên y tế phường 14 đã yêu cầu gia đình chị Tuyết (mẹ và 2 con gái, 17 và 10 tuổi) ra test nhanh.
Kết quả test nhanh, chị Tuyết dương tính nhưng may mắn 2 con đều âm tính. Nhân viên y tế dặn chị về nhà và chờ kết quả xét nghiệm PCR. Trong tâm trạng vô cùng hoang mang, lo lắng, người phụ nữ này chuẩn bị đồ để vào viện và chuẩn bị đồ ăn cho các con ở nhà.
![]() |
Phan Trần Bạch Tuyết nhận kết quả dương tính với Covid-19 ngày 15/7. |
Ngày 18/7, chị Tuyết bắt đầu mất vị giác, khứu giác, không thể nêm nếm gia vị nấu ăn. Cũng trong ngày này, nhân viên y tế thông báo chị có kết quả xét nghiệm PCR dương tính và yêu cầu chị chuẩn bị vào viện.
2h chiều, xe cấp cứu hú còi dồn dập tới trước đầu hẻm, chị Tuyết xách ba lô, hành lý lên xe. Nhập viện với chị là 5 người ở cùng xóm.
“Chia tay 2 con gái, lên xe cấp cứu, tim tôi đập thình thịch, bao nhiêu sợ hãi, bao nhiêu nỗi lo hiện ra trong đầu”, chị nhớ lại. Chị Tuyết tới Bệnh viện dã chiến thu dung số 8 vào lúc 7h40. Sau nhiều thủ tục, họ lên tới phòng nhận chỗ ở là 10h tối.
“Nhìn thấy phòng điều trị, mọi lo lắng của tôi tan biến”, chị nói.
“Khu cách ly điều trị F0 đẹp, sạch sẽ. Lực lượng tình nguyện viên và bác sĩ rất dễ thương. Căn chúng tôi ở có 3 phòng, 8 người. Có 2 nhà vệ sinh trong phòng, mọi thứ đầy đủ.
Sau khi nhận phòng, chúng tôi thấy bác sĩ bấm chuông. Họ đem đồ ăn khuya lên cho các bệnh nhân vì sợ chúng tôi chờ lâu, đói. Lòng nhẹ nhàng thêm”, chị cho biết thêm.
Người mẹ ổn định tinh thần trong khu điều trị chưa được bao lâu thì 3 ngày sau khi chị nhập viện, con gái lớn của chị gọi điện thông báo em út bị sốt và ho. Trước khi rời nhà, chị Tuyết đã chuẩn bị thuốc vì vậy chị hướng dẫn con gái cho em uống thuốc hạ sốt.
Sau đó, lực lượng y tế đến test nhanh và con gái út của chị cũng có kết quả dương tính. Lòng người mẹ 40 tuổi rối bời...
Mẹ cùng con vượt qua Covid-19
“Tôi lo lắng, không biết con sẽ được đưa đi đâu. Ở trong viện, lòng tôi như lửa đốt vì cháu còn quá bé. Tôi cũng xin cho 2 mẹ con được điều trị cùng một chỗ nhưng không được. Cháu xếp hành lý và được xe cứu thương đến đón đi", chị nhớ lại. May mắn con gái chị Tuyết nhập viện cùng 11 người trong hẻm và được các cô, bác chăm sóc, giúp đỡ rất nhiều.
Chị liên tục gọi điện cho con để theo dõi tình hình. Chỉ đến khi biết con được chuyển vào Bệnh viện dã chiến thu dung số 7 và con gửi hình ảnh chỗ điều trị, phòng ở, chị mới yên tâm.
"Hàng ngày, hai mẹ con liên lạc qua điện thoại. Tôi hướng dẫn con cách ăn uống, tập thể dục. Có lần, nhớ nó quá, tôi gọi con ra ngoài hành lang. Từ nơi tôi điều trị có thể nhìn sang được bên kia. Tôi thấy con nhưng xa quá cháu không thể thấy mẹ. "Mẹ thấy con không?", nó hỏi. Tôi cười: "Có, con đang nhảy nhảy đó phải không?". "Đúng rồi, con đang nhảy nhảy cho mẹ thấy này". Thế là hai mẹ con cười òa, hạnh phúc".
Tuy nhiên chỉ sau 5 ngày, con gái chị Tuyết được xuất viện vì lý do tải lượng virus thấp không lây nhiễm nên được về cách ly tại nhà.
![]() |
Hình ảnh bên trong Bệnh viện dã chiến thu dung số 8. |
![]() |
Căn chị Tuyết ở có 3 phòng cho 8 người. |
Khi con được xuất viện, chị Tuyết cũng yên tâm hơn để điều trị. Mỗi ngày, chị và các F0 khác được bác sĩ thăm khám 2 lần vào sáng và chiều. Sau khi kiểm tra, nếu không có gì bất thường, các bác sĩ sẽ phát vitamin cho bệnh nhân. Trường hợp nặng, F0 sẽ được chuyển xuống phòng dưới mặt đất để kiểm tra, thăm khám.
“Khi bệnh nhân cần, nhắn lên group là 5, 10 phút sau có y bác sĩ lên thăm khám. Mỗi sáng, các bác sĩ đều hỏi rất thân tình: “Hôm nay nhà mình cảm thấy như thế nào ạ? Có ai đau, sốt không ạ?”. Đặc biệt, chúng tôi hoàn toàn không tốn kém bất cứ chi phí nào trong suốt thời gian điều trị”, chị Tuyết nói thêm.
“Ngày 22/7, tôi bị nôn, tiêu chảy. Chân tay bủn rủn, đi không nổi. Bác kiểm tra huyết áp, đo nồng độ oxy, mọi thứ đều bình thường và dặn tôi uống nước đường để có sức. Tôi uống sau đó lại bị nôn, đành uống nước lọc và lên giường nằm. 23/7, sau một ngày vật lộn với nôn ói, tôi đã trở lại bình thường”.
Những ngày sau, triệu chứng ho, đau đầu bắt đầu xuất hiện với chị Tuyết. Đến 27/7, chỉ Tuyết khỏe hơn và hy vọng đến ngày được rời bệnh viện.
Ngày 28/7, sức khỏe ổn định, chị Tuyết hồi hộp đợi chờ kết quả PCR theo chị nói là: “như chờ kết quả xổ số vậy”.
“Và rồi chuông điện thoại reo, bác sĩ yêu cầu cung cấp tên, địa chỉ để làm giấy xuất viện. Mừng quá, vui không tả nổi, cả phòng nôn nao không ngủ được. Nhưng chỉ đến khi nghe bác sĩ gọi ra lấy giấy xuất viện chúng tôi mới thở phào vì chắc chắn được về nhà”.
Ngày 29/7, chị Tuyết và 4 người trong phòng đều được về nhà. Chồng chị vẫn chưa thể xuất viện. Tuy nhiên chị nói: “Sáng nay, anh ấy có kết quả âm tính có lẽ sẽ xuất viện sớm thôi. Tôi cũng đùa chồng: “Thôi, ông đi ra đi, nhường phòng cho người khác chứ ông ở mãi, dành chỗ người ta hoài sao được?”.
Con gái lớn của chị cũng đã xét nghiệm PCR lần thứ 5 và cho kết quả âm tính. Hiện tại, 3 mẹ con đang thực hiện việc cách ly tại nhà và chờ ngày bố về đoàn tụ.
Ngọc Trang
Khi bệnh nhân than phiền về bất tiện ở bệnh viện, bác sĩ Tứ Phương đã gửi cho chị hình ảnh suất cơm hộp của mình và đồng nghiệp với lời nhắn nhủ mong chị đồng cảm và lạc quan hơn trong quá trình điều trị.
" alt="Bố mẹ đi điều trị Covid"/>