Sự cố diễn ra trong clip diễn ra khá nhanh và khiến dân mạng không ngừng tranh cãi bên nào mới thực sự có lỗi nhiều hơn.
Sau va chạm,ìnhhuốngvachạmkhiếndânmạngđauđầutranhcãmc hôm nay hành động của người phụ nữ khiến tất cả sửng sốtSự cố diễn ra trong clip diễn ra khá nhanh và khiến dân mạng không ngừng tranh cãi bên nào mới thực sự có lỗi nhiều hơn.
Sau va chạm,ìnhhuốngvachạmkhiếndânmạngđauđầutranhcãmc hôm nay hành động của người phụ nữ khiến tất cả sửng sốtBác sĩ thay van tim cho bệnh nhân bằng phương pháp mới không cần phẫu thuật. Ảnh: Nam Phương
Người đầu tiên là cụ ông T.S.C (81 tuổi, ngụ tại TP.HCM). Người bệnh C. nhập viện cấp cứu vào buổi chiều ngày 28/12/2015 vì khó thở. Trong vòng một tháng trước đó, ông thường xuyên bị nặng ngực, thở gắng sức.
Các bác sĩ chẩn đoán ông bị suy tim mức độ III do hẹp van động mạch chủ nặng, đồng thời mang bệnh mạn tính là tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, bệnh thận mạn. Đến ngày 30/12/2015, ông C là người bệnh đầu tiên được thay van động mạch chủ qua ống thông. Sau đó, bệnh nhân đã tỉnh lại tiếp xúc tốt và qua kiểm tra siêu âm, điện tim các chức năng tim về mức bình thường.
Người thứ 2 là cụ Lê Thị K. (78 tuổi, ở Gia Lai) được thay van động mạch chủ qua ống thông. Tim bà K. có tình trạng hẹp khít van động mạch chủ do vôi hóa, van động mạch chủ của chỉ có 2 mảnh (van tim bình thường có 3 mảnh) đã 3 năm nay. Các bác sĩ chỉ định mổ để thay van tim cách đây nhiều năm, song do sức khỏe yếu nên gia đình chưa quyết định mổ. Sau điều trị, bà K. đã xuất viện, sức khỏe tốt.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vừa nhận chứng nhận độc lập làm chủ kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da. Ảnh: Nam Phương
PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch cho biết, từ 60 tuổi trở lên van tim bắt đầu bị thoái hóa. Các van tim dễ bị tổn thương và gây ra tình trạng hẹp van hoặc hở van. Khi van động mạch chủ bị hẹp, người bệnh thường có triệu chứng mệt, khó thở, có khi đau ngực, ngất, không điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong sau 2-3 năm rất cao.
"Thường các phương pháp truyền thống đặt van tim phải mở lồng ngực và dùng máy tim phổi nhân tạo và kéo dài 2-3 tiếng. Bệnh nhân phải nằm viện 2 tuần và mất 1-2 tháng mới hồi phục.
Với kỹ thuật TAVI, người bệnh sẽ được gây tê thay cho gây mê. Bác sĩ sẽ dùng ống thông đi qua động mạch đùi vào bên trong tim. Bên trong ống thông có một van tim nhân tạo được để sẵn, khi ống thông và van tim nhân tạo vào đúng vị trí, van nhân tạo này sẽ được bung ra thay thế cho van động mạch chủ cũ bị hẹp", bác sĩ Định nói.
PGS-TS-BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc BV ĐH Y Dược TP.HCM, đánh giá kĩ thuật trên có nhiều ưu điểm và thuận lợi cho người bệnh, cần áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, mặt hạn chế và rào cản chi phí cao vì chưa được bảo hiểm chi trả.
Phan Nhơn
" alt=""/>Những bệnh nhân đầu tiên được thay van tim qua da không cần mổỞ Hàn Quốc, eSports đã phát triển từ rất sớm nhờ sự phổ biến của StarCraft. Do đó, eSports đã sớm được đưa vào chương trình đào tạo liên kết đại học cùng với sự xuất hiện của KeSPA (Hiệp hội Thể thao điện tử Hàn Quốc).
KeSPA đã trở thành tổ chức mang tính định hướng, dẫn dắt giúp tạo ra một môi trường eSports lành mạnh ở Hàn Quốc, đảm bảo định hướng cho các tuyển thủ với nhiều giải đấu được truyền trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc dân.
Tại Việt Nam, sau kỳ AIG 2009 với các môn eSports lần đầu tiên được đưa vào thi đấu, việc đào tạo thể thao điện tử đã được manh nha ở một số trường của TP.HCM.
Dẫu vậy, cho đến kỳ Asian Games 2018 và SEA Games 30 vừa qua, chưa có một trường đại học trong nước nào dạy các môn học eSports một cách chính quy.
Cả hai giải đấu này đều có các tuyển thủ eSports Việt Nam tham dự dưới tư cách vận động viên thuộc biên chế các tổ chức độc lập. Rõ ràng, eSports Việt hoàn toàn có thể nâng cao thành tích 4 huy chương đồng ở Asian Games 2018 và 3 huy chương đồng ở SEA Games 30 nếu được đầu tư bài bản hơn nữa.
Khi không được đào tạo chính quy, các tuyển thủ thường phải lựa chọn giữa hai con đường, hoặc bỏ học chấp nhận mạo hiểm thi đấu, hoặc tiếp tục theo học một ngành nào đó có tương lai theo định hướng của gia đình.
Chấp nhận mạo hiểm có thể hàm chứa rất nhiều rủi ro cho tương lai, nhưng có thể tương thưởng cho tuyển thủ khoản thu nhập mơ ước, gấp nhiều lần một công việc ổn định bàn giấy.
Chẳng hạn, thần rừng Lê Quang ‘SofM’ Duy bỏ học từ năm lớp 9 và đã sang Trung Quốc thi đấu từ năm 18 tuổi. SofM là tuyển thủ hưởng lương cao nhất nền eSports Việt, khoảng 42 tỷ đồng/năm so với thời điểm kỷ lục lên tới 65 tỷ đồng/năm.
![]() |
Tuyển thủ lớn tuổi giải nghệ trở thành huấn luyện viên bất đắc dĩ là một điều thường thấy hiện na. (Trong ảnh: HLV Ngô Mạnh 'Violet' Quyền) |
Khi chưa có nhiều sự lựa chọn cho việc học tập về eSports, một số hợp tác đầu tiên đã xuất hiện, như VIRESA với KeSPA trong việc thúc đẩy phát triển eSports ở Việt Nam.
Hướng đi chính yếu hiện nay của Hội Thể thao điện tử Giải trí Việt Nam (VIRESA) là thúc đẩy sự hình thành các CLB eSports ở trường đại học. Tuy nhiên, nó mới chỉ giải quyết được phần nào bài toán tìm kiếm và bồi đắp tài năng trẻ, trong khi công tác đào tạo quản lý và trọng tài eSports vẫn chưa có lời giải đáp.
Vậy người học sẽ học eSportsở trường quốc tế hay các tổ chức sẽ tìm kiếm và đào tạo người lao động để làm việc trong lĩnh vực này? Đây sẽ là một bài toán dành cho những người ủng hộ sự phát triển của eSports và muốn tiến một bước đưa thể thao điện tử Việt Nam lên chuyên nghiệp hóa.
Phương Nguyễn
Dù tuổi đời còn rất trẻ, những gương mặt sau đây đã bước chân vào lĩnh vực thể thao điện tử và dần khẳng định được vị trí cũng như tên tuổi của mình.
" alt=""/>Có nên theo học ngành eSports ở Việt Nam?Theo đại diện Ban tổ chức, sau 2 tháng triển khai, chương trình bình chọn giải thưởng Sao Khuê 2021 đã hoàn thành 3 vòng đánh giá quan trọng gồm: Sơ loại hồ sơ, Thuyết trình và Hội nghị đánh giá chung tuyển.
Qua vòng Sơ tuyển, đã chọn được 254 đề cử thuộc 140 doanh nghiệp để tham gia vòng Thuyết trình tại 2 khu vực Hà Nội và TP.HCM.
Sao Khuê 2021 ghi nhận sự tham gia vượt trội của các đề cử trong lĩnh vực Chính phủ số với 10 đề cử; lĩnh vực Quản lý, điều hành tổ chức, doanh nghiệp với 18 đề cử; lĩnh vực Kế toán - Tài chính với 19 đề cử, trong đó có nhiều đề cử được các Hội đồng giám khảo đánh giá cao và đề xuất bình chọn Top 10 Sao Khuê.
Vào những ngày 21 và 23/3, vòng Thuyết trình đã diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM do 20 Hội đồng giám khảo gồm 46 chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực chấm điểm và bình chọn. Tiếp đó, trong ngày 31/3 vừa qua, Hội nghị chung tuyển Sao Khuê 2021 đã diễn ra dưới sự điều hành của ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, Chủ tịch Hội đồng và ông Trương Gia Bình, Phó chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban tổ chức.
Kết quả, hội nghị đã xem xét, phản biện và bảo vệ để chọn ra 182/254 sản phẩm, dịch vụ, nền tảng… xuất sắc sẽ được trao giải thưởng Sao Khuê 2021.
Theo nhận định của các thành viên giám khảo, các sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT tham gia giải thưởng Sao Khuê năm nay phần đa đều được nâng lên một tầm mới với những công nghệ mới AI, Cloud, Big Data, IoT, Blockchain… phù hợp với xu thế.
![]() |
Sao Khuê năm nay ghi nhận sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc phát triển các nền tảng số, với 22 nền tảng sẽ được vinh danh. (Ảnh minh họa: Internet) |
Đáng chú ý, Sao Khuê năm nay ghi nhận sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc phát triển nền tảng số, với 22 nền tảng sẽ được vinh danh. Đây là hướng phát triển đúng đắn, phù hợp chủ trương của Chính phủ, Bộ TT&TT và chiến lược của VINASA, làm tiền đề hình thành những hệ sinh thái số cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 6/2020 đã xác định phát triển các nền tảng số là một trong những giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả. Và thực tế, đến nay nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ được các công nghệ cốt lõi, phát triển nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số. Đã có khoảng 40 nền tảng số Make in Vietnam được cho Bộ TT&TT giới thiệu và bảo trợ truyền thông.
Trở lại với giải thưởng Sao Khuê 2021, đại diện Ban tổ chức chia sẻ, phần “gay cấn” nhất trong hội nghị Chung tuyển là lựa chọn các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT xuất sắc và nổi trội hơn cả để trao Top 10 Sao Khuê 2021.
Các tiêu chí chính để lựa chọn Top 10 gồm có: doanh thu cao, tăng trưởng tốt; công nghệ vượt trội, sáng tạo đột phá và tác động xã hội lớn, hiệu quả trên diện rộng, giải quyết bài toán bức thiết của xã hội…
Hội nghị Chung tuyển mặc dù đã chọn được 10 sản phẩm, giải pháp trao Top 10 Sao Khuê năm nay song danh sách này được Ban tổ chức giữ bí mật đến thời điểm tổ chức lễ trao công bố và trao giải thưởng. Theo kế hoạch, buổi lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới tại Hà Nội.
M.T
Nhấn mạnh Chương trình Chuyển đối số quốc gia được phê duyệt là dấu mốc quan trọng, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, Chương trình đã xác định việc phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh chuyển đổi số.
" alt=""/>Sao Khuê 2021: Doanh nghiệp Việt đầu tư mạnh cho phát triển nền tảng số